Lần đầu tiên 10 tấn ớt hữu cơ trồng đất phèn được xuất sang Nhật, giá cao gấp 3 lần ớt thường
Sau 3 năm đàm phán và trồng thử nghiệm thành công, 10 tấn ớt hữu cơ đầu tiên của HTX nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh (TP.HCM) đã ký được hợp đồng xuất khẩu đi Nhật.
Điều đáng nói là ớt của HTX Trường Thịnh không được trồng trong những cơ ngơi tiền tỷ hay bằng những công nghệ cao siêu. Ớt ở đây được trồng theo mô hình nông nghiệp hữu cơ giá rẻ ngay trên vùng đất quanh năm nhiễm phèn ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.
Xã viên HTX Trường Thịnh trồng và thu hoạch ớt hữu cơ
Ông Võ Thành Dũng – Phó Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh cho biết, quá trình 3 năm đàm phán rất căng thẳng và nghiêm túc về chất lượng sản phẩm.
Mẫu ớt được đối tác mang đi kiểm tra 2 lần theo tiêu chuẩn châu Âu. Cùng với đó là quá trình xem xét về quy trình canh tác hữu cơ của HTX, xuất xứ hàng hóa, khâu vệ sinh đồng ruộng, bảo vệ môi trường và các quy chuẩn khác theo qui định sản xuất nông sản bền vững.
Ớt xanh hữu cơ ở HTX nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh.
Sau khi thống nhất các thỏa thuận về giá cả, phương thức thanh toán, đối tác đã đồng ý và ký kết hợp đồng để 2 bên cùng hợp tác sản xuất ớt sạch sang thị trường Nhật Bản.
Video đang HOT
Ớt đỏ hữu cơ ở HTX nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh
Cuối tháng 8 vừa qua, HTX đã giao 2 đợt ớt tươi đầu tiên và nhập ớt vào kho hàng chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn cao.
“HTX đang tiếp tục thu hoạch để giao đủ số lượng theo đúng hợp đồng 10 tấn ớt sạch đến cuối tháng 10/2020″ – ông Dũng nói.
Ông Võ Thành Dũng tại vườn ớt hữu cơ của HTX.
Bà Giang Chheng Hương – Giám đốc Công ty TNHH Pan Ventures cho biết, đơn vị chuyên thu mua và xuất khẩu nông sản sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Canada và châu Âu. Vì thế sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ trang trại đến nhà máy.
Thu hái ớt từ lúc sáng sớm để đưa về nhà máy sơ chế.
Công ty Pan Ventures đặt hàng cả 2 loại ớt xanh và ớt đỏ để cung cấp cho thị trường Nhật. “Ớt hữu cơ ở HTX Trường Thịnh đáp ứng đủ các tiêu chí xuất khẩu” – bà Hương cho biết.
Ớt xanh được thu hái đưa về điểm tập kết.
Đơn giá được ký kết thu mua là 45.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp 2-3 lần so với ớt chỉ thiên thông thường. Tổng giá trị hợp đồng là 450 triệu đồng cho 10 tấn ớt hữu cơ.
Mỗi tháng dân Hà Nội "ăn" gần 93.000 tấn gạo, hơn 30.000 tấn thịt lợn bò gà, cần nhiều kênh cung ứng
Thời gian qua, các đơn vị liên quan ngành nông nghiệp ở Hà Nội đã và đang mở rộng nhiều kênh tiêu thụ nông sản, kết nối công nghệ, thành lập chuỗi tiêu thụ hàng nông sản nhằm bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp, HTX...
Gạo 92.970 tấn; thịt lợn hơi 18.594 tấn; thịt bò 5.230 tấn; thịt gà, vịt 6.198 tấn; rau củ 84.100 tấn...
Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản
Để tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhiều năm qua, TP.Hà Nội đã thường xuyên mở các lớp tập huấn cho xã viên, tuyên truyền các văn bản của Trung ương có liên quan ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng ban hành 14 văn bản về cơ chế, chính sách trong ứng dụng khoa học kỹ thuật và liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc của xã viên, HTX và doanh nghiệp đều được điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể.
Người dân mua nông sản tại Trung tâm xúc tiến thương mại trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội). Hải Đăng
Nhờ được hỗ trợ phát triển sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, hiện HTX nông nghiệp hữu cơ ồng Phú (xã ồng Phú, huyện Chương Mỹ) đã từng bước khẳng định được chất lượng và thương hiệu sản phẩm của mình trong chuỗi nông sản ở Thủ đô.
Những thành công bước đầu trong sản xuất gạo hữu cơ đã nhanh chóng trở thành động lực để xã viên HTX ồng Phú mạnh dạn mở rộng diện tích canh tác lúa năm 2018 và vụ xuân năm 2019 thêm 50ha, năng suất lúa đạt 4,9 tấn/ha.
Ngoài trồng lúa, HTXồng Phú còn hướng dẫn xã viên trồng luân canh đậu tương cho sản lượng từ 8 - 10 tấn/vụ, thu nhập lên đến 600 triệu đồng/ha.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt - Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ ồng Phú, so với sản xuất lúa gạo thông thường, sản xuất theo phương pháp hữu cơ cho thu nhập gấp 1,8 lần (từ 89 triệu đồng tăng lên 189 triệu đồng/ha/năm), nên xã viên rất phấn khởi và yên tâm sản xuất.
Theo ông ỗ Hoàng Thạch - Giám đốc Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, các đơn vị sản xuất nông nghiệp cơ bản đã làm chủ được quy trình, kỹ thuật và tạo ra sản phẩm tốt, nhưng còn thiếu kiến thức trong định giá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc liên doanh, liên kết là rất cần thiết để sản phẩm tốt đến được tay người tiêu dùng theo đúng giá trị thực.
"Chính vì vậy, kết nối trong tiêu thụ nông sản được xem là điểm mấu chốt để nông sản trụ vững và phát triển tại thị trường địa phương, trong nước và quốc tế. ặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc kết nối càng cần được đẩy mạnh, không chỉ từ ứng dụng khoa học - công nghệ mà doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác phải kết nối chặt chẽ với nhà khoa học để tiếp cận và làm chủ công nghệ..." - ông Oanh nói.
Đảm bảo đủ thực phẩm cho hơn 10 triệu dân
Hiện nay, ước tính mỗi tháng nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội như sau: Gạo 92.970 tấn; thịt lợn hơi 18.594 tấn; thịt bò 5.230 tấn; thịt gà, vịt 6.198 tấn; rau củ 84.100 tấn...
Lúc này Hà Nội đang có 18.500ha rau, 19.500ha cây ăn quả; đàn lợn 1,05 triệu con, tổng đàn gia cầm 32,5 triệu con; diện tích nuôi trồng thủy sản 24.000ha... Với năng lực hiện tại, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đáp ứng được 58% nhu cầu về thịt, 70% về cá các loại, 90% trứng gia cầm, 65% rau củ tươi... Số còn lại là do các tỉnh, thành phố khác cung cấp cho Hà Nội.
Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, gần 5 năm nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã thúc đẩy liên kết với 21 tỉnh, thành phố cung cấp chuỗi rau, thịt an toàn cho Hà Nội. Đến nay, Hà Nội và các địa phương khác đã phát triển được 766 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.
Thời điểm này, mỗi ngày có hàng nghìn tấn nông sản của các tỉnh, thành phố được chuyển về tiêu thụ tương đối ổn định tại Hà Nội thông qua các kênh phân phối như siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối. Chẳng hạn, tỉnh Hà Nam cung ứng cho thị trường Hà Nội khoảng 41,6 tấn nông sản, thực phẩm/ngày; Hòa Bình cung cấp mỗi ngày 0,5 tấn rau, 6,9 tấn thịt lợn, 2,7 tấn thịt gà...
Ngoài ra, Hà Nội còn có hơn 200 nhà cung cấp đã kết nối trực tiếp, đưa sản phẩm từ các địa phương khác về tiêu thụ tại hệ thống bán lẻ hiện đại như: Vinmart, Big C Thăng Long, Saigon Co.op, Hapro...
"Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp sản xuất và liên kết cung ứng nguồn nông sản cho Hà Nội như vậy, có thể nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hà Nội cũng bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng" - ông Tạ Văn Tường nói.
Mạnh dạn lập mới, xóa cũ, các hợp tác xã "chuyển mình" Hôm nay (14/5), Đảng bộ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Nhân dịp này, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về những kết quả đạt được và nhiệm vụ của Cục trong thời...