Lần đầu tiên kể từ thập niên 90, tầng lớp trung lưu toàn cầu giảm
Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy giới trung lưu toàn cầu đã giảm 90 triệu người trong năm 2020 do dịch COVID-19.
Người dân Nam Á chiếm hơn 1/3 tầng lớp trung lưu trong năm 2020. Ảnh: Reuters
Kênh Al Jazeera đưa tin lần đầu tiên trong 3 thập niên qua, giới trung lưu toàn cầu giảm. Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) ngày 18/3 đăng tải nghiên cứu cho thấy số người trong nhóm tầng lớp trung lưu của thế giới với thu nhập từ 10-50 USD/ngày đã giảm 90 triệu người xuống còn 2,5 tỷ người trong năm 2020. Trong khi đó, cùng thời điểm này, số người nghèo với thu nhập dưới 2 USD/ngày đã tăng 131 triệu người trên toàn thế giới.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), gần 2/3 hộ gia đình sống tại các nước đang phát triển ghi nhận giảm thu nhập trong đợt dịch COVID-19 năm 2020.
Video đang HOT
Ông Rakesh Kochhar, tác giả cuộc nghiên cứu, bổ sung rằng có khoảng 62 triệu người thu nhập cao – hơn 50 USD/ngày đã quay trở về nhóm trung lưu do dịch COVID-19.
Nếu nghiên cứu của Pew trùng khớp với dữ liệu thu nhập do Ngân hàng Thế giới đang thu thập thì đây sẽ là dấu mốc kết thúc của xu hướng tầng lớp trung lưu toàn cầu tăng lên từ thập niên 90 của thế kỷ trước.
Trung tâm nghiên cứu Pew trong năm 2011 ước tính rằng tầng lớp trung lưu chiếm 13% dân số toàn cầu. Đến năm 2019, con số này tăng lên gần 18%. Ông Kochhar nói rằng thập niên qua, trung bình mỗi năm có 50 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.
Trong một nghiên cứu khác được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15/3, dựa trên nghiên cứu 47.000 hộ gia đình tại 34 quốc gia đang phát triển với tổng cộng 1,4 tỷ người, có tới 36% hộ gia đình rơi vào tình trạng có người mất việc và 2/3 hộ gia đình ghi nhận thu nhập giảm.
Theo WB, tính đến tháng 9/2020, các quốc gia phát triển đã chi trung bình 7,4% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) để cứu trợ doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong khi đó, các nước đang phát triển chi 3,8% GDP còn những quốc gia thu nhập thấp là 2,4% GDP.
WB ước tính rằng số người nghèo trên toàn thế giới tiếp tục tăng trong năm 2021. Theo WB, khoảng 124 triệu người bị xếp vào nhóm thu nhập dưới 1,9 USD trong năm 2020.
Dịch COVID-19 đẩy 32 triệu người Ấn Độ khỏi tầng lớp trung lưu
Một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew, có trụ sở tại Mỹ, cho thấy những khó khăn tài chính do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra đã đẩy khoảng 32 triệu người Ấn Độ khỏi tầng lớp trung lưu.
Cùng với đó, tình trạng thất nghiệp đã khiến hàng triệu người rơi vào ngưỡng nghèo đói, đảo ngược thành quả kinh tế của bao năm qua.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 1/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm Pew cho biết tầng lớp trung lưu của Ấn Độ, tức là nhóm có thu nhập 10-20 USD/ngày, đã giảm 32 triệu người so với ước tính với giả định không có đại dịch. Sau một năm dịch bệnh hoành hành, số người ở tầng lớp này đã giảm xuống còn 66 triệu, tức là giảm 1/3 so với mức ước tính 99 triệu người đưa ra vào thời điểm trước dịch. Mức giảm này thậm chí bằng hơn một nửa số người gia nhập tầng lớp trung lưu trong cả giai đoạn 2011-2019 với gần 57 triệu người. Trung tâm Pew dẫn dự báo tăng trưởng kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết: "So với Trung Quốc, dự báo Ấn Độ sẽ chứng kiến số người thuộc tầng lớp trung lưu giảm mạnh hơn, trong khi số người nghèo thì tăng mạnh hơn".
Tháng 1/2019, WB dự báo mức tăng trưởng gần như tương đương ở Ấn Độ và Trung Quốc, lần lượt là 5,8% và 5,9% vào năm 2020. Nhưng gần một năm sau đại dịch, WB đã điều chỉnh dự báo của mình trong tháng 1/2021 thành suy giảm 9,6% ở Ấn Độ và tăng trưởng 2% ở Trung Quốc.
Ấn Độ đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai tại một số bang công nghiệp sau đợt giảm hồi đầu năm. Hiện nước này đứng thứ ba thế giới về số ca nhiễm (với 11,47 triệu ca), chỉ sau Mỹ và Brazil. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tăng các biện pháp hỗ trợ, đồng thời dự báo kinh tế suy giảm 8% trong tài khóa hiện nay (kết thúc vào tháng 3 này), trước khi có thể tăng trưởng trở lại khoảng 10% trong tài khóa tới.
Trung tâm Pew ước tính số người nghèo tại Ấn Độ, với thu nhập từ 2USD/ngày trở xuống, đã tăng thêm 75 triệu người, khi suy thoái do dịch đã đảo ngược nhiều năm tăng trưởng. Việc giá nhiên liệu trong nước tăng gần 10% trong năm nay, cùng với tình trạng thất nghiệp và giảm lương đã ảnh hưởng tới hàng triệu hộ gia đình, khiến nhiều người phải ra nước ngoài tìm việc.
HDBank hỗ trợ Hải Dương 1,5 tỷ đồng phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 1/3/, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19, HDBank đã trao 1,5 tỷ đồng ủng hộ Hải Dương, tiếp sức cho người dân nơi tâm dịch. Ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và...