Lần đầu tiên COVAX dư thừa vaccine phòng COVID-19
COVAX – cơ chế chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu – đang dư thừa hơn 300 triệu liều vaccine. Thực tế này cho thấy nguồn cung vaccine trên thế giới đang cao hơn nhu cầu.
Nhân viên bốc dỡ các thùng vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca/Oxford được viện trợ theo chương trình vaccine Covax toàn cầu, tại Dakar, Senegal. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hãng Reuters của Anh dẫn một tài liệu của Liên minh Vaccine Gavi – tổ chức cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều hành COVAX – vừa công bố cho biết trong tháng 1 năm nay, chương trình này có 436 triệu liều vaccine để phân bổ cho các quốc gia. Tuy nhiên, các nước có thu nhập thấp chỉ đề nghị phân phối 100 triệu liều cho họ vào cuối tháng 5 tới. Như vậy, đây là lần đầu tiên trong 14 lần phân bổ đã được thực hiện, nguồn cung vaccine cao hơn so với nhu cầu của các quốc gia.
Trả lời phỏng vấn Reuters, người phát ngôn của Gavi cho biết COVAX hiện có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng thừa nhận rằng việc phân phối vaccine gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại một số quốc gia kém phát triển hơn. Theo quan chức này, nhiều nước miễn cưỡng tiếp nhận thêm vaccine vì họ không có khả năng triển khai các chiến dịch tiêm chủng để sử dụng hết số vaccine đó.
Năm ngoái, các quốc gia giàu đã đặt mua hầu hết số vaccine được sản xuất để tiêm cho người dân nước mình. Theo thống kê, chỉ có khoảng 30% số dân ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm phòng, song vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 70% tại các nước giàu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi nguồn cung và các khoản quyên góp tăng lên, các quốc gia nghèo lại đối mặt với những trở ngại như thiếu thiết bị bảo quản lạnh chuyên dụng, tâm lý hoài nghi hiệu quả cũng như các tác dụng phụ của vaccine và thiếu hụt tài chính để hỗ trợ các mạng lưới phân phối. WHO và các chuyên gia y tế cộng đồng cảnh báo rằng dù các quốc gia giàu đang mở cửa nền kinh tế, nhưng việc triển khai tiêm vaccine chậm tại các nước nghèo hơn sẽ tạo cơ hội cho virus SARS-CoV-2 đột biến một lần nữa và có khả năng tạo ra các biến thể mới.
Cùng ngày, một hội nghị thượng đỉnh để giải quyết các thách thức về phân phối vaccine đã được tổ chức tại Abuja của Nigeria. Hội nghị này do Liên minh Phân phối vaccine châu Phi trực thuộc Liên minh châu Phi (AU) phối hợp tổ chức cùng WHO, Gavi và nhiều tổ chức khác.
Đã có hy vọng rằng các nước châu Phi sẽ có thể tăng độ bao phủ vaccine trong người dân.Tuy nhiên, hơn hai năm sau cuộc khủng hoảng y tế, một cuộc khảo sát do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thực hiện vào tháng 1 vừa qua cho thấy “khoảng tối” về hạ tầng y tế tại 44 trong số 55 quốc gia thành viên AU. Cụ thể, 24 quốc gia cho biết họ cần tủ lạnh, 18 quốc gia cần tủ lạnh chuyên dụng và 16 nước thiếu các buồng lạnh.
Trong khi đó, người phát ngôn của UNICEF cho biết hơn 800 tủ đông siêu lạnh cùng 52.000 tủ lạnh đã được bàn giao cho gần 70 quốc gia.
Quan chức này cho biết thêm UNICEF đang tiếp tục giúp các nước xác định và giải “bài toán” thiếu thiết bị bảo quản lạnh khi nguồn cung tăng lên và khi các chính phủ điều chỉnh mục tiêu tiêm phòng nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19.
COVAX giảm nguồn vaccine COVID-19 dành cho Triều Tiên
Chương trình chia sẻ vaccine phòng COVID-19 toàn cầu COVAX đã quyết định giảm số liều dành cho Triều Tiên.
Đến nay, Triều Tiên chưa sắp xếp nhận bất cứ lô vaccine COVID-19 nào từ COVAX.
Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 10/2 cho biết trang web của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố số vaccine COVID-19 dành cho ở Triều Tiên là ở mức 1,54 triệu liều, giảm so với mức 8,11 triệu liều của năm 2021.
Một người phát ngôn của Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) - đơn vị phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hình thành COVAX - ngày 10/2 chia sẻ với Reuters: "Các loại vaccine phân bổ tới Triều Tiên được xem xét về kỹ thuật nhằm giúp nước này bắt kịp các mục tiêu tiêm chủng quốc tế vào năm 2022 trong trường hợp Bình Nhưỡng quyết định áp dụng tiêm vaccine COVID-19 như một phần của ứng phó đại dịch quốc gia".
Nhưng Triều Tiên chưa nhận bất cứ liều vaccine COVID-19 nào từ COVAX. Năm 2021, Triều Tiên từ chối kế hoạch nhận vaccine AstraZeneca do COVAX tổ chức bởi lo ngại về các phản ứng phụ của vaccine này. UNICEF vào năm 2021 cũng cho biết Bình Nhưỡng đã từ chối 3 triệu liều vaccine COVID-19 Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Người phát ngôn của GAVI bổ sung: "GAVI và COVAX vẫn duy trì đối thoại với Triều Tiên để tổ chức chương trình tiêm vaccine COVID-19".
Năm 2022 này, COVAX chủ trương chuyển vaccine COVID-19 đến những nơi có nhu cầu, do vậy việc tích lũy liều lượng vaccine dành cho Triều Tiên như trước đây được coi là không còn phù hợp.
Đến nay Triều Tiên vẫn chưa ghi nhận bất cứ ca mắc COVID-19 nào. Truyền thông Triều Tiên vào ngày 8/10/2021 đưa tin quốc hội nước này đã thông qua việc tăng 33,3% khoản chi dành cho xử lý dịch COVID-19 trong năm nay.
WHO và Khối thịnh vượng chung cam kết hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19 cho những nước nghèo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Khối các quốc gia thịnh vượng chung ngày 7/2 đưa ra cam kết đảm bảo các quốc gia nhỏ dễ bị tổn thương được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19, qua đó hỗ trợ các nước này khôi phục nền kinh tế. Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được...