Lần đầu làm nông sản sạch tại nông trường hiện đại nhất Việt Nam
Khép lại chuỗi hành trình hè khám phá nông trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco, nhiều phụ huynh và các em nhỏ vô cùng thích thú, hào hứng khi lần đầu tiên trải nghiệm cách làm nông sản sạch tại các nông trường hiện đại bậc nhất Việt Nam. Không chỉ có vậy, “Hành trình nông sản sạch” còn lan tỏa lối sống xanh cho các gia đình Việt.
Tháng 6 này, sau 4 chặng hành trình đầy lý thú tới các nông trường hiện đại bậc nhất Việt Nam của VinEco, từ cột mốc đầu tiên tới nông trường Tam Đảo đến những chặng cuối cùng tại Nông trường Long Thành (Đồng Nai), hành khách của “Hành trình nông sản sạch” đã được trải nghiệm, thu nhận kiến thức bổ ích về nông sản sạch, cũng như thêm tin yêu vào chất lượng sản phẩm Rau củ, Trái cây mà VinEco đang gửi gắm đến từng bữa ăn của gia đình.
Mỗi chặng đường, các thành viên tham gia Hành trình nông sản sạch đã có những phút giây vui vẻ, bất ngờ khi tận mắt ngắm những vườn rau xanh mướt mắt hay vườn dưa lưới trĩu quả. Mọi công đoạn, từ trồng rau cho đến thu hoạch, đóng gói, bảo quản và vận chuyển rau, củ, trái cây sạch đều để lại những ấn tượng thú vị.
“Hành trình nông sản sạch” của VinEco lan tỏa niềm cảm hứng và khát vọng nông sản sạch tới những thế hệ tương lai.
Các em nhỏ và gia đình được ngắm những khu nhà kính rộng rãi, với đủ loại rau xanh tươi mơn mởn. Những loại rau sạch này đã được trồng ra sao, an toàn như thế nào đã được kiểm định và trải nghiệm trong chuyến đi thực tế đầy bổ ích, thú vị này.
Các hành khách được khám phá quy trình rau sạch đạt chuẩn VietGap được đóng gói, dán nhãn trước khi đưa ra các siêu thị phục vụ người dân.
Video đang HOT
Các bạn nhỏ không giấu nổi sự háo hức khi được khám phá các khu vườn rộng lớn và thử rau mầm tươi ngon, dưa lưới mát ngọt ngay khi vừa thu hoạch.
Không chỉ có vậy, hành trình còn hấp dẫn nhờ những trò chơi, phần thưởng rau củ sạch từ VinEco giá trị khiến cả bố mẹ và con trẻ đều vô cùng bất ngờ, thích thú.
Ở từng chặng, đồng hành cùng chuyến xe “Hành trình nông sản sạch” là các MC, diễn viên nổi tiếng. Sự hóm hỉnh của NSND Tự Long, MC Hồng Phúc, diễn viên Huy Khánh và nụ cười thân thiện của diễn viên xinh đẹp Bảo Thanh trong “Sống chung với mẹ chồng”, khiến các hành khách hào hứng, vui vẻ.
Chị Thùy Anh (một hành khách tham gia chuyến trải nghiệm Hành trình nông sản sạch) chia sẻ: “Được tận mắt chứng kiến quy trình trồng, thu hoạch và đóng gói nông sản sạch theo công nghệ cao của VinEco khiến tôi càng thêm tin tưởng, an tâm về chất lượng sản phẩm của đơn vị. Tôi và gia đình sẽ ủng hộ và mong VinEco sẽ có thêm những hành trình lý thú như vậy, để các sản phẩm của hãng luôn là lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn của người Việt”.
Anh Hoàng Minh Thái, người tham gia trải nghiệm cũng cho biết: “Gia đình tôi đã có một kỳ nghỉ hè lý thú với nhiều kỉ niệm đẹp. Hơn hết, cả nhà ủng hộ cách làm nông nghiệp bền vững, an toàn của VinEco”. Người chơi lớn tuổi nhất trong chuyến khám phá – nghệ sĩ ưu tú Nam Cường cũng cho biết: “Mặc dù thời tiết rất nóng nhưng sau chuyến đi này, bác rất vui sướng vì từ nay con cháu mình đã được ăn rau sạch, bớt lo bị các loại hóa chất gây ung thư”.
Hành trình nông sản sạch khép lại nhưng thông điệp về sự ủng hộ của người tiêu dùng cho một nền nông nghiệp công nghệ cao, sạch, an toàn tiếp tục được truyền đi mạnh mẽ. Qua đó, người tiêu dùng thêm tin tưởng và lựa chọn một cuộc sống xanh, an lành với những nông sản chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe cho mọi nhà.
Theo Danviet
Giải quyết bài toán nông sản bế tắc đầu ra: Không sạch là chết
Đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo đầu ra cho nông sản, không còn cách nào khác là phải xây dựng chuỗi nông sản sạch.
Tham gia vào chuỗi, các đơn vị cam kết về sự an toàn của sản phẩm
Gần đây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRVT) đã bắt tay vào xây dựng chuỗi hải sản an toàn. Đây được xem là giải pháp có tính đột phá trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, và đảm bảo đầu ra cho ngành thủy sản. Theo đó, khi tham gia chuỗi hải sản an toàn, các doanh nghiệp (DN) cam kết về sự an toàn của sản phẩm, được các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Hàng loạt chuỗi ra đời
Theo Sở Công Thương tỉnh BR - VT, đến nay trên địa bàn tỉnh có 4 DN chế biến hải sản tham gia chuỗi hải sản an toàn, gồm: chuỗi cá chỉ vàng khô tẩm gia vị của cơ sở chế biến hải sản Nga Sơn (Phước Tỉnh, Long Điền); chuỗi cá biển histamine (cá nục, cá ngừ) của Công ty CP Hạnh Lài (TP.Vũng Tàu); chuỗi chả cá của Công ty TNHH Thương mại Hưng Thịnh (Phước Tỉnh, Long Điền) và Công ty TNHH Chế biến thủy sản Tiến Đạt (Tân Hải, Tân Thành).
Anh Nguyễn Đức Huân (Quang Trung, Thống Nhất, Đồng Nai) kiểm tra đàn heo VietGAP. ảnh: Trần Đáng
Đại diện cơ sở Nga Sơn cho biết, từ 4.2017 sản phẩm cá chỉ vàng tẩm gia vị và cá bống của cơ sở đã bày bán tại Trung tâm Thương mại Bà Rịa. Trên sản phẩm có ghi đầy đủ thông tin về cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, thời gian sử dụng, thành phần sản phẩm, cách sử dụng. Để tham gia chuỗi hải sản sạch, cơ sở phải sản xuất theo quy trình sạch khép kín, từ khâu nhập nguyên liệu đến thành phẩm. Trung bình mỗi tháng, cơ sở đưa ra thị trường khoảng 3 tấn cá chỉ vàng khô tẩm gia vị và hơn 4 tấn cá bống.
Nếu như, tỉnh BRVT mới bắt tay vào xây dựng chuỗi hải sản an toàn thì tỉnh Đồng Nai đã xây dựng chuỗi gia súc, gia cầm VietGAP từ mấy năm nay.
Hiện tỉnh Đồng Nai đã thành lập 66 tổ hợp tác heo VietGAP với tổng đàn lợn thịt gần 70.000 con. Trong đó, 23 tổ hợp tác và 402 hộ chăn nuôi đã được cấp chứng nhận VietGAP. Trong năm 2017, dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) của tỉnh tiếp tục đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP cho các tổ hợp tác còn lại. Dự án này đã kết nối với nhiều DN, tập đoàn lớn để bao tiêu sản phẩm heo VietGAP cho nông dân. Gần đây, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam (Thái Lan) đã ký hợp đồng bao tiêu cho hơn 30.000 con lợn VietGAP cho hơn 400 hộ chăn nuôi.
Nhiều đơn vị tập đoàn lớn cũng tham gia vào chuỗi liên kết theo dạng từ trang trại tới bàn ăn
Mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn về đầu ra, song những chuỗi liên kết theo dạng "từ trang trại đến bàn ăn" của tỉnh Đồng Nai vẫn đang thu hút nhiều nông dân, DN, thậm chí các tập đoàn lớn, như: Vinamilk, Vingroup, Hòa Phát... và các tập đoàn nước ngoài tham gia.
Không sạch là "chết"
Theo ông Phan Minh Báu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ heo VietGAP, qua đó xây dựng thương hiệu cho heo sạch Đồng Nai.
Theo ông Lê Hoàng Mãnh - Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường (Sở Công Thương BR - VT), hiện các chuỗi nông nghiệp sạch trên địa bàn tỉnh đã hoạt động ổn định, nguồn hàng luôn được kiểm soát. Sắp tới, sở sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trong chuỗi này đến người tiêu dùng trong tỉnh. Sở cũng tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở trong chuỗi để giữ vững uy tín, chất lượng sản phẩm.
Bà Nguyễn Thị Hạnh - đại diện Công ty CP Hạnh Lài cho biết, tham gia chuỗi cá histamine hàng ngày công ty thu mua cá từ các phương tiện đánh bắt rồi phân loại, kiểm tra nhanh sản phẩm. Sau khi cá được kiểm tra, bảo đảm chất lượng sẽ cung cấp cho các DN chế biến. Trung bình mỗi tháng, công ty thu mua vài trăm tấn cá ngừ và cá nục các loại.
Trước nhu cầu ngày càng lớn về thực phẩm an toàn của thị trường, từ nhiều năm nay DN và nông dân tỉnh Đồng Nai đã quan tâm đầu tư sản xuất sạch. Ông Nguyễn Thanh Phi Long - Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH chăn nuôi Long Bình, cho biết công ty đã đầu tư nuôi gà VietGAP ở Đồng Nai cả chục năm nay, nhưng thị trường chỉ biết đến sản phẩm này khi công ty mở hệ thống cửa hàng bán gà sạch. Hiện, công ty đã phát triển được hệ thống 8 trại chăn nuôi VietGAP tại tỉnh Đồng Nai với quy mô đàn hơn 300.000 con gà thịt.
Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định, chăn nuôi theo hướng VietGAP sẽ là nền tảng, là mục tiêu hướng đến của người chăn nuôi trong thời gian tới nếu không muốn thua ngay trên sân nhà. /.
Theo Danviet
Sản xuất nông nghiệp sạch: Nhìn từ tư duy của người Hàn Quốc Việt Nam là một đất nước có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để nền nông nghiệp hiện đại theo kịp các nước phát triển trên thế giới thì bản thân người nông dân (ND) cần phải thay đổi tư duy sản xuất. Bên cạnh việc đầu tư áp dụng công nghệ cao, bà con nên có ý thức...