Lần đầu phẫu thuật thành công cho bệnh nhân tim hở tại Thái Bình
Chiều nay, 25/5, thông tin từ Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho biết, ca phẫu thuật tim hở đầu tiên tại tỉnh này đã thành công.
Ca phẫu thuật hở tim đầu tiên tại Thái Bình được thực hiện thành công – Ảnh: Hoàng Long
Theo bác sỹ Nguyễn Quốc Phòng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, chiều qua, 24/5, lần đầu tiên tại bệnh viện này đã tiến hành phẫu thuật tim hở cho bệnh nhân Nguyễn Văn Bảy (37 tuổi, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) là người có tiền sử về bệnh tim mạch. Sau hơn hai giờ đồng hồ làm việc, kíp phẫu thuật của bệnh viện đã thay thành công van hai lá cho bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã được đưa về điều trị tại Khoa hồi sức. Đến chiều nay, 25/5, bệnh nhân được xác định không có biến chứng, sức khoẻ ổn định, bước vào giai đoạn phục hồi.
Chiều 25/5, bệnh nhân được phẫu thuật tim hở đã ổn định sức khoẻ – Ảnh: Hoàng Long
Video đang HOT
Được mời chứng kiến sự kiện này, GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết, đây là kỹ thuật chuyên sâu được thực hiện thường qui tại các bệnh viện tuyến trên. Ca phẫu thuật này là trường hợp phẫu thuật tim phức tạp đầu tiên diễn ra ngay tại tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng là lần đầu tiên thực hiện ở bệnh viện tuyến dưới. “Dấu mốc quan trọng này khẳng định trong các bệnh viện phẫu thuật tim mạch có thêm một địa chỉ mới, đó là Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình”, ông Thành nói.
Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho biết, từ năm 2013, tỉnh Thái Bình đã “quan tâm” tới việc điều trị tại chỗ cho bệnh nhân tim để giúp bệnh nhân Thái Bình mắc căn bệnh nguy hiểm này không phải chịu áp lực quá tải bệnh nhân ở tuyến trên cũng như tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở.
Ngay trong năm 2013, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã cử 5 bác sĩ vào Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) để đào tạo về phẫu thuật tim mạch lồng ngực; can thiệp tim mạch trong thời gian hai năm. Cùng năm, Bệnh viện này cử 48 y, bác sỹ lên Bệnh viện E để đào tạo về chẩn đoán, chỉ định phẫu thuật; kíp phẫu thuật, kíp tim phổi nhân tạo, kíp gây mê, kíp hồi sức sau mổ và kíp kiểm soát nhiễm khuẩn phòng mổ…
Các giai đoạn trong điều trị tim tại Thái Bình đều được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhất hiện nay – Ảnh: Hoàng Long
Cũng theo ông Dịu, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ điều trị bệnh tim tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình không hề kém cạnh so với các bệnh viện tuyến trên, kể cả các bệnh viện chuyên về tim. Bao gồm hai phòng mổ tim, ghép tạng đạt tiêu chuẩn Quốc tế, bảo đảm nguyên tắc hoạt động một chiều, có hệ thống oxy, khí hút, khí nén trung tâm, 3 máy chụp cắt lớp vi tính (trong đó có một máy 128 lát), 2 máy cộng hưởng từ, 2 máy chụp mạch số hóa, hệ thống phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 15189-2012….
“Ca phẫu thuật thành công và các thông số trên cho thấy, Thái Bình đã sẵn sàng để đón tiếp, điều trị các bệnh nhân tim mạch, kể cả những ca bệnh tim phức tạp trước đây phải chuyển lên tuyến trên mới thực hiện được”, ông Dịu thông tin.
HOÀNG LONG
Theo Tiền phong
Phẫu thuật thành công khối u tuyến ức nặng 1kg cho bệnh nhân lớn tuổi
Kíp mổ thuộc Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị mở ngực đường giữa, cắt xương ức, tiếp cận khối u, bóc tách khối u tuyến ức nặng khoảng 1kg cho một bệnh nhân nữ.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị thực hiện ca phẫu thuật. (Ảnh: BV cung cấp)
Ngày 10/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết đã phẫu thuật thành công khối u tuyến ức nặng 1kg cho một bệnh nhân nữ. Đây là ca mổ khó, có nhiều nguy cơ và độ rủi ro cao.
Ca mổ bắt đầu vào lúc 10 giờ và kết thúc vào lúc 12 giờ ngày 10/4. Kíp mổ thuộc Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã tiến hành mở ngực đường giữa, cắt xương ức, tiếp cận khối u, cô lập các mạch máu nuôi u, bóc tách khối u có kích thước 12x10 cm, nặng khoảng 1kg ra khỏi thành ngực thành công.
Hiện nay, bệnh nhân Lê Thị Huột (71 tuổi), trú xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong đã tỉnh, các dấu hiệu sinh tồn ổn định...
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Dũng, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, trong gần 1 năm qua, bệnh nhân Lê Thị Huột liên tục nhập viện do thiếu máu, cứ mỗi tháng phải truyền máu 1 lần với 10 đơn vị máu.
Qua quá trình khám bệnh, bệnh nhân Huột được chụp chiếu toàn thân và các bác sỹ đã phát hiện một khối u khổng lồ của tuyến ức, nằm ở trung thất trước.
Sau khi hội chẩn, các bác sỹ đã quyết định mổ cho bệnh nhân này dù có rất nhiều yếu tố rủi ro như bệnh nhân lớn tuổi, thiếu máu, từng bị bệnh ung thư... vì nếu không mổ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân lâu dài./.
Thanh Thủy
Theo TTXVN/Vietnam
Chuyện kinh dị có thật: Người đàn ông phải cắt bỏ "cậu nhỏ" sau 2 ngày cương cứng liên tục Sau khi được điều trị giảm bớt áp lực vì cương cứng đến 2 ngày, "cậu nhỏ" của bệnh nhân có dấu hiệu... sắp rụng. Dương vật có thể xem là niềm tự hào của nam giới trong nhiều nền văn hóa. Nhưng đôi khi chính cái "niềm tự hào" này lại khiến cho các quý ông rơi vào tình trạng sống dở...