Lần đầu lộ diện hệ thống phòng thủ diệt mọi mục tiêu
Ngày 5/6, lần đầu tiên Nga đã lộ diện hệ thống phòng thủ tên lửa S500, loại vũ khí có thể diệt mọi mục tiêu.
Theo thông tin được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov công khai, hiện nay Moskva đang tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng thủ thế hệ năm S-500 có thể diệt mọi mục tiêu.
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 Nga không chỉ sử dụng trong tác chiến phòng không mà nó còn là một “sát thủ” đáng gờm đối với tất cả các loại tên lửa đạn đạo, ông Yuri Borisov cho biết.
Với tính năng phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian ưu việt của mình, S-500 sẽ trở thành hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa nòng cốt trong lực lượng phòng thủ không gian Nga.
Theo những gì được phía Nga công bố, S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. S-500 còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.
Hệ thống phòng thủ S-500.
Tuy nhiên đến thời điểm này, loại đạn tên lửa nào trang bị cho hệ thống S-500 vẫn chưa được tiết lộ. Trong khi đó S-400 Triumph được trang bị các loại đạn tên lửa phòng không với tầm bắn khác nhau 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E. Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu.
Tuy nhiên theo đại diện quân đội Nga, về độ cao và vận tốc đánh chặn S-500 hơn hẳn S-400 và đứng đầu thế giới. Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km, với vận tốc 7km/s, trong khi đó, hệ thống S-400 chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 5km m/s.
Về cơ chế phóng, cả S-400 và S-500 đều được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, tương tự như hệ thống S-300. Sau khi phóng tên lửa bay theo hướng nghiêng phía mục tiêu định tiêu diệt, như vậy có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch trên mọi hướng.
Sử dụng phương pháp này là giải pháp tối ưu cơ cấu phóng tên lửa, đồng thời giảm được thời gian chuyển hướng bắn của tên lửa, chính vì vậy thời gian chuẩn bị phóng được rút ngắn tới mức tối đa.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 có tính năng vượt trội so với “người tiền nhiệm” S-400 “Triumph”, không chỉ về chức năng phòng không và phòng thủ tên lửa, mà S-500 chỉ mất thời gian 3-4 giây để triển khai bắn tiếp mục tiêu khác trong khi S-400 mất 9-10 giây, hơn nữa S-500 nhỏ gọn và tính năng cơ động cao hơn các hệ thống S-300 và S-400 rất nhiều.
Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km.
Với tính năng siêu việt của mình, S-500 có thể thách thức mọi hệ thống tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Theo kế hoạch của Nga, việc trang bị hệ thống phòng không S-500 chậm nhất là vào năm 2018.
Một số hình ảnh của S-500
Lớp giáp mới khiến tàu chiến Mỹ bất bại
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ có cách đánh chặn tên lửa đạn đạo Sarmat
Được coi là khắc tinh của Đòn tấn công toàn cầu, vì vậy nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Sarmat của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng với Mỹ.
Nga úp mở về sức mạnh
Trang Zvezda dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, RS-28 Sarmat là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của Nga hiện nay có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ và khiến Mỹ bất lực chịu trận.
Nói về sức mạnh của tên lửa Sarmat, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi ICBM Sarmat được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.
Theo ông Yuri Borisov, việc phát triển ICBM Sarmat đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.
Ông Borisov cũng khẳng định, tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp. Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.
Hình ảnh được cho là tên lửa Sarmat.
Thứ trưởng Borisov cho biết thêm, việc phát triển Sarmat đang đúng tiến độ và hy vọng sẽ hoàn thành đúng kế hoạch. Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.
Hiện nay, những thông số của ICBM Sarmat vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số nguồn tin, tên lưa Sarmat năng 105 tân va mang theo phần chiến đấu năng 10 tân.
Mỹ có thể đánh chặn
Theo những thông tin được Nga công khai về ICBM Sarmat, đây rõ ràng là thách thức lớn với bất cứ hệ thống phòng thủ tiên tiến nào trên thế giới.
Tuy nhiên, tuyên bố Nga đưa ra mới chỉ dừng lại ở lý thuyết và cơ hội đánh chặn Sarmat với Mỹ không phải là không có bởi hiện nay Mỹ đang sở hữu mạng lưới phòng thủ nhiều tầng với hệ thống BMD, GMD, Aegis... và đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo THAAD.
Chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot không đủ khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật tinh vi.
Mỗi khẩu đội THAAD bao gồm: 4 xe phóng mang tên lửa, radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2 cùng một xe trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC.
Trong đó, AN/TPY-2 là một radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly 1.000km.
Khi chiến đấu, "mắt thần" AN/TPY-2 sẽ thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện mục tiêu (các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung).
Nó cũng có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đạn đạo khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.
THAAD được trang bị công nghệ đánh chặn "hit-to-kill" tương tự như công nghệ được trang bị trên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Đạn tên lửa có chiều dài 6,17m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km.
Hệ thống đã chứng minh khả năng tương thích dữ liệu mục tiêu cùng với hệ thống đánh chặn Aegis và Patriot PAC-3. THAAD cùng với Aegis, Patriot PAC-3 tạo nên hệ thống đánh chặn 3 tầng.
Trong đó, hệ thống Aegis chống mục tiêu ở tầm cao, THAAD ở tầm trung và PAC-3 ở tầm ngắn. Chúng thiết lập nên "cái ô che chắn" cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của đối phương.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
A-222 Bereg -Tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển uy lực của Nga Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg của Nga được phát triển trong thập niên 1980 và xuất hiện trước công chúng vào năm 1993 tại hội trợ vũ khí ở Abu Dhabi. Đây là tổ hợp pháo phòng thủ bờ biển được thiết kế để tiêu diệt hay chế áp các lực lượng chiến đấu mặt biển của đối phương....