Lần đầu tiên, phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, lần đầu tiên Việt Nam đã phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại hai tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Đây là dịch bệnh chưa có thuốc chữa, lợn dính virus gần như phải chết.
Tất cả số lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã bị tiêu hủy
Chiều 19/2, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y cho biết, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại hộ ông Dương Văn Vũ (xã Trung Nghĩa, Thành phố Hưng Yên) và hộ ông Lê Xuân Tình (xã Yên Hòa, Yên Mỹ) tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó, ổ dịch thứ hai được phát hiện tại một số hộ chăn nuôi xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình.
Đây là lần đầu tiên, Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, một loại dịch bệnh nguy hiểm được thế giới cảnh báo trên đàn lợn vì chưa có vaccine và thuốc phòng trị. Hiện loại bệnh này đang lây lan diện rộng ở Trung Quốc.
Ngay sau khi có thông tin, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi phát hiện dịch.
Cụ thể, tiêu hủy 33 con lợn con, lợn choai theo mẹ ở hộ ông Dương Văn Vũ, 101 con hộ ông Lê Xuân Tinh ở Hưng Yên và tiêu huy 121 con lợn ở các hộ có đàn lợn mắc dịch ở Thái Bình.
Các phương đã tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và các khu vực có nguy cơ cao.
Cùng đó, thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, mổ thịt, tiêu thụ sản phẩm thịt vùng có dịch. Tổng rà soát tình hình đàn lợn trên địa bàn xã và các địa phương khác trên địa bàn.
Cơ quan Thú y cũng chỉ đạo tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các hộ chăn nuôi lợn xung quan những hộ có dịch và có kết quả âm tính ở Thái Bình và khu vuc Thành phố Hưng Yên; còn khu vực có dịch ở Yên Mỹ (Hưng Yên) đang chờ kết quả xét nghiệm.
Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y công bố thông tin lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch tả lợn châu Phi chiều 19/2
Liên quan đến dịch tả lợn châu Phi, mới đây, phía Đài Loan (Trung Quốc) đã thông báo phát hiện xác virus dịch tả lợn châu Phi trên thực phẩm của hành khách đến từ Việt Nam.
Video đang HOT
Theo đó, Cục bảo vệ và kiểm tra sức khỏe Động thực vật, Hội đồng nông nghiệp Đài Loan đã chính thức công bố thông tin phát hiện giene virus dịch tả lợn châu Phi trên bánh sandwich kẹp thịt lợn của một khách từ TPHCM trên chuyến bay VJ 858 của VietJet đến sân bay Đài Nam (Đài Loan) ngày 5/2/2019.
Cục Thú y dẫn thông tin từ Tổ chức Nông Lương liên hợp quốc (FAO) cho rằng, đó là khách du lịch người Trung Quốc, trong khi báo tin tưc của Đài Loan, đó là hành khách người Đài Loan và vị khách này đã bị cơ quan thẩm quyền Đài Loan xử phạt 30.000 Tân Đài tệ.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng dịch tễ (Cục Thú y) cho biết, hiện chưa thể kết luận thịt lợn có trong bánh kẹp nói trên có có nguồn gốc từ Việt Nam.
“Hiện chúng tôi đang phối hợp với cơ quan hàng không và cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Đài Loan, cùng quan chức năng của Đài Loan làm rõ thông tin”- ông Long nói.
Dịch tả lợn châu Phi hiện nay chưa có vaccine và thuốc phòng trị, lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi gần như sẽ chết. Đây là dịch bệnh không lây sang người.
Hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 20 quốc gia, với 1,08 triệu con lợn phải tiêu hủy. Tại Trung Quốc đã có 105 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 25 tỉnh, trên 950.000 con lợn đã bị tiêu hủy, trong đó có nhiều ổ dịch ở khu vực tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáo với biên giới với Việt Nam.
Theo Cục Thú y, nguy cơ xâm nhiễm dich tả lợn châu Phi vào Việt Nam rất cao, đặc biệt là từ Trung Quốc do hoạt động chim cư trú tiêp xúc với lợn chết, hoạt động giao thương, buôn bán, vận chuyển lợn, thịt lợn nhập lậu qua biên giới.
PHẠM ANH
Theo Tiền phong
Ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam
"Phải thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cảnh tỉnh để địa phương có trách nhiệm hơn trong ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị.
Ngày 14/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố cần quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là ngăn chặn không để dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị...
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các địa phương tăng cường giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng. Đăc biêt, la thực hiện tiêm phong văc xin sơm đê chủ động phòng bệnh; tăng cương kiêm tra, hương dân phong, chông dich bênh tai cơ sơ, đanh gia biên đôi vi rut va lưu hanh mâm bênh, lâp ban đô dich tê, đanh gia hiêu lưc cua văc xin.
"Phải thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cảnh tỉnh để địa phương có trách nhiệm hơn trong ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, hiện chưa có vắc xin, thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do đó, giải pháp phòng bệnh là chính, chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn bệnh xâm nhiễm vào trong nước. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học... Trong trường hợp phát hiện lợn mắc bệnh, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Đáng chú ý, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.
Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 9/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Do đó, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.
Ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các cửa khẩu và đường mòn lối mở... tỉnh đã chủ động trong việc phòng, chống dịch bệnh động vật. Mỗi địa bàn có đặc thù khác nhau nên Quảng Ninh ngăn chặn ngay từ đầu vào. Qua đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, giao nhiệm vụ cho địa phương và lực lượng chuyên trách. Đặc biệt là các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc.
"Trên địa bàn Quảng Ninh quan trọng nhất là phòng chống việc nhập lậu, thẩm lậu qua biên giới. Tôi cũng đề nghị các đơn vị khác liên quan tăng cường phối hợp với Quảng Ninh trong việc phòng chống dịch. Quảng Ninh quyết tâm cao không để xảy ra tình trạng mầm mống dịch bệnh qua địa bàn của tỉnh", ông Hậu nhấn mạnh.
Theo ông Lý Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Lạng Sơn là địa bàn trọng điểm ngăn chặn dịch cúm gia cầm từ Trung Quốc. Do đó, tỉnh sẽ phát huy những kinh nghiệm, kết quả làm được. Từ đầu năm đến nay, chưa có doanh nghiệp, cá nhân nào làm thủ tục nhập khẩu lợn và sản phẩm từ lợn đi qua cửa khẩu tại Lạng Sơn.
Thời gian tới, Lạng Sơn sẽ tăng cường kiểm soát vận chuyển hàng hóa qua đường mòn lối mở và cửa khẩu, tổ chức điểm chốt chặn 24/24 qua các lối mở. Qua các cửa khẩu chính, tỉnh tăng cường kiểm soát cả người lẫn hàng hóa, phòng tình trạng giấu sản phẩm động vật trong hàng hóa khác; tổ chức đoàn kiểm tra tại địa bàn trọng điểm tuyến biên giới, nhất là đường mòn lối mở...
"Sang tuần tỉnh sẽ ban hành kế hoạch phòng chống dịch tả lợn châu Phi vào địa bàn. Chúng tôi thực hiện quyết liệt tháng tiêu độc khử trùng. Lạng Sơn nhận thức rõ về dịch bệnh này và không chủ quan", ông Vinh nói.
Chia sẻ về kinh nghiệm phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, ông Ken Inui, chuyên gia bệnh lợn của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng, nếu bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm thì sẽ tàn phá khủng khiếp. Virus này có thể gây chết 100% lợn nhiễm bệnh; đồng thời chưa có vắc xin cho bệnh này; một trong nguyên nhân chính dẫn tới lây lan bệnh này là vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.
Theo ông Ken Inui, biện pháp quan trọng là bảo vệ các trang trại không cho virus xâm nhập vào, an toàn sinh học và tiêu độc khử trùng vô cùng quan trọng. Bởi vì chưa có vắc xin nên biện pháp quan trọng nhất là an toàn sinh học. Đây là trách nhiệm của người chăn nuôi tự làm để bảo vệ chính đàn lợn của mình.
Bên cạnh đó, virus này có khả năng tồn tại ngoài môi trường và trong sản phẩm lợn rất lâu. Đối với thịt đông lạnh là vô hạn; thịt hoặc mỡ khô là 1 tháng; máu, thịt muối, xúc xích, nội tạng là trên 3 tháng... Nhưng virus này không lây nhiễm cho con người.
Ngoài ra, bản thân virus có khả năng lây lan rất chậm trong các đàn lợn nhiễm bệnh. Lợn sẽ chết rải rác chứ không đồng loạt. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho người chăn nuôi, thú y cơ sở... Vì vậy, việc tập huấn cho các lực lượng thú ý, người chăn nuôi nhận diện ra bệnh rất quan trọng.
"Tôi đề xuất từ nay trở đi bất kỳ có con lợn nào nghi bị bệnh là cần tổ chức xét nghiệm ngay bệnh này, đặc biệt là những con lợn có khả năng trên 12 tuần tuổi vì dịch tả lợn châu Phi tập trung vào lợn này nhiều", ông Ken Inui nhấn mạnh.
Ông Ken Inui cũng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sớm xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp; tuyên truyền đề người dân hiểu. Tiếp theo là phòng bệnh, thực hành chăn nuôi tốt, nâng cao an toàn sinh học; không cho lợn ăn thức ăn thừa. Đặc biệt, cấm và dừng ngay vận chuyển lợn trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đồng thời, việc giám sát phát hiện sớm đóng vài trò vô cùng quan trọng, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam có sự phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, chăn nuôi phát triển như vậy thì nguy cơ dịch bệnh càng lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Do đó Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh các nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.
Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn.
Ngoài ra, tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp. Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy.
Đặc biệt, thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất kì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh...
Nguyễn Dương
Theo Dân trí
Dịch tả lợn đe dọa châu Á Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc được cảnh báo gần như chắc chắn sẽ lây ra các nước châu Á. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Thế giới (FAO), dịch tả lợn châu Phi khởi phát ở Trung Quốc hồi đầu tháng 8. Từ đó đến nay, dịch đã lan ra 18 trang trại và lò...