Lần đầu tiên phát hiện hành tinh mới đang hình thành
Vũ trụ luôn vận động, tiến hóa. Sẽ có những ngôi sao chết đi và những ngôi sao, hành tinh mới hình thành.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra bằng chứng tiềm năng đầu tiên về hành tinh mới được sinh ra, Theguardian dẫn thông tin từ báo cáo trên Tạp chí Thiên văn học & Vật lý thiên văn.
Các nhà nghiên cứu quan sát đĩa xoáy xung quanh ngôi sao AB Aurigae và chứng kiến một thế giới mới đang hình thành. Họ tin rằng, có thể đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về một hành tinh mới được sinh ra.
Một đĩa bụi và khí dày đặc đã được phát hiện xung quanh một ngôi sao trẻ tên là AB Aurigae, cách Trái đất khoảng 520 năm ánh sáng.
Sử dụng Kính thiên văn khổng lồ tại Đài thiên văn Nam châu Âu (VLT), Chile, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một cấu trúc xoắn ốc với một lõi xoắn ở gần trung tâm, cho thấy một thế giới mới có thể đang trong quá trình hình thành. Các đĩa xoáy là một trong những dấu hiệu nhận biết về hệ sao được sinh ra trong chòm sao Auriga, các nhà khoa học cho biết.
Tiến sĩ Anthony Boccaletti, người đứng đầu nghiên cứu từ Observatoire de Paris tại Đại học PSL, Pháp, nói, cho đến nay, hàng ngàn ngoại hành tinh đã được xác định, nhưng ít ai biết về cách chúng hình thành. Và, để khám phá điều này, cần quan sát các hệ thống sao non trẻ để ghi lại khoảnh khắc khi các hành tinh hình thành.
Video đang HOT
Đĩa xoắn xung quanh ngôi sao trẻ AB Aurigae cho thấy một lõi xoắn, đánh dấu vị trí nơi một hành tinh mới đang được hình thành. Ảnh: ESO/PA.
Tuy nhiên, các nhà thiên văn học đã không thể chụp được những bức ảnh thực sự rõ nét về những chiếc đĩa trẻ để tường tận những vòng xoắn này.
Tiến sĩ Boccaletti và nhóm các nhà thiên văn học của ông đã sử dụng thiết bị quang học Sphere của VLT để chụp ảnh AB Aurigae, cho thấy một vòng xoáy bụi tuyệt đẹp.
Công cụ tương tự đã được sử dụng vào năm 2018 để chụp ảnh hành tinh sơ sinh khác, được cho chỉ mới 5,4 triệu tuổi, so với tuổi của vũ trụ khoảng 13,8 tỉ năm tuổi.
Khi hành tinh mới xoay quanh AB Aurigae, nó khiến cho khí và bụi xung quanh được định hình thành một lõi xoắn ốc. Vùng màu vàng rất sáng gần trung tâm của xoắn ốc là lõi xoắn.
Anne Dutrey, một đồng tác giả nghiên cứu, cho biết, khí và bụi từ đĩa tích tụ hình thành hành tinh và làm cho nó phát triển. Tình huống rất được mong đợi, giúp làm sáng tỏ một số mô hình lý thuyết về sự hình thành hành tinh.
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất
NASA mới công bố về việc phát hiện ngoại hành tinh có kích thước và nhiệt độ tương tự Trái Đất với hi vọng con người có thể sống được.
NASA phát hiện hành tinh có kích thước và nhiệt độ giống Trái Đất.
Theo tờ Usatoday, các nhà thiên văn học đã phát hiện hành tinh gần giống Trái Đất có thể có sự sống, nước có thể tồn tại trên bề mặt.
Sự hiện diện của nước hi vọng hành tinh có thể hỗ trợ sự sống. Ngoại hành tinh mới có tên Kepler-1649c, cách Trái đất 300 năm ánh sáng và quay quanh một ngôi sao lùn có kích thước bằng một phần tư mặt trời của chúng ta.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết trong số hơn 2.000 ngoại hành tinh do Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler phát hiện thì hành tinh này giống Trái Đất nhất về cả kích thước và nhiệt độ.
Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Ban Sứ mệnh Khoa học (Science Mission Directorate) của NASA cho biết: "Một thế giới xa xôi, hấp dẫn này cho chúng ta hy vọng rằng Trái Đất thứ hai nằm giữa các ngôi sao kia đang chờ chúng ta phát hiện".
Thế giới mới có kích thước lớn khoảng 1,06 lần Trái Đất và lượng ánh sáng mà nó nhận được từ ngôi sao chủ là 75% so với lượng ánh sáng Trái Đất nhận được từ mặt trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ của ngoại hành tinh này có thể tương tự như hành tinh của chúng ta.
Andrew Vanderburg, nhà nghiên cứu tại Đại học Texas, Austin, cho biết: "Càng nhiều dữ liệu chúng ta nhận được, càng chứng minh ngoại hành tinh có thể ở được".
Tuy nhiên, Kepler-1649c quay quanh ngôi sao lùn đỏ nhỏ và lạnh hơn nhiều so với Mặt Trời.
Ngoại hành tinh là những hành tinh quay quanh các ngôi sao ở ngoài hệ Mặt Trời. Kính viễn vọng không gian trên tàu Kepler của NASA phát hiện hơn 2.000 ngoại hành tinh trong thời gian hoạt động từ năm 2009 đến 2018.
Tàu Kepler ngừng hoạt động năm 2018 và được thay thế bởi tàu TESS.
Hoàng Dung (lược dịch)
Bức ảnh sắc nét chưa từng có của Sao Mộc ra đời như thế nào? Các nhà thiên văn học vừa tái dựng thành công hình ảnh sắc nét nhất từng có của Sao Mộc bằng tia hồng ngoại, theo BBC. Bức ảnh được chụp bằng các tia hồng ngoại bởi Kính viễn vọng Bắc Gemini ở Hawaii và là một trong những quan sát sắc nét nhất từ mặt đất về hành tinh này. Hình ảnh cho...