Lần đầu nấu cháo cho con, mẹ 9x “cạn lời” với thành quả của chính mình nhưng dân mạng lại khen “quá siêu”
Mặc dù đã thực hiện theo đúng công thức nhưng mở nồi cháo ra, chị Quỳnh Anh ngỡ ngàng vì thành phẩm.
Nấu cháo cho con là việc mà các mẹ thường xuyên phải làm. Việc đó đôi khi không chỉ đơn giản là chuẩn bị bữa ăn cho con nữa mà người mẹ còn dồn cả vào nồi cháo rất nhiều tình yêu thương dành cho con. Tuy nhiên, với những ai lần đầu làm mẹ thì chắc chắn không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Chính vì vậy mà có nhiều mẹ thành công mĩ mãn, có những mẹ lại thất bại thảm hại trong lần đầu nấu cháo cho con.
Bà mẹ trẻ 21 tuổi Trương Quỳnh Anh (Đà Nẵng) cũng có một kỷ niệm cực kỳ hài hước trong lần đầu trổ tài nấu cháo cho con.
Món cháo của chị Quỳnh Anh cháy thành mảng, đọng dưới đáy nồi.
Được biết, con gái của chị Quỳnh Anh tên ở nhà là Miu Miu, cô bé vừa tròn 6 tháng tuổi. Sau một tuần ăn bột thì chị Quỳnh Anh quyết định thử nấu cháo cho con. Vì cho con ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nên chị Quỳnh Anh đọc sách hướng dẫn rồi nấu cháo cho con theo tỉ lệ 1:10 (1 phần gạo, 10 phần nước). Nhưng vì tiết kiệm nên chị Quỳnh Anh không mua cốc nấu cháo mà cho thẳng gạo và nước vào nồi cơm điện để nấu, để chế độ như nấu cơm bình thường.
Tuy nhiên, đến khi mở nồi cơm ra thì chị Quỳnh Anh phì cười, “cạn lời” với thành quả của chính mình vì món cháo đã cháy hết, bám thành mảng và dính ở đáy nồi. Bản thân chị không thể nghĩ món cháo của mình lại “độc” như vậy. Còn nói về nguyên nhân khiến món cháo cháy thành mảng, chị Quỳnh Anh đoán rằng có lẽ chị nấu ít quá nên mới ra nông nỗi này.
Những hình ảnh về món cháo được chính bà mẹ trẻ chia sẻ trên mạng xã hội đã lập tức thu hút đông đảo sự chú ý của mọi người. Rất nhiều mẹ bỉm sữa có kinh nghiệm đã chỉ ra lỗi sai của chị Quỳnh Anh đó chính là việc chị không mua cốc nấu cháo mà cho thẳng cháo vào nồi thì sẽ bị cạn nước nên cháy là lẽ đương nhiên. Nhiều dân mạng hài hước còn bình luận bông đùa rằng chị Quỳnh Anh nấu cháo mà ra thành phẩm như thế này đúng là “quá siêu”.
Vì mẹ nấu cháo bị cháy nên Miu Miu lại tiếp tục ăn bột để đợi mẹ mua nồi hầm cháo.
Video đang HOT
Chị Quỳnh Anh tự nhận mình vụng, mỗi lần chị định nấu cơm thì ông xã lại bảo: “Thôi đi ra ngoài hàng mua cho nhanh mà lại ngon”.
Bà mẹ 21 tuổi thật thà cho hay, chị cũng không phải là người có năng khiếu trong việc nấu nướng và cũng rất ít khi vào bếp. “ Có hôm mình hỏi ông xã là anh có ăn cơm không để em nấu. Anh liền bảo thôi, đi ra ngoài hàng mua cho nhanh mà lại ngon” – chị Quỳnh Anh hài hước kể.
Sau sự cố cháo cháy thành mảng lần này, chị Quỳnh Anh dự định sẽ mua một chiếc nồi hầm cháo để việc nấu cháo cho con dễ dàng hơn.
Chuyện gặp sự cố khi vào bếp của các mẹ cũng là điều hết sức bình thường, hơn nữa vì là lần đầu nấu cháo nữa nên chuyện các mẹ sai sót một chút cũng hoàn toàn có thể thông cảm được. Hy vọng là sau khi sắm được chiếc nồi hầm cháo, chị Quỳnh Anh sẽ có thể nấu được những bữa cháo ngon lại đủ dinh dưỡng cho bé Miu Miu.
Mẹ Hà thành nấu nước dashi cho con ăn dặm kiểu Nhật, hội bỉm sữa thi nhau xin công thức
Khi lựa chọn rau củ quả để nấu nước dashi, chị Thủy nhắc các mẹ nên cân đối giữa lượng nước và rau củ, loại nào nên cho vào trước và loại nào nên cho vào sau.
Nước dashi ăn dặm là một trong những loại nước dùng không thể thiếu với một số bà mẹ khi cho con ăn dặm kiểu Nhật. Có nhiều loại nước dùng dashi khác nhau như nấu từ rong biển, cá cơm, cá ngừ... tuy nhiên, nước dashi rau củ được ưu tiên lựa chọn vì nó có vị ngọt tự nhiên giúp bé cảm nhận được vị ngọt nguyên chất từ rau củ.
Theo chia sẻ từ bà mẹ Trần Thủy (Hà Nội) - người thường xuyên nấu nước dashi cho con gái Dưa Hấu (13 tháng tuổi) sử dụng thì nước dashi thường được chế biến và cấp đông, dùng cho bé ăn kèm với các món chính thay cho canh, súp hàng ngày hoặc dùng làm nước nấu cháo.
Chị Trần Thủy tham khảo cách nấu nước dashi ăn dặm từ mẹ Nhật để nấu cho con gái dùng.
Nếu muốn cho bé dùng rau củ quả luộc thì nên lấy rau củ tươi vì rau củ đã nấu dashi thì mất chất rồi.
Muốn nấu thành công nước dashi thì các mẹ cần tìm hiểu các nhóm rau củ quả nào phù hợp với nhau, nhiệt độ chín của mỗi loại như thế nào để biết cách cho lần lượt và theo thứ tự. " Thông thường khi nấu nước dashi nên dùng 5 loại rau củ quả. Tuy nhiên, mình muốn tăng thêm vị ngọt cho Dưa Hấu thưởng thức nên nhiều khi nấu hơn 5 loại".
Ngoài ra, khi nấu nước Dashi cũng cần phải cân đối lượng nước/ rau sao cho phù hợp. Loại nào cần cho vào trước, loại nào cần cho vào sau và ninh bao nhiêu phút là đạt chuẩn.
Chị Trần Thủy hướng dẫn các mẹ cách nấu nước dashi quen thuộc nhất từ rau củ quả:
- Bước 1: Rau củ quả mua về rửa sạch cắt khúc. Nên chọn rau theo mùa để tránh thuốc sâu và thuốc bảo quản (ví dụ: bí ngô, mướp, ngô nếp (nước sẽ thơm hơn, cà rốt, khoai tây, mía, su su...).
Một số loại rau củ quả được chị Thủy lựa chọn để nấu nước dashi.
- Bước 2: Cách nấu nước dashi:
Cho nguyên liệu vào nồi và đổ nước cách chừng 1 đốt ngón tay, tùy từng loại nguyên liệu mà cho vào trước hay sau (mía, củ đậu, ngô nếp cho vào trước sôi 15 phút - khoai tây, khoai lang, cà rốt, su su cho vào sau ....) tổng thời gian đun là 30- 40 phút.
- Bước 3: Sau khi nấu nước dashi thành công, mẹ gạn lấy phần nước để nguội và cho vào khay trữ đông 15 - 30 ml để mỗi lần dùng thì lấy ra dùng dần.
Lưu ý: Nước dashi sau mỗi lần nấu trữ đông có thể dùng được trong 1 tuần. Phần rau củ quả đã luộc người lớn có thể ăn nhưng nếu muốn cho bé ăn thì nên luộc phần mới.
Sau khi nấu thành công các nồi nước dùng dashi, chị Trần Thủy chia sẻ công thức với các mẹ bỉm sữa khác và nhận được nhiều lời khen ngợi. Thậm chí, ai ai cũng xin phép được ghi chép cách làm hay và dùng dần cho bé.
Trước nhiều băn khoăn của các mẹ cho rằng có nên nêm thêm gia vị vào nước dùng để đỡ nhạt không, bé đỡ ngán không? Bà mẹ Trần Thủy khẳng định là không. "Bé ti mẹ từ 0 - 6 tháng tuổi mới bắt đầu tập ăn dặm. Trong 6 tháng đó bé chỉ tiếp xúc mỗi vị của sữa mẹ nên cũng không biết "ngán" là gì.
Thật ra cảm giác "ngán" của người lớn là do chúng ta đã biết quá nhiều mùi vị, so sánh vị này vị kia, món này món kia mới thấy "ngán". Trẻ con từ 0 - 12 tháng ăn theo bản năng "đói - no", vị giác cũng chưa phát triển hoàn thiện nên phải tập bé ăn từng món một, từ vị thanh đến vị ngọt, vị chua và cuối cùng mới là vị mặn, vị cay. Càng giữ cho vị giác bé được ổn định càng lâu thì sau này giai đoạn 1 - 3 tuổi bé sẽ không bị chứng biếng ăn.
Bên cạnh đó, cần lưu ý trong giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng nước dashi quá đậm đặc để đảm bảo không gây hại cho bộ máy tiêu hóa của trẻ".
Dưới đây là một số nồi nước dùng dashi ăn dặm kiểu Nhật cho bé, mẹ có thể tham khảo:
Chi Chi - Ảnh NVCC
Theo khampha
Vợ Nhật Anh Trắng - hot mom Trang Đinh "khoe" thực đơn ăn dặm cực bắt mắt làm cho con trai 13 tháng tuổi khiến cư dân mạng trầm trồ Nhờ cách chế biến đồ ăn dặm đa dạng, phong phú của mẹ mà bé Dứa có thể ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Sau đám cưới "lầy lội" gây bão vào đầu năm 2018, hiện Nhật Anh Trắng và bà xã Trang Đinh đã có 1 cậu con kháu khỉnh là bé Dứa (13 tháng tuổi). Cậu bé được nhiều...