Lần đầu tiên phát hiện cá mập không có da và răng
Một nhóm các nhà nghiên cứu đánh bắt cá ở Sardinia đã rất bất ngờ khi bắt được một con cá mập mèo không có da. Đây cũng là lần đầu tiên một sinh vật như vậy được tìm thấy trong lòng đại dương.
Hình ảnh con cá mập mèo không có da nhưng vẫn sống khỏe mạnh.
Đối với cá mập, da đóng vai trò quan trọng như một lớp bảo vệ cơ học và hóa học. Nó tiết ra chất nhầy được coi là tuyến đầu tiên của hệ thống miễn dịch giúp ngăn vi khuẩn hình thành các khuẩn lạc trên bề mặt vì nó chứa các protein kháng khuẩn. Bên cạnh đó, được tạo thành với cấu trúc hình răng xếp chồng lên nhau là một rào cản cơ học mạnh mẽ giúp cá mập chống lại một số động vật ăn thịt và ngoại ký sinh.
Con cá mập mèo còn không có răng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với con cá mập mèo miệng đen mới được tìm thấy, công cụ bảo vệ này hoàn toàn không có. Các cấu trúc liên quan đến da như biểu bì, một phần của lớp hạ bì, lớp chân răng và răng đều khiếm khuyết.
Cá thể cá mập mèo này bị lưới kéo bắt ở độ sâu 500 mét ở vùng biển Sardinia. Với tầm quan trọng của làn da đối với sự sống còn của cá mập, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng tình trạng này có thể gây tử vong nhưng kỳ lạ con cá mập mèo được cho vẫn phát triển tốt và có vẻ khỏe mạnh.
Giải thích tại sao con cá mập tội nghiệp này lại không có răng từ trong ra ngoài, các tác giả cho rằng việc tiếp xúc lâu dài với các địa điểm bị ô nhiễm hóa chất có thể là nguyên nhân, cũng như hiện tượng ấm lên hoặc axit hóa đại dương do biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nó có thể là một lỗi xảy ra tự nhiên trong quá trình phát triển phôi thai của động vật.
Trong một môi trường luôn thay đổi, các nhà nghiên cứu cho rằng việc hiểu được những bất thường như vậy là một bước quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật biển. Nếu chúng ta không tìm ra điều gì đã dẫn đến tình trạng của con cá mập không có da và răng thì chúng ta có thể sẽ có thêm rất nhiều con khác trong đại dương.
Tìm thấy phôi thai khủng long gần như nguyên vẹn
Phát hiện này cung cấp cái nhìn mới về sự phát triển của loài Sauropod - nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với cổ và đuôi dài cùng bàn chân dày.
Các nhà khoa học hôm 27/8 cho biết hóa thạch này là một trong số hài cốt phôi khủng long được bảo quản tốt nhất từng tìm được. Đó là một hộp sọ gần như nguyên vẹn, dài khoảng 3 cm và vẫn giữ được cấu tạo 3 chiều chứ không bị làm phẳng trong quá trình hóa thạch.
Nhà cổ sinh vật học Martin Kundrat, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology, cho biết: "Chúng tôi từng rất phấn khích về bộ xương của những con khủng long khổng lồ. Cảm giác cũng rất khác biệt khi nhìn vào bên trong trứng của những động vật quá khổ này".
Hóa thạch hộp sọ phôi thai khủng long được bảo quản tốt được khai quật ở vùng Patagonia, Argentina. Bức ảnh được công bố vào ngày 27/8. Ảnh: Reuters.
Ông Kundrat gọi những phôi thai khủng long này là "sinh vật khổng lồ nhỏ" và nói thêm: "Điều này không xảy ra thường xuyên và việc tìm thấy các hài cốt phôi hóa thạch hoàn chỉnh vẫn rất đặc biệt".
Hóa thạch Kỷ Phấn trắng từ Patagonia được cho là khoảng 80 triệu năm tuổi. Khủng long dường như có những đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt khi còn nhỏ và sẽ thay đổi khi chúng lớn lên.
Công nghệ hình ảnh phát triển đã tiết lộ các đặc điểm bất ngờ gồm một chiếc sừng nhỏ nhô ra từ mõm cũng như mắt hướng về phía trước, cho thấy khả năng nhìn bằng 2 mắt.
Hình ảnh minh họa của phôi thai khủng long được công bố vào ngày 27/8. Ảnh: Reuters.
Sừng trên mặt có thể giúp khủng long phá vỡ vỏ trứng để chui ra, giống như "răng trứng" ở một số loài chim mới nở và loài bò sát, nhưng cũng có thể có các chức năng khác như phòng thủ hoặc tìm kiếm thức ăn, theo ông Kundrat.
Khủng long Titanosaurs là một phần của nhóm khủng long ăn thực vật được gọi là Sauropod. Chúng được biết đến với cổ và đuôi dài cùng bàn chân dày.
Những con lớn nhất, chẳng hạn như Argentinosaurus và Patagotitan, dài khoảng 35 m. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ ràng loài của phôi thai khủng long này.
Hộp sọ của nó có những nét tương đồng với một con khủng long Titanosaurs có kích thước vừa phải, tên là Tapuiasaurus và dài khoảng 13 m. Trong khi đó, phôi thai biểu hiện những đặc điểm khác biệt về giải phẫu khuôn mặt và kích thước với các phôi thai khủng long Patagonian.
"Hơi lạ khi một hóa thạch được thể hiện chỉ bằng một chiếc đầu lâu", ông Kundrat nói thêm. "Con khủng long đã chết trước khi nó kịp hoàn thành quá trình phát triển. Nó chỉ mới trải qua 4/5 thời kỳ ấp trứng".
Lần đầu tiên tìm thấy hoá thạch phôi khủng long cực hiếm Nghiên cứu mới đã mô tả hộp sọ phôi thai gần như nguyên vẹn đầu tiên của một loài khủng long. Nghiên cứu cung cấp cái nhìn vô giá về sự phát triển của loài sauropod, một nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với chiếc cổ cực dài, đuôi dài, đầu nhỏ và chân dày. Nhấn để phóng to ảnh...