Lần đầu tiên “Hầm hạt giống tận thế” phải mở cửa vì nội chiến Syria
Cuộc nội chiến Syria đã khiến các nhà chức trách Trung Đông phải gửi lời cầu cứu tới hầm chứa hạt giống toàn cầu Svalbard (SGSV), và khiến nơi này lần đầu tiên mở cửa để cung cấp hạt giống kể từ khi thành lập.
Cuộc nội chiến tại Syria đã khiến các quan chức của Trung tâm quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp ở vùng khô hạn ICARDA thuộc thành phố Aleppo (từ năm 2012 đã được chuyển về thủ đô Beirut ở Lebanon do cuộc nội chiến) phải đưa ra yêu cầu gửi 116.000 mẫu hạt giống (gồm hạt giống lúa mì, lúa mạch, cỏ chống hạn…) dự trữ từ hầm chứa hạt giống toàn cầu Svalbard (SGSV) nằm sâu trong lòng một ngọn núi trên đảo Spitsbergen – Na Uy.
SGSV nằm sâu trong lòng một ngọn núi trên đảo Spitsbergen – Na Uy.
ICARDA cần 130/325 hộp hạt giống mà họ đã gửi vào SGSV để bù đắp lượng hạt giống thất thoát tại ngân hàng nói trên. Ước tính hạt giống của khoảng 87% loại cây trồng ở Syria đang được lưu giữ tại SGSV.
Các ngân hàng hạt giống trên khắp thế giới như ICARDA đóng vai trò là nơi bảo vệ nguồn thực phẩm. Các cơ sở này cung cấp hạt giống cho các nhà khoa học và nông dân trong khu vực trong trường hợp bệnh dịch hay thời tiết phá hủy toàn bộ mùa màng.
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 2008, đây là lần đầu tiên SGSV nhận được yêu cầu rút hạt giống. Những hạt giống dự trữ này sẽ được sử dụng để phục hồi các giống cây bị hủy hoại trong cuộc chiến. Chiến tranh ở Syria đã khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng và buộc hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Hầm Hạt giống Quốc tế Svalbard, nằm sâu hơn 150m trong một ngọn núi trên một đảo hoang nằm giữa Bắc Cực và Na Uy, được thiết kế để giúp đỡ nhân loại trong thời khắc khó khăn nhất. Cơ sở chính của SGSV gồm một hầm đông lạnh khổng lồ lưu trữ hơn 860.000 mẫu giống thực vật quan trọng đến từ gần như tất cả các quốc gia trên thế giới.
Nhiệm vụ của SGSV là bảo tồn các giống cây trồng để có thể sử dụng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân, biến đổi khí hậu hoặc dịch bệnh khiến các loài thực vật trên thế giới bị tuyệt diệt. SGSV sẽ cung cấp hạt giống để tái sinh thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học. Hầm Svalbard có thể tồn tại trong vòng 200 năm khi điện bị mất hoàn toàn, và là kho dự trữ cho tất cả các ngân hàng trên thế giới.
SGSV cung cấp hạt giống để tái sinh thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học.
Video đang HOT
Kể từ khi đi vào hoạt động, đây là lần đầu tiên SGSV nhận được yêu cầu rút hạt giống.
Phát ngôn viên của tổ chức Crop Trust quản lý Svalbard, ông Brian Lainoff cho biết, hệ thống bảo tồn giống cây này được lập nên nhằm vượt qua những khủng hoảng lớn như cuộc xung đột ở Syria. Tuy nhiên, việc hầm được sử dụng lần đầu tiên để đáp lại một thảm họa do con người gây nên, thay vì hiện tượng thiên tai bất ngờ là rất đáng lưu tâm.
Theo Kenh14
Những sự thật đáng ngạc nhiên về Quân đội Mỹ
Ra đời trước khi nước Mỹ được thành lập và có tới 31 Tổng thống từng là quân nhân, Quân đội Mỹ có rất nhiều điều đáng để tìm hiểu.
1. Quân đội Mỹ còn lâu đời hơn chính nước Mỹ
Nước Mỹ tuyên bố độc lập vào ngày 4/7/1776, nhưng quân đội Mỹ được thành lập vào năm 1775 do Tướng George Washington- người sau này là Tổng thống- lãnh đạo.
Bức tranh mô tả Tướng George Washington (đứng đầu tiên từ trái sang)- cha đẻ của Quân đội và các binh sĩ Mỹ. Ảnh US Army
Trước khi quân đội Mỹ chính thức được thành lập, tổ chức này chỉ là các nhóm quân nhân ô hợp không có người lãnh đạo chung. Tuy nhiên, điều này đã chấm dứt vào mùa Xuân năm 1775 khi những người muốn đấu tranh chống quân đội Anh gần Boston hiểu rằng, họ cần phải được tổ chức quy củ hơn mới mong giành thắng lợi trước các binh sĩ Anh.
Điều này đã dẫn đến việc thành lập lực lượng quân đội Mỹ vào ngày 14/6/1775 thông qua một nghị quyết của Quốc hội Lục địa. Một ngày sau, Tướng George Washington đã được chỉ định làm Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ và nắm quyền chỉ huy tại Boston vào ngày 3/7/1775.
2. Số quân nhân lớn hơn dân số của 8 thành phố ở Mỹ
Hiện có khoảng hơn 1 triệu quân nhân Mỹ đang phục vụ trong quân đội. Khoảng một nửa trong số này đang là quân nhân chính quy, số còn lại là quân nhân trong lực lượng Vệ binh Quốc gia và Lực lượng dự bị.
Nếu toàn bộ số quân nhân này được dồn lại sống trong một thành phố ở Mỹ thì thành phố này sẽ có số dân đông hơn cả dân số các thành phố San Jose, California, Austin, Texas, Jacksonville, Florida, San Francisco và California.
3. Quân đội Mỹ tuyển nhiều người thứ 2 sau Walmart
Với khoảng 2,2 triệu người lao động, Tập đoàn Walmart là nơi tuyển nhiều lao động nhất trên toàn nước Mỹ. Đứng ngay sau đó là Quân đội Mỹ với tổng số hơn 1 triệu quân nhân.
Dù việc cắt giảm ngân sách đã khiến số binh sĩ Mỹ giảm đánh kể vào năm 2015, quân đội Mỹ vẫn duy trì con số người hưởng lương gần gấp đôi so với Tập đoàn Yum! Brands đứng thứ 3 trong danh sách với số nhân viên là 523.000.
4. Quân đội Mĩ tiêu tốn gần 4 tỷ lít nhiên liệu hàng năm
Giống như bất kỳ tổ chức lớn nào trên thế giới, nhu cầu về năng lượng của Quân đội Mỹ là rất lớn để duy trì hoạt động của mình.
Một binh sĩ Mỹ tham gia chiến dịch ở nước ngoài. Ảnh US Army
Năm 2011, quân đội Mỹ ước tính trung bình mỗi binh sĩ Mỹ sử dụng tới 70 lít nhiêu liệu một ngày, vượt xa con số 4 lít nhiên liệu trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Năm 2008, Quân đội Mỹ ước tính đã sử dụng khoảng 3 tỷ lít nhiên liệu. Dù con số này khá lỗi thời và Quân đội Mỹ đang tìm cách giảm tối đa việc sử dụng nhiên liệu bởi việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu có thể gây ra nguy cơ mất an toàn an ninh năng lượng quốc gia.
5. Hầu hết các Tổng thống Mỹ từng phục vụ Quân đội
Trong số 44 Tổng thống Mỹ, có tới 31 người từng phục vụ quân đội. Trong đó 24 người là quân nhân chính quy hoặc tham gia lực lượng Vệ binh Quốc gia.
Dù việc phục vụ quân đội không phải là tiêu chí chính để trở thành Tổng thống, dường như TướngGeorge Washington đã mở ra tiền lệ của việc trở thành anh hùng chiến tranh trước khi được bầu làm Tổng thống.
Các binh sĩ Mỹ tham gia một đợt huấn luyện. Ảnh US Army
Tiền lệ này được tiếp nối bởi những tên tuổi đáng chú ý như: Theodore Roosevelt, người nhận Huân chương Danh dự cho hành động dũng cảm tại Đồi San Juan và George H.W. Bush nhận Huân chương Chữ thập Bay trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 sau khi ông kịp nhảy dù ra khỏi chiếc may bay bị địch bắn hạ.
6. Đất đai của Quân đội Mỹ còn lớn hơn cả Hawaii và Massachusetts gộp lại
Quân đội Mỹ có số cơ sở hạ tầng cực kỳ đồ sộ. Binh sĩ Mỹ phục vụ tại 158 căn cứ trên toàn thế giới và Quân đội Mỹ cũng sở hữu số đất đai có diện tích lên đến 60.700km2.
Diện tích đất này còn lớn hơn cả một số bang nhỏ của nước Mỹ như Maryland, Hawaii, Massachusetts và Vermont./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Lễ thượng cờ ASEAN tại trụ sở Bộ Ngoại giao Sáng nay (7/8), Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng tổ chức Lễ thượng cờ ASEAN tại thủ đô Hà Nội nhân kỷ niệm 48 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 20 năm ngày Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này. Tới dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao...