Lần đầu tiên ghép tế bào gốc khác huyết thống thành công
- Sau 90 ngày ghép tế bào gốc máu cuống rốn, hiện các chỉ số của bệnh nhân đã gần như ổn định hoàn toàn. Trong tuần tới, bệnh nhân sẽ xuất viện.
Chiều 2/4, Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương công bố trường hợp ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng thành công.
Bệnh nhân là Hoàng Thị Thùy Linh, 28 tuổi, quê Quảng Bình, phát hiện ung thư máu từ tháng 9/2014. Bệnh nhân đã được điều trị hóa chất, tiên lượng xấu, phương pháp ghép tế bào gốc đồng loại được xem là phương pháp tối ưu nhất.
Bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh. Ảnh: T.Hạnh
Em trai của bệnh nhân cũng đã sẵn sàng hiến tế bào gốc cho chị gái, tuy nhiên giữa hai chị em lại không phù hợp HLA (kháng nguyên bạch cầu).
Video đang HOT
Rất may, các bác sĩ đã tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp trong Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng (Viện Huyết học) – nguồn tế bào gốc từ người hiến tình nguyện.
Ngày 30/12, ca phẫu thuật ghép tế bào gốc cho bệnh nhân L. được tiến hành. Đến nay, sau 90 ngày theo dõi, các bác sĩ thông báo các chỉ số của bệnh nhân gần như đã ổn định hoàn toàn, tế bào gốc máu cuống rốn đã mọc ổn định, thay thế toàn bộ tế bào gây bệnh.
Hiện bệnh nhân cũng không phải truyền hóa chất, chỉ uống thuốc chống thải ghép và theo dõi. Dự kiến trong tuần tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện.
GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, tại Việt Nam, ghép tế bào gốc đã được tiến hành nhiều năm qua (150 ca – PV), nhưng chủ yếu là ghép tự thân và ghép đồng loại.
Trường hợp bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh là ca ung thư máu người lớn đầu tiên được ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.
Đây là lựa chọn tốt nhất để có hy vọng chữa khỏi bệnh cũng như kéo dài được ít nhất gấp đôi thời gian sống so với bệnh nhân thông thường, mở ra một hướng mới cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên theo GS. Trí, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn cung cấp tế bào gốc máu dây rốn. Hiện bệnh viện đang phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương, vận động các bà mẹ khi sinh con tình nguyện hiến mẫu máu dây rốn tình nguyện.
Theo BSCKII Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa ghép tế bào gốc, chỉ định ghép tế bào gốc được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư máu ác tính và lành tính, suy tủy xương…
Chi phí cho một ca ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng khoảng 1 tỷ đồng.
Thúy Hạnh
Theo_VietNamNet
Ngủ tốt, trẻ lâu
Theo các nhà nghiên cứu Đức, một đêm ngủ ngon giấc giúp tế bào gốc của cơ thể trẻ ra.
Ảnh minh họa
Tạp chí Nature số ra đầu tháng 3/2015 công bố nghiên cứu của Viện Công nghệ Tế bào gốc và Y học thực nghiệm Đức (HI-STEM gGmbH). Nghiên cứu được thực hiện trên chuột, kết luận chỉ cần ngủ một đêm chất lượng thì tế bào gốc của cơ thể sẽ trẻ ra. Cụ thể, khi thức dậy các tế bào gốc tạo máu, tủy xương của những con chuột ngủ kém giảm mạnh, riêng các tế bào máu còn được thay thế bằng tế bào mỡ.
Thông thường khi tuổi cao, các tế bào gốc trong mô cơ thể suy giảm, hoạt động kém hiệu quả và phát sinh nhiều thứ bệnh nan y. Sự suy giảm tế bào gốc được cho là sự tổn thương tích lũy trong ADN, trong đó yếu tố căng thẳng và ô nhiễm môi trường được xem là thủ phạm làm tăng lão hóa mô, gây tổn thương ADN trong tế bào gốc tạo máu, thậm chí có thể gây ra các chứng bệnh nan y.
Quá trình gây tổn thương ADN trong các tế bào gốc chính là do căng thẳng. Stress càng cao thì quá trình lão hóa mô lại càng tăng tốc. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố mất ngủ, gây bệnh nhiễm khuẩn hạn chế việc sửa đổi sự cố ADN của tế bào, giảm năng lượng cho tế bào gốc tái tạo ADN và làm cho tế bào gốc chóng lão hóa, gia tăng các đột biến nan y.
Vì lý do này mọi người nên quản lý tốt stress, duy trì cuộc sống tích cực, ăn uống cân bằng khoa học, đặc biệt là duy trì giấc ngủ chất lượng khoảng 7-8h mỗi ngày, kể cả buổi trưa.
Theo Khắc Nam/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Hiệu quả trẻ hóa da bằng tế bào gốc Công nghệ tế bào gốc ứng dụng trong ngành thẩm mỹ mang lại hiệu quả trong việc trẻ hóa và làm trắng da. Không chỉ có nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào mới thay thế các tế bào lão hóa, tế bào gốc còn đảm nhiệm việc tái tạo và phục hồi các thương tổn trên da. Khi các tế bào...