Lần đầu tiên BV tuyến thành phố cắt gan nội soi cho bệnh nhân ung thư
Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa thực hiện thành công ca cắt gan nội soi đầu tiên cho bệnh nhân nữ 39 tuổi được chẩn đoán ung thư gan. Đây là một kỹ thuật khó, mới chỉ được triển khai tại một số ít các bệnh viện lớn
Kíp mổ thực hiện phẫu thuật
Bệnh nhân L.T.T.V, 39 tuổi, trú tại Đông Anh – Hà Nội phát hiện có khối u gan kích thước 4 x 5 cm vào năm 2017 và được điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất và đốt sóng cao tần.
Lần kiểm tra sức khỏe mới đây phát hiện khối u kích thước đã giảm còn khoảng 2 cm nhưng vẫn tăng sinh mạch nên bệnh nhân được chỉ định cắt u gan. Bệnh nhân nữ trẻ tuổi được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ca mổ diễn ra trong khoảng hai giờ đồng hồ. Ekip phẫu thuật đã cắt gọn khối u gan ở hạ phân thùy IV, V. Bệnh nhân không phải truyền máu trong và sau phẫu thuật.
Sức khỏe của bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Một ngày sau mổ, bệnh nhân đã có thể tự ngồi dậy, đi lại, ăn uống và được cho xuất viện sau 7 ngày.
Video đang HOT
BSCKII. Lê Văn Thành – Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp cho biết, phẫu thuật nội soi ung thư gan là một kỹ thuật khó chỉ được thực hiện ở các trung tâm phẫu thuật lớn, đòi hỏi phẫu thuật viên phải là người có nhiều kinh nghiệm, cũng như sự hỗ trợ của các trang thiết bị chuyên sâu.
Đặc biệt, phẫu thuật nội soi đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Các vết mổ trên thành bụng nhỏ nên ít đau sau mổ, thời gian hồi phục sớm, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, để được điều trị hiệu quả, người bệnh cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm qua tầm soát ung thư gan.
Bác sỹ Thành cũng khuyến cáo, những người bệnh đã được phát hiện ung thư gan cần phải tuân thủ chế độ theo dõi để phát hiện kịp thời nếu ung thư tái phát, từ đó có kế hoạch điều trị bổ sung tối ưu.
Sau thành công của ca cắt gan nội soi đầu tiên, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội sẽ đưa kỹ thuật này vào thực hiện thường quy giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn điều trị, đồng thời phát triển lĩnh vực ngoại khoa ung thư tại bệnh viện.
Theo infonet
Khi nào nên tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị hợp lý, kéo dài sự sống.
Bác sĩ Nguyễn Duy Khoa, bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết tầm soát ung thư là một trong ba bước của dự phòng ung thư, trong đó: Dự phòng bước một là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để hạn chế xảy ra sự khởi phát bệnh ung thư. Dự phòng bước hai là tầm soát và phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư. Dự phòng bước ba là tìm biện pháp điều trị có kết quả nhằm mục đích tốt nhất đó là kéo dài số năm sống thêm của bệnh nhân.
Tại Việt Nam hầu hết mọi người chỉ quan tâm tới dự phòng bước ba, tức là khi có bệnh mới chữa, khiến điều trị bị hạn chế. Dự phòng bước một và hai mới là hai bước quan trọng trong dự phòng ung thư giúp phát hiện sớm và cơ hội chữa khỏi hoàn toàn, kéo dài sự sống.
Tuy nhiên, mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc hoặc chỉ định riêng. Do đó, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa ung bướu để thăm khám và tầm soát đúng, tránh tốn kém lại không phát hiện được bệnh.
Phụ nữ từ 40 - 54 tuổi nên sàng lọc tuyến vú hàng năm bằng chụp X- quang. Ảnh: Health
Những lưu ý khi tầm soát một số bệnh ung thư phổ biến:
Phụ nữ từ 40 đến 54 tuổi nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp X-quang tuyến vú. Từ 55 tuổi nên chụp X-quang tuyến vú hai năm một lần hoặc tiếp tục duy trì một năm một lần. Sàng lọc nên được kéo dài khi phụ nữ còn đủ sức khỏe và dự kiến sẽ sống thêm 10 năm nữa hoặc lâu hơn.
Với phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30 như có đột biến BRCA; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25% (xác định bằng BRCAPRO), có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, hội chứng LiFraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba.
Đối với ung thư đại tràng, trực tràng và polyp: người lớn từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên được sàng lọc bằng xét nghiệm phân. Nếu xét nghiệm phân dương tính thì cần được nội soi đại tràng. Người trưởng thành có sức khỏe tốt và tiên lượng sống thêm trên 10 năm nên sàng lọc tới 75 tuổi.
Từ 76 đến 85 tuổi, bác sĩ cân nhắc sàng lọc dựa trên tình trạng sức khỏe và nguyện vọng của bệnh nhân. Trên 85 tuổi không khuyến cáo sàng lọc ung thư đại trực tràng. Các xét nghiệm dùng để sàng lọc gồm có xét nghiệm hóa miễn dịch phân hàng năm (FIT) hoặc xét nghiệm tìm máu trong phân hàng năm (FOBT).
Với những người có nguy cơ cao nên được kiểm tra thường xuyên hơn bằng nội soi đại tràng và bắt đầu kiểm tra ở độ tuổi sớm hơn như bị đa polyp đại trực tràng, bố mẹ hoặc anh chị em bị ung thư đại trực tràng. Nghi ngờ hoặc đã chẩn đoán một số hội chứng liên quan đến gia đình, đặc biệt hội chứng lynch hoặc hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, mắc viêm đại tràng trong thời gian dài. Tiền sử xạ trị vào vùng bụng hoặc khung chậu do ung thư khác trước đó.
Đối với ung thư cổ tử cung, bạn nên xét nghiệm từ năm 21 tuổi. Từ 21 đến 29 tuổi nên xét nghiệm Pap ba năm một lần năm. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV ở nhóm tuổi này trừ khi cần thiết sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 nên làm xét nghiệm Pap với xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi đã được xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường xuyên trong 10 năm qua với kết quả bình thường thì có thể ngừng sàng lọc. Tất cả phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn nên tuân theo các khuyến nghị sàng lọc cho các nhóm tuổi.
Sàng lọc ung thư phổi hàng năm bằng chụp CT liều thấp (LDCT) cho một số người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi như trong độ tuổi từ 55 đến 74 và có sức khỏe bình thường, đang hút thuốc hoặc đã bỏ hút thuốc trong 15 năm. Có tiền sử hút thuốc từ 30 bao - năm trở lên (số bao - năm = số bao hút trong một ngày x số năm hút thuốc).
Ung thư tuyến tiền liệt nên bắt đầu ở tuổi 50. Đàn ông có cha hoặc anh trai bị ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi, thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt từ 45 tuổi. Với đàn ông nguy cơ cao hơn khi nhiều thành viên trong gia đình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65 thì nên được tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bắt đầu từ tuổi 40.
Thùy An
Theo VNE
Người bệnh ung thư có nên tránh đậu nành? Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Đã có nhiều nghiên cứu phản bác lại quan điểm cho rằng nếu bị ung thư vú phải kiêng các thực phẩm này vì chúng chứa một chất có hoạt tính gần giống với hormone của nữ giới. Theo bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội,...