Lần đầu tiên “3 nhà” liên kết trồng gừng, ớt theo tiêu chuẩn hữu cơ
Ngày 25/6/2020, một mô hình hợp tác và chia sẻ lợi ích giữa nhà nông, nhà nước và doanh nghiệp trong canh tác hữu cơ chính thức ra mắt tại Cao Bằng, với hai đối tượng cây trồng chính là gừng và ớt.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác diễn ra tại UBND huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trong khuôn khổ Hội thảo “Xây dựng cơ chế phối hợp bền vững giữa doanh nghiệp và địa phương trong việc phát triển và quản lý mô hình canh tác hữu cơ tại địa phương”.
Đại diện Helvetas đi thăm vùng trồng nguyên liệu hữu cơ tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Q.D.
Đây là một phần trong chuỗi hoạt động của dự án BioTrade do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ và do Helvetas Việt Nam thực hiện nhằm phát triển bền vững các vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, mang lại lợi ích công bằng cho các bên tham gia.
Sản xuất hữu cơ (organic) đang là một xu hướng lớn tại Việt Nam không chỉ bởi giá trị kinh tế cao mà còn bởi những lợi ích lâu dài về môi trường và sức khỏe cho con người.
Nhận thức được tiềm năng lớn của thị trường nông sản hữu cơ, nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất tại Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực này nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi do vấp phải rất nhiều cản trở.
Nhận thức và hiểu biết của bà con nông dân về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế, kỹ năng canh tác hữu cơ còn yếu, hầu như không tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ.
Nông dân thu hoạch gừng/ớt trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ tại xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Ảnh: Q.D
Video đang HOT
Doanh nghiệp muốn thu mua sản phẩm hữu cơ của nông dân nhưng không đủ nguồn lực để kiểm soát toàn bộ quá trình canh tác. Việc doanh nghiệp tổ chức tập huấn cho nông dân về canh hữu cơ thường kèm hiệu quả, chi phí cao.
Chính quyền cũng không nắm bắt được hiện trạng canh tác hữu cơ của địa phương, năng lực của cán bộ địa phương về tiêu chuẩn hữu cơ cũng rất hạn chế, nên thường ít quan tâm và chưa có các chính sách hỗ trợ cần thiết.
Mô hình hợp tác “3 nhà” với vai trò rõ nét hơn của chính quyền địa phương sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề trên, đồng thời mang lại những lợi ích lớn và công bằng cho tất cả các bên.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện được lựa chọn là đơn vị đại diện phía chính quyền địa phương để phối hợp và tham gia vào công tác đào tạo, giám sát nông dân canh tác theo tiêu chuẩn hữu cơ. Cán bộ huyện sẽ được tham gia các lớp tập huấn do các chuyên gia cao cấp thực hiện.
Trung tâm cũng được doanh nghiệp trả phí để hướng dẫn, giám sát nông dân theo thoả thuận. Việc sử dụng Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để đào tạo, giám sát canh tác sẽ có hiệu quả hơn việc doanh nghiệp tự tiến hành do tính gần gũi và tương đồng về văn hóa ở địa phương.
Với mô hình này, bà con vừa tăng thu nhập gấp 2-3 lần so với canh tác thông thường, vừa không phải lo đầu ra cho sản phẩm do được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ, mà còn được hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp từ cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để giải quyết các khó khăn trong quá trình canh tác.
Đội ngũ cán bộ các huyện được đào tạo bài bản sẽ là nguồn lực quan trọng giúp địa phương nhanh chóng mở rộng vùng sản xuất hữu cơ, đồng thời phát triển các chính sách hỗ trợ hiệu quả, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững, thân thiện với môi trường.
Mô hình liên kết đầu tiên giữa doanh nghiệp với chính quyền và nông dân sẽ được triển khai tại 2 huyện Hà Quảng và Hoà An của tỉnh Cao Bằng để trồng gừng và ớt theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế, với mục tiêu đưa hai loại cây này trở thành cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện, từ đó nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh.
Mô hình này được kỳ vọng sẽ là giải pháp quan trọng, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của phương thức canh tác hữu cơ tại Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ biết là khó, nhưng gỡ khó từ đâu, gỡ như thế nào?
"Khi người nông dân, HTX tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định, quy trình của doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước đề ra".
Đó là những lưu ý của các chuyên gia, nhà quản lý tại buổi toạ đàm "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ".
Tọa đàm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Quế Lâm tổ chức tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, mới đây.
Gỡ khó về quy trình sản xuất NNHC
Chủ trì buổi tọa đàm có TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc TTKNQG, TS.Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam, PGS-TS Phạm Thị Vượng - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Dương - Giám đốc TTKN Vĩnh Phúc, ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Quế Lâm.
Các đại biểu tham gia buổi toạ đàm "Sản xuất nông nghiệp hữu cơ".
Mô hình trồng chanh leo hữu cơ của nông dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) liên kết vơi Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc. Ảnh: Công Điền
"Thực tế sản xuất NNHC hay VietGAP đều hướng đến tính bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp. Khác biệt là sản xuất VietGAP có thể sử dụng một phần thuốc BVTV, đảm bảo cách ly nhằm giảm tối thiểu tồn dư trong sản phẩm, thì sản xuất NNHC hoàn toàn không sử dụng một chút phân bón, thuốc BVTV hóa học nào...".
TS.Hạ Thúy Hạnh
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Lê Thị Hương - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý (huyện Bình Xuyên) cho biết, hiện nay, HTX có 2.460 hội viên, ngành nghề chủ yếu của HTX là trồng lúa. Trong đó, diện tích trồng lúa khoảng 150ha, vụ xuân 2020 HTX đã gieo trồng các giống lúa thơm RVT, DQ11, Đài thơm 8.
Bày tỏ băn khoăn về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC), nông dân Lê Thị Phương đặt câu hỏi: Trong sản xuất hữu cơ, sẽ không được sử dụng các loại thuốc hóa học, lạm dụng chất kháng sinh. Vậy muốn phòng trị bệnh tốt cho cây trồng và vật nuôi, thì chúng tôi phải làm thế nào?
Bà Hạ Thúy Hạnh cho biết: Đối với chăn nuôi, việc sử dụng thức ăn chăn nuôi theo tiêu chuẩn hữu cơ đảm bảo sử dụng tối đa vi sinh vật trong cơ thể vật nuôi nhằm tăng sức đề kháng, giúp vật nuôi có thể phòng trừ dịch bệnh. Trong vật nuôi có cả vi sinh vật có lợi và có hại, bình thường vi sinh vật có hại sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng nên rất dễ nhiễm bệnh.
Theo bà Hạnh, nếu chúng ta sử dụng các chế phẩm sinh học trộn với thức ăn, nước uống, phun sương vừa giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, vừa tạo ra môi trường sạch cho vật nuôi phát triển. Cùng với đó, sử dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học cũng tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn, là những yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi hữu cơ.
Về trồng trọt, theo PGS-TS Phạm Thị Vượng, nhận thức của người nông dân cần phải thay đổi, giảm lệ thuộc vào thuốc BVTV để thiết lập, khôi phục các vi sinh vật có ích trong hệ sinh thái nông nghiệp. Khi đã thiết lập được hệ sinh thái nông nghiệp tự nhiên rồi thì những sinh vật có ích sẽ tiêu diệt sinh vật có hại, bảo vệ cây trồng. Chưa kể, nếu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống chọi sâu bệnh.
Bà Đỗ Thị Vấn - nông dân xã Nhân Lý lại bày tỏ sự quan tâm đến các chính sách hỗ trợ sản xuất NNHC: "Nếu sản xuất trên diện rộng, các cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ gì không? Điều chúng tôi quan tâm nhất hiện nay chính là các tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận, vốn vay và đầu ra cho sản phẩm".
Ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết: Thực hiện Quyết định 2573 ngày 21/10/2019 về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất NNHC và sản xuất theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020 - 2022, vừa qua tỉnh đã hỗ trợ mở 38 lớp đào tạo, tập huấn về NNHC.
Ngoài ra, TTKN tỉnh cũng xây dựng 3 mô hình đạt chuẩn hữu cơ trên cây rau, trà hoa vàng và cây ba kích; 2 mô hình chăn nuôi trên lợn, gà. Bên cạnh đó, TTKN cũng hỗ trợ 1.164ha rau ăn lá, phân hữu cơ vi sinh cho nông dân... Nếu các HTX, bà con có mong muốn sản xuất NNHC, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật, chứng nhận, bao bì, tem nhãn và đặc biệt sẽ hỗ trợ kết nối với hệ thống siêu thị để tiêu thụ sản phẩm.
Tuân thủ hướng dẫn sản xuất
Nông dân Nguyễn Thị Phan nêu câu hỏi: Nông dân cần phải làm gì để tham gia các mô hình liên kết sản xuất NNHC? Trả lời bà Phan, ông Khắc Ngọc Bá - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho biết, khi tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất của Quế Lâm, yêu cầu bà con thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình của công ty đưa ra trong chuỗi sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Nếu như phát hiện hộ làm sai, công ty sẽ đề nghị ra khỏi chuỗi liên kết.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vi sinh được giới thiệu dùng cho sản xuất NNHC, nhưng để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng tốt nhất, TS.Hà Phúc Mịch khuyên bà con cần tìm hiểu xem sản phẩm đó có được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất NNHC hay không. Thứ hai, xem kỹ hướng dẫn sử dụng để sản phẩm phát huy hiệu quả.
Đồng quan điểm trên, TS Hạ Thúy Hạnh khuyến cáo người dân khi mua sản phẩm vi sinh nên để cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp tư vấn, xác nhận có đúng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn dùng cho NNHC hay không. Trường hợp nhãn mác không đúng thành phần thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, lúc đó cần vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy An Giang Võ Anh Kiệt khảo sát công tác phòng, chống hạn, mặn ở Tịnh Biên Ngày 17-4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Võ Anh Kiệt dẫn đầu đoàn công tác tỉnh khảo sát công tác phòng, chống hạn và hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu trên địa bàn huyện Tịnh Biên. Cùng đi với đoàn có Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Hồng Yến và Phó Chủ tịch...