Lần đầu tiên Hải quân Mỹ biên chế tàu chiến tại nước ngoài
Với việc đưa vào biên chế một tàu chiến tại thành phố Sydney của Úc, lần đầu tiên Mỹ đã thực hiện thủ tục tại này một cảng nước ngoài.
Reuters đưa tin tàu tác chiến cận bờ lớp Independent của Mỹ, chiếc USS Canberra đã được biên chế trong ngày 22.7 tại Sydney (Úc). Con tàu được đặt theo tên của tuần dương hạm thuộc Hải quân Hoàng gia Úc bị chìm trong lúc hỗ trợ thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên đảo Guadalcanal hồi năm 1942.
Tàu USS Canberra đến Sydney hôm 18.7. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles trong một tuyên bố nói rằng nước Úc tự hào khi con tàu được biên chế tại đây lần đầu tiên trong lịch sử Hải quân Mỹ. Sự kiện phản ánh “cam kết chung của hai nước trong việc duy trì trật tự dựa trên quy tắc”, ông Marles nói.
Tàu USS Canberra được hãng Austal USA đóng tại thành phố Mobile, bang Alabama (Mỹ). Tàu di chuyển về căn cứ chính tại San Diego, bang California (Mỹ) hồi năm ngoái.
Lễ biên chế tàu chiến diễn ra giữa lúc Mỹ và Úc đang tiến hành cuộc tập trận chung hằng năm mang tên “Thanh kiếm Talisman” tại nhiều địa điểm ở Úc với các nội dung như giả định chiến đấu trên bộ, trên không và đổ bộ. Lực lượng của nhiều nước trong khu vực và đồng minh của Mỹ cũng tham gia cuộc tập trận.
Lễ biên chế tàu USS Canberra ngày 22.7 tại quân cảng ở Sydney. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Trong một nội dung thuộc cuộc tập trận, Lực lượng Phòng vệ trên bộ của Nhật Bản (JGSDF) ngày 22.7 phóng một tên lửa đất đối hạm tại bờ biển phía đông Úc ở khu vực vịnh Jervis, cách Sydney khoảng 195 km.
Bộ Quốc phòng Úc cho biết đó là lần đầu tiên JGSDF thử nghiệm năng lực tại Úc. Đức cũng tham gia cuộc tập trận lần đầu tiên, với 210 lính dù và lính thủy đánh bộ, trong bối cảnh quốc gia châu Âu tăng cường hiện diện tại khu vực.
Tổng thống Biden ca ngợi thỏa thuận tay ba AUKUS giúp Úc có tàu ngầm hạt nhân
Lễ biên chế tàu USS Canberra và cuộc tập trận diễn ra trong lúc Mỹ và Úc đang tăng cường hợp tác quốc phòng. Theo thỏa thuận AUKUS mà hai nước đồng ý với Anh hồi tháng 3, Washington và London sẽ giúp Canberra sở hữu các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thế hệ mới. Trước khi nhận các tàu chiến này, Mỹ sẽ bán cho Úc 3 tàu ngầm chạy bằng hạt nhân lớp Virginia vào đầu thập niên 2030 và Úc có quyền mua thêm 2 chiếc.
Hải quân Mỹ ngăn Iran bắt giữ tàu không người lái trên biển
Giới chức Mỹ cho biết Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã bắt giữ và cố gắng kéo một chiếc tàu không người lái của nước này trên vịnh Ba Tư.
Iran chỉ thả con tàu ra khi tàu chiến và trực thăng của Hải quân Mỹ can thiệp.
Tàu của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Shahid Bazair (bên trái) kéo tàu Saildrone Explorer của Hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, sự việc xảy ra hôm 29/8, khi Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ phát hiện tàu hải quân Shahid Baziar của IRGC đang kéo một tàu không người lái mặt nước (USV) Saildrone Explorer.
Ông Timothy Hawkins, phát ngôn viên của Hạm đội 5 đóng tại Trung Đông, cho biết tàu chiến Shahid Baziar của Iran đã nối dây với tàu Saildrone Explorer ở trung tâm vùng biển quốc tế thuộc vịnh Ba Tư vào đêm 29/8, sau đó bắt đầu kéo con tàu đi. Saildrone Explorer là tàu không người lái gắn camera, radar và cảm biến để giám sát từ xa trên biển.
Tàu tuần tra ven biển USS Thunderbolt của Hải quân Mỹ và máy bay trực thăng MH-60 Seahawk đã di chuyển về phía con tàu của Iran. Ông Hawkins cho biết lực lượng Hải quân đã liên lạc với tàu Shahid Baziar qua radio để xác định tàu không người lái mà họ đang kéo đi là của Mỹ.
"Chúng tôi nói rõ rằng đây là tài sản của Chính phủ Mỹ, đang hoạt động trên vùng biển quốc tế, và chúng tôi sẽ hành động nếu cần thiết", người phát ngôn nói với hãng tin AP. Ông Hawkins cho biết vụ việc kết thúc trong hòa bình sau khoảng 4 giờ, khi Iran tháo dây kéo vào tàu không người lái và rời khỏi khu vực.
Tướng Michael "Erik" Kurilla, người đứng đầu Bộ chỉ huy trung tâm của quân đội, đã ca ngợi phi hành đoàn của tàu Thunderbolt vì phản ứng của họ. Ông cho biết: "Sự việc này một lần nữa cho thấy Iran tiếp tục hoạt động gây mất ổn định, bất hợp pháp và không chuyên nghiệp ở Trung Đông".
Hãng thông tấn Tasnim của Iran đã không cung cấp bằng chứng về sự việc. Tasnim thừa nhận Lực lượng Vệ binh đã thả con tàu nhưng mô tả cáo buộc của Mỹ là "câu chuyện trái sự thật". Phái bộ của Iran tại Liên hợp quốc cũng không trả lời yêu cầu bình luận từ hãng tin AP.
Quần đảo Solomon không cho tàu chiến Mỹ cập cảng Quần đảo Solomon không cho phép tàu chiến nước ngoài cập cảng cho đến khi các thủ tục giao thức mới được thông qua. Ảnh minh họa: Getty Images Dẫn một tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Canberra (Australia), kênh truyền hình RT đưa tin Quần đảo Solomon đã tạm thời cấm các tàu của Hải quân Mỹ vào cảng của...