Lần đầu tiên ghi âm ‘tiếng nói’ của mèo siêu nhỏ chỉ 2,7 kg
Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi được âm thanh của loài mèo nhỏ nhất châu Mỹ chỉ nặng khoảng 2,7 kg.
Con mèo nhỏ Ginã Chile có kích thước chỉ bằng một nửa mèo nhà thông thường, khoảng 2,7 kg.
Mới đây, nhóm nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh về Ginã Chile và cũng là lần đầu tiên họ thu được âm thanh độc đáo của loài mèo này.
Mèo nhỏ Pikumche 2,5 tuổi thuộc giống Ginã Chile
Theo tờ Unilad, nhiếp ảnh gia Joel Sartore, sinh sống ở Lincoln, Nebraska, cùng nhóm nghiên cứu Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ thực hiện dự án với mục đích giúp các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Họ ghi lại âm thanh nghe khác lạ của con mèo có tên Pikumche, thuộc giống Ginã Chile, đang lưu trú tại trung tâm bảo tồn và phục hồi động vật hoang dã ở Fauna Andina, miền trung Chile.
Video đang HOT
Lần đầu tiên ghi âm tiếng nói của mèo siêu nhỏ chỉ 2,7 kg
Pikumche, 2,5 tuổi, là một trong tám cá thể mèo hiếm ở Fauna Andina. Nó mồ côi và được đưa về nuôi dưỡng ở trung tâm. Do vậy, nó quá quen thuộc với con người và gần như không thể quay trở lại cuộc sống hoang dã.
Âm thanh khác lạ nghe vui tai lần đầu tiên ghi lại được thu hút sự chú ý của giới khoa học. Fernando Vidal Mugica, người sáng lập trung tâm, nơi Gulumche sống, giải thích rằng những tiếng kêu con mèo phát ra “có thể là biểu hiện của niềm vui hoặc sự phấn khích”. Chúng ít khi phát ra âm thanh và tiếng kêu của nó xuất hiện khi có những con mèo ginã khác.
Những con mèo nhỏ này có bàn chân và móng vuốt lớn, giúp chúng trèo cây trong môi trường sống rừng ôn đới. Chúng nặng từ 2 đến 3 kg, cơ thể dài khoảng 52 cm và đuôi dài 25 cm.
Trong thế giới mèo, mèo đốm gỉ là loài mèo nhỏ nhất thế giới với kích thước dài từ 35 đến 48 cm, nặng từ 0,9 đến 1,6 kg. Quần thể mèo Ginã Chile và mèo đốm gỉ hiện nay đang giảm số lượng đáng kể, dưới 10.000 cá thể trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là do mất môi trường sống.
Phát hiện loài côn trùng giúp con người gom rác nhựa
Một loại ấu trùng thuộc Bộ Cánh lông đã thích nghi với sự ô nhiễm môi trường, tuy nhiên điều này có thể đánh đổi bằng mạng sống của chúng.
Các loài côn trùng thường xây kén cùng những tinh thể cát li ti. Gần đây, nhóm nghiên cứu sinh học tại Đức phát hiện một vài trường hợp đắp kén bằng hạt vi nhựa, miếng nhựa nhỏ hoặc các sợi nhựa có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loại côn trùng này có họ Lepidostoma basale thuộc Bộ Cánh lông, được tìm thấy rộng rãi khắp châu Âu như Anh, Đức và Tây Ban Nha. Ấu trùng của loài này thường sống trong kén hình ống hoặc hình nón do chúng tự xây.
Để tìm hiểu về hiện tượng, nhóm nghiên cứu của Viện Thủy văn Đức đã mang một số ấu trùng về phòng thí nghiệm và quan sát.
Cụ thể, các nhà khoa học đã thu thập toàn bộ môi trường sống xung quanh như nước suối, lá cây và cả mảnh gỗ mà ấu trùng đang bám vào. Sau đó, họ đặt chúng trên một hỗn hợp gồm cát và 2 loại vi nhựa siêu nhỏ, trong đó có cả hạt nhựa PVC mịn.
Tiếp theo, các nhà khoa học đã nhẹ nhàng đẩy ấu trùng ra ngoài chiếc kén cũ, để chúng sớm tạo một kén mới trong điều kiện sống của thí nghiệm.
Hình ảnh kén ấu trùng làm hoàn toàn từ cát (hàng trên) và kén ấu trùng được xây từ cát và các hạt vi nhựa (hàng dưới). Ảnh: Atlasobscura.
Sau 48h hoàn thành kén mới, kết quả cho thấy 79% các ấu trùng đã sử dụng các loại hạt vi nhựa trước, sau đó mới chuyển qua sử dụng cát.
"Nguyên nhân có thể vì hạt vi nhựa nhẹ hơn cát, giúp các ấu trùng dễ dàng dùng nguyên liệu này để bao bọc cơ thể mỏng manh của chúng", Sonja Ehlers, thành viên của nhóm nghiên cứu chia sẻ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận định bộ vỏ kén bằng hạt vi nhựa có cấu trúc kém ổn định hơn bộ kén làm từ cát. Ngoài ra, bộ vỏ bọc bằng nhựa có màu sắc sặc sỡ, không có tính ngụy trang, làm tăng khả năng ấu trùng bị ăn thịt bởi chuồn chuồn và các loài cá khác.
Bộ vỏ kén bằng vi hạt nhựa có màu sắc nổi bật, không có tính ngụy trang, làm tăng khả năng ấu trùng bị ăn thịt. Ảnh: Atlasobscura.
Các loài côn trùng họ L.basale giúp ích trong việc dọn dẹp hệ sinh thái thủy sinh như ăn các vụn gỗ, tảo biển. Loài này còn là thức ăn cho dơi, ếch... "Ảnh hưởng của Bộ Cánh lông có thể tác động lên cả hệ sinh thái", Matt Simon viết trên tạp chí Wired.
Nghiên cứu viên Ehlers tỏ ra quan tâm về sự ảnh hưởng của các hạt vi nhựa lên các loài côn trùng sống trên cạn, chẳng hạn như mối. Ehlers cũng muốn tìm hiểu liệu nhựa có thể giải phóng độc tố hoặc gây ảnh hưởng đến các ấu trùng sống xung quanh hay không.
Trong khi các nhà khoa học tiếp tục tìm câu trả lời cho mối tương quan giữa hạt vi nhựa và sự phát triển của các loài côn trùng, cách tốt nhất để bảo vệ các các loài sinh vật là hạn chế rác thải ra ngoài môi trường.
"Thế giới khác" với người và sinh vật tuyệt chủng lộ diện ở Nam Phi Nhóm nghiên cứu đã phát hiện cả một hệ sinh thái tuyệt chủng với vô số tàn tích của con người và động thực vật 200.000 năm trước trong thế giới lạ được vùng biển Nam Phi chôn giấu. "Thế giới bị thất lạc" được mô tả chi tiết thông qua chuỗi 22 bài công bố mới đây trên tạp chí khoa học...