Lần đầu tiên, 5/5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam đồng loạt gặp sự cố
Tuyến cáp quang biển SMW3 đã bất ngờ gặp sự cố trong khi 4 tuyến cáp còn lại vẫn đang trong quá trình sửa chữa. Như vậy, lần đầu tiên, cả 5/5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với quốc tế đều cùng lúc gặp sự cố.
Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet tại Việt Nam, tuyến cáp quang biển SMW-3 (Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu) vừa gặp sự cố vào sáng nay, 21/2, tại đoạn cáp nối gần Singapore.
5/5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố. (Ảnh minh họa)
Đây là tuyến cuối cùng còn nguyên vẹn sau khi bốn tuyến cáp biển Việt Nam gặp vấn đề từ tháng 11/2022 đến tháng 1 vừa qua. Tuyến cáp SMW-3 gặp sự cố trong bối cảnh 4 tuyến cáp quang khác nối Việt Nam đi quốc tế cũng đang gặp lỗi chưa được khắc phục xong.
Video đang HOT
Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ 5/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đều đồng loạt gặp lỗi.
Tuy nhiên, đại diện của nhà mạng cho biết sự cố gặp phải trên tuyến cáp quang SMW-3 sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, bởi lẽ đây là tuyến cáp quang cũ và dự kiến sẽ ngừng hoạt động trong thời tới, do vậy lưu lượng Internet từ Việt Nam đi quốc tế thông qua tuyến cáp quang này là không nhiều.
Trước đó, hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, hai tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt của đông đảo người dùng.
Phải đến ngày 23/3 tới đây, đơn vị quản lý tuyến cáp quang biển APG mới bắt đầu quá trình sửa chữa sự cố gặp phải trên tuyến cáp này và dự kiến hoàn tất vào ngày 27/3. Trong khi đó, dự kiến lịch sửa chữa của tuyến cáp quang AAG là từ 30/3 đến 4/4.
Với tuyến cáp quang biển IA, hiện chưa có kế hoạch sửa chữa cụ thể, nhưng dự kiến sẽ bắt đầu được sửa vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới đây. Tuyến cáp quang thứ 4 đang gặp sự cố là AAE-1 (Asia – Africa – Europe 1) hiện chưa có thông tin chi tiết về kế hoạch sửa chữa.
Như vậy, nếu mọi thứ diễn ra như đúng kế hoạch, phải đến cuối tháng 3 tuyến cáp quang biển đầu tiên nối Việt Nam đi quốc tế mới được khắc phục.
Hiện tại, có 5 tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam đi quốc tế, bao gồm AAG (châu Á – Mỹ); APG (Châu Á Thái Bình Dương); SMW-3 (Đông Nam Á – Trung Đông – Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á – châu Phi – châu Âu). Ngoài ra, còn một tuyến cáp quang với quy mô nhỏ hơn, đó là TVH, có chiều dài chỉ 3.367km, nối Thái Lan, Việt Nam và Hồng Kông (Trung Quốc).
Công bố dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp logistics với giáo dục nghề nghiệp
Ngày 14/4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố giai đoạn tiếp theo của hoạt động hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tại Việt Nam 2021-2025.
Dự án giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, tập trung vào logistics.
Bộ LĐTBXH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam chính thức khởi động dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp logistics với giáo dục nghề nghiệp.
Trong bốn năm qua, chương trình Aus4Skills (Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực) đã đẩy mạnh việc gắn kết các doanh nghiệp logistics với GDNN ở Việt Nam, giúp bảo đảm kỹ năng của sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong ngành logistics.
Kể từ năm 2017, có hơn 5.300 sinh viên một số cơ sở GDNN được hưởng lợi từ chương trình Aus4Skill thông qua việc chất lương giảng dạy được nâng cao. Tỷ lệ nhập học vào các khóa liên quan đến ngành logistics của các cơ sở này đã tăng gấp 8 lần và sinh viên tốt nghiệp tại đây rất được các nhà tuyển dụng chào đón vì họ có thể làm việc ngay.
Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: "Tại Việt Nam, ngành logistics đươc coi là một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân bởi ngành này phục vụ việc kết nối và phát triển kinh tế. Một lực lượng lao động lành nghề sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của ngành logistics. Tôi tin tưởng việc khởi động giai đoạn hai dự án hỗ trợ GDNN của chương trình Aus4Skills là một bước tiến giúp Australia và Việt Nam cùng thực hiện tầm nhìn chung về việc nâng cao kỹ năng cho lực lương lao động ở Việt Nam".
Dự án giai đoạn 2 trị giá lên tới 13,8 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 246 tỷ đồng), bắt đầu vào năm 2021 và sẽ mở rộng thành công mô hình gắn kết trong thời gian tới. Dự án được thiết kế nhằm giúp Việt Nam nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động. Hoạt động hỗ trợ này tập trung vào logistics, một ngành được Việt Nam ưu tiên phát triển. Đến năm 2025, ngành này được kỳ vọng sẽ đóng góp từ 8% - 10% tổng thu nhập quốc dân.
Sự hỗ trợ của Australia thông qua chương trình Aus4Skills sẽ tập trung hợp tác với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ sở GDNN và các doanh nghiệp đối tác. Các hoạt động của dự án sẽ tạo cơ hội phát triển chuyên môn cho giáo viên, các nhà quản lý, lãnh đạo GDNN, xây dựng khung đảm bảo chất lượng đào tạo và chương trình phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp., với sự hỗ trợ và gắn kết chặt chẽ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tiếp tục tạo cơ hội để phụ nữ, người khuyết tật tiếp cận được GDNN và việc làm trong ngành logistics do ngành này vốn được coi là ngành nghề dành cho nam giới, mặc dù phụ nữ có đủ kỹ năng và năng lực.
Đại diện Đại sứ Australia tại Việt Nam chia sẻ: "Australia tiếp tục cam kết hỗ trợ Việt Nam trong sự nghiệp phát triển ở giai đoạn tiếp theo, bao gồm cả việc củng cố kỹ năng của lực lượng lao động. Một lực lượng lao động lành nghề sẽ giúp đảm bảo cho các ngành của Việt Nam duy trỉ được độ cạnh tranh. Điều này hết sức quan trọng, giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế và phục hồi sau đại dịch".
Tháng 3, doanh số bán ô tô ở Việt Nam tăng đến 60% Chiều 13/4, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2022 đạt 36.962 xe các loại, tăng 60% so với tháng trước. Ô tô Vinfast chuẩn bị xuất xưởng. Ảnh tư liệu: An Đăng/TTXVN Đây là tháng đầu tiên của năm 2022 doanh số bán hàng...