Lần đầu thấy chôm chôm Việt Nam, người nước ngoài phản ứng đầy lạ lẫm: có người còn tưởng là trái cây ngoài hành tinh
Nhiều người nước ngoài còn nhầm lẫn chôm chôm với quả vải, hay chưa từng thấy bao giờ trong đời.
Đang giữa hè cũng là dịp chôm chôm vào mùa ở Việt Nam, được thu hoạch, bày bán cũng như xuất khẩu sớm. Loại quả này của Việt Nam đã tiến vào thị trường Mỹ, New Zealand và nhiều quốc gia châu Á khác qua nhiều năm. Tuy phổ biến với người Việt và được xuất khẩu sản lượng không nhỏ, nhưng với phần đông người nước ngoài, trái chôm chôm còn xa lạ, chỉ được nghe qua hoặc thậm chí là chưa nghe bao giờ.
Trong một hội nhóm về ẩm thực châu Á gần 180k thành viên, mới đây đã có một topic về quả chôm chôm thu hút sự chú ý của các thành viên. Chủ bài viết là một người gốc Việt, còn chú thích rõ tên loại quả này là “chom chom”.
Chỉ đơn giản là khoe chùm ảnh về chôm chôm nhưng đã khiến dân tình phải tò mò, ngạc nhiên. Nguồn: Joedy Tran/ subtle asian eats.
Dưới phần bình luận của bài viết, loạt thành viên đến từ các quốc gia khác đã có những phản ứng khá thú vị về trái chôm chôm Việt Nam:
- Theresa Yu: “Cả đời tôi đã không biết loại quả này gọi tên là gì. Cuối cùng thì cũng đến ngày này”.
Video đang HOT
- Ivy Luk: “Ủa đây có phải một loại thuộc họ vải thiều (lychee) không mọi người? Chúng có vị giống quả vải (litchi) không?”.
- Ria Bata: “Trời tôi còn tưởng nó là quả vải có vị cay… hoặc quả vải mọc tóc gì đó”.
- Kelly Banh: “Từng thử chôm chôm rồi nhưng tôi không thể chịu nổi cảm giác phần vỏ của nó cứ bị dính vào thịt”.
- Susan Hua: “Lol. Trong một show khoa học tôi xem, họ đã gọi chôm chôm là “ trái cây ngoài hành tinh” (alien fruit)”.
Bên cạnh đó, có một số người còn chia sẻ bị dị ứng với quả chôm chôm, nhất là với phần vỏ có gai xù xì. Các đánh giá từ những người biết đến chôm chôm còn cho rằng loại quả này “ngon hơn cả vải”. Nhưng phần lớn đều cảm thấy lạ lẫm với chôm chôm.
Nếu dành thời gian tìm hiểu về hoa quả hay ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn người nước ngoài sẽ còn phải bất ngờ nhiều hơn nữa đó!
Người nước ngoài cũng chia làm hai phe khi ăn phở: Tranh cãi gay gắt nhưng kiểu nào mới là đúng chuẩn?
Có nhiều yếu tố để chia thế giới thành hai kiểu người khi ăn phở, một trong số đó là cách húp nước dùng.
Không chỉ là món nổi tiếng của Việt Nam, phở đã trở thành món ăn quen thuộc trên toàn thế giới, được nhiều người nước ngoài ưa thích. Sự ưa thích đó không chỉ đơn thuần là biết tên, biết vị, thi thoảng có dịp đặc biệt thưởng thức mà phở đã thực sự len lỏi vào cuộc sống của người dân trên thế giới, trở thành món ăn thường nhật, được bán phổ biến, xuất hiện cả trong các cuộc đối thoại, topic bàn luận về ẩm thực, văn hoá...
Thậm chí, phở còn phổ biến ở nước ngoài đến mức dân mạng quốc tế còn tranh cãi về cách ăn phở sao cho chuẩn vị, thế nào mới là ngon nhất. Mới đây trong một hội nhóm về ẩm thực châu Á (dành cho người nước ngoài), một bài viết về cách ăn phở, cụ thể là cách "xử lý" nước dùng đã thu hút nhiều bình luận tranh cãi của cư dân mạng thế giới.
Có thể hiểu nôm na nội dung caption như sau: "Có hai kiểu người khi ăn phở (hoặc các món nước nói chung). Một là để lại nước dùng, hai là uống sạch. Bạn thuộc kiểu nào?". Nguồn: Maggie Chu-baka/ subtle asian eats.
Thoạt nghe thì khá "tủn mủn" nhưng với những người sành ăn (hoặc chí ít là cảm nhận được độ ngon của nước phở) thì lại khác. Nước dùng phở có thể coi là phần tinh tuý, thơm ngon nhất của bát phở với thời gian chuẩn bị, ninh nấu rất lâu mới có được hương vị trọn vẹn. Vậy nên bỏ lại nước dùng phở cũng đồng nghĩa với việc đã lỡ mất phần ngon nhất rồi.
Nước dùng là phần ngon nhất của bát phở.
Dưới phần bình luận của bài viết, đông đảo người nước ngoài bày tỏ ý kiến về hai kiểu "xử lý" nước dùng phở này:
- "Nước dùng mới là phần ngon nhất của bát phở, uống hết như vừa có vụ nổ vị giác trong miệng vậy".
- "Tuỳ chứ, nếu là ở nhà tôi sẽ ăn bằng sạch bát, húp hết nước dùng, nhưng ở ngoài nhà hàng thì chưa chắc, một số nơi bỏ quá nhiều phụ gia không tốt cho sức khoẻ đâu".
- "Tôi thấy không thoải mái khi nhìn thấy cặn gia vị ở đáy bát sau khi ăn hết bánh phở và thịt, vậy nên tôi không thể uống hết, kiểu gì cũng phải phần lại".
- "Ở ngoài hàng, bát phở thường quá nhiều nước, tôi luôn cố gắng húp nhiều nhất có thể. Bát sạch là một cách gửi lời cảm ơn tới vị đầu bếp tài ba đấy".
- "Hồi còn trẻ tôi luôn húp hết nước dùng, nhưng giờ già rồi, tôi có huyết áp và độ mỡ máu phải lo... Nước dùng phở quá nhiều chất không tốt cho tôi".
Có thể thấy, phở đã trở thành đại diện tiêu biểu cho một kiểu ăn uống chia thế giới thành kiểu người với người nước ngoài mà mấu chốt nằm ở nước dùng. Giống như sầu riêng, mắm tôm, mì chính... không thể "ép" ai đó ăn nếu họ không thích/ điều kiện không cho phép. Nhưng không thể phủ nhận độ hảo hạng, kỳ công của nước dùng phở đúng không nào?
Những pha xử lý hoa quả "cồng kềnh" của người nước ngoài khiến dân tình há hốc mồm: Khó hiểu nhất vẫn là dùng dao bào... gọt chôm chôm! Những gì không biết thì nên tra Google... Nhìn chung, do khác biệt về văn hoá, quan niệm ăn uống mà lắm lúc trên Internet xuất hiện những câu chuyện lạ lùng và khiến dân tình sốc nặng. Những pha xử lý "cồng kềnh" với hoa quả của người nước ngoài sau đây là minh chứng rõ ràng nhất. Đảm bảo nhiều người...