Lần đầu làm mẹ, “bỏ túi” ngay những việc nên và không nên làm với con
Có những việc mẹ tưởng làm vậy là tốt cho con, nhưng các chuyên gia lại xếp nó vào việc không nên làm.
Trong một buổi diễn thuyết về chủ đề về nuôi dạy con, nhà báo khoa học nổi tiếng người Anh, Helen Pearson, tác giả của cuốn sách “The Life Project” (Tạm dịch: Dự án cuộc sống), đồng thời cô còn là Tổng biên tập của Tạp chí Nature đã chia sẻ một số việc mà bố mẹ nên và không nên làm trong quá trình chăm sóc con. Cũng trong buổi nói chuyện này, nhà báo Helen đã tiết lộ rằng cô luôn dành 15 phút mỗi tối để nói chuyện về 1 ngày của con, sau đó, cô sẽ đưa các con vào phòng ngủ.
Theo các chuyên gia tâm lý, đây là một hành động ngọt ngào và thông minh, nó giúp cho sợi dây kết nối giữa bố mẹ và con cái được bền chặt, giúp trẻ hiểu rằng mình vẫn quan trọng đối với mẹ, và con sẽ tin tưởng chia sẻ cùng mẹ mọi điều mà con đã trải qua.
Ngoài hành động này ra, nhà báo Helen còn đưa ra lời khuyên về những việc mà bố mẹ nên và không nên làm trong khi chăm sóc con, nhất là những người lần đầu làm mẹ. Chẳng hạn như:
1. Cho con ngủ chung đến khi con được 3 tuổi
Tiến sĩ Nils Bergman, chuyên Khoa thần kinh làm việc tại trường Đại học Cape Town (Nam Phi), cho biết để phát triển tối ưu, trẻ sơ sinh khỏe mạnh nên được ngủ trên ngực mẹ trong vài tuần đầu. Sau đó, mẹ nên cho bé ngủ cùng giường cho đến khi trẻ được ba, thậm chí là bốn tuổi.
Bởi theo kết quả một nghiên cứu theo dõi 1 nhóm bé sơ sinh lúc thì được ngủ với mẹ, lúc thì ngủ một mình trong cũi, Tiến sĩ Bergman đã phát hiện ra rằng nhịp tim của các em bé khi ngủ trong cũi đập nhanh gấp 3, nghĩa là em bé bị căng thẳng gấp 3 lần khi phải ngủ một mình.
Vì vậy, tác giả nghiên cứu khuyến cáo các mẹ nên cho con ngủ cùng giường cho đến khi con được 3 – 4 tuổi. Ủy ban Sinh sản Quốc gia Anh ủng hộ việc cha mẹ ngủ cùng giường với con, nhưng để đảm bảo an toàn, cha mẹ có con nhỏ phải không hút thuốc, không uống rượu hoặc sử dụng ma túy và không bị béo phì, ốm yếu hoặc mệt mỏi quá mức.
2. Để con tự ăn
Thay vì ép con ăn các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây thì bố mẹ nên đặt các loại thức ăn này ngay trên bàn ăn của trẻ. Thêm vào đó, bố mẹ cũng không cần phải lo lắng về việc con ăn bao nhiêu, đã no hay chưa, vì cơ thể trẻ sẽ tự biết thế nào là đủ.
Do đó, bố mẹ không nên gây áp lực cho trẻ về việc ăn nhiều ăn ít. Hãy cứ để tất cả thức ăn lên bàn và để con tự quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu.
3. Không nên ép con ngồi bô sớm
Bác sĩ nhi khoa Ari Brown, người thành lập nên phòng khám 411 dành cho các bệnh nhi ở Austin, Texas (Mỹ) cho biết độ tuổi thích hợp để học ngồi bô sẽ do mỗi đứa trẻ tự quyết định. Vì trẻ chỉ quan tâm đến việc này khi con đã sẵn sàng. Nhưng thông thường thì độ tuổi này sẽ nằm ở quãng 2 đến 4 tuổi. Vậy nên bố mẹ đừng nôn nóng sốt ruột.
Video đang HOT
4. Cho con quyền quyết định
Mọi đứa trẻ, dù còn nhỏ, cũng đều có những lựa chọn riêng của mình. Bác sĩ nhi khoa Gwenn Schurgin O’Keeffe – Giám đốc điều hành của công ty Pediatrics Now, nói rằng các quy định nghiêm ngặt không phải là lựa chọn tốt nhất trong việc nuôi con. Tốt nhất là bố mẹ nên cho con quyền lựa chọn. Ví dụ bố mẹ sẽ hỏi con thích ăn gì vào bữa tối, hoặc con muốn mặc áo màu hồng hay vàng.
5. Chú ý các dấu hiệu bất thường của con
Trẻ sơ sinh thì cần được bú sữa thường xuyên, khoảng 2 – 3 giờ/lần. Nhưng nếu bố mẹ để ý thấy con không chịu thức dậy để bú hoặc bú không hết phần sữa của mình thì có thể là trẻ đang bị bệnh.
Ngoài ra, bố mẹ nên để mắt để cách con khóc hoặc con có ngủ/thức nhiều hơn bình thường hay không. Nếu thấy có vấn đề bất thường, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
6. Dỗ con nín khóc bằng những mẹo khác nhau
Đôi khi trẻ sơ sinh sẽ khóc mà không cần lý do. Và bố mẹ nên để ý nếu thấy con vẫn ăn no, ngủ đủ giấc, bỉm khô ráo, không có vẻ bị đau ở đâu mà vẫn khóc, thì bố mẹ hãy áp dụng thử các kỹ thuật dỗ trẻ nín dưới đây xem sao:
- Lắc lư con nhè nhẹ trên ghế bập bênh hoặc trong vòng tay bố mẹ.
- Cho con nghe nhạc nhẹ.
- Bế con trên tay hoặc đặt con trong xe đẩy đi bộ quanh nhà.
- Cho con nghe tiếng ồn trắng nhịp nhàng như tiếng quạt, hay tiếng máy rửa chén.
7. Lờ đi khi con đang ăn vạ
Ăn vạ với bố mẹ ở nơi công cộng là kịch bản mà trẻ mới biết đi thường hay sử dụng nhất. Và Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Tanya Remer Altmann, giảng dạy tại trường Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cho biết cách tốt nhất để chặn đứng cơn ăn vạ là bỏ qua nó. Khi trẻ đang ở một nơi an toàn, bố mẹ chỉ cần đừng nhìn vào con. Ngay khi nhận ra mọi nỗ lực của mình đều không có hiệu quả, trẻ sẽ ngừng khóc và mọi chuyện sẽ kết thúc.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa cho con món đồ chơi yêu thích để đánh lạc hướng và con sẽ quên ngay chuyện mình đang ăn vạ.
Mẹ trẻ kể về hành trình mang thai với bụng bầu rạn tan nát, lên bàn đẻ phải kí giấy cam kết "có thể chết"
Ngắm nhìn 2 con gái sinh đôi đáng yêu như thiên thần của chị Minh Thu, ít ai biết những đau đớn mà bà mẹ trẻ này đã trải qua khi mang thai.
Mang thai là hành trình tuyệt vời của người làm mẹ. Được chứng kiến con lớn dần trong cơ thể; cảm nhận những cú đạp, chuyển mình của con; lắng nghe nhịp tim thai... là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Nhưng bên cạnh đó các mẹ cũng phải hi sinh, đánh đổi rất nhiều khi phải chịu đựng những cơn ốm nghén mỗi ngày, cơ thể đau nhức mệt mỏi và khắp người xuất hiện những vết rạn chi chít.
Và điều này cũng không ngoại lệ với chị Minh Thu, 29 tuổi (sống tại TP.HCM). Hình ảnh bụng bầu sinh đôi rạn nứt, ửng đỏ của chị khiến nhiều người không khỏi xót xa. Thậm chí, chị còn gặp nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình sinh con và phải kí giấy cam kết "thai phụ có thể chết trên bản mổ".
Hình ảnh bụng bầu của chị Minh Thu khi mang song thai.
Bà mẹ trẻ tâm sự: "Việc mang thai 2 bé Na và Xu hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch. Thời điểm đó mình đang bị u nang buồng trứng với kích thước khá to. Mình nghĩ rằng đang theo dõi và điều trị u nang thì làm sao mà có thai nhanh vậy được?
Trước khi và sau khi đi Vũng Tàu về là mình đã trễ kinh được 1 tuần. Hôm đó đi chơi, nhưng linh tính như báo cho mình biết một điều gì đó rất kì diệu. Mình có leo lên 1 bức tượng cao đến 750 bậc thang, vừa đặt chân xuống dưới là cơ thể mệt lả. Về tới khách sạn mình nhờ chồng mua hộ que thử thai.
Sáng hôm sau mình dậy rất sớm và lấy cái que thử thai ra thử. Lúc đó trong lòng mình vừa hồi hộp vừa lo sợ, thật sự que thử đã lên 2 vạch nhưng rất mờ cảm giác như vẫn chưa chắc chắn lắm. Chiều tối khi mua que về thử lại thì kết quả vẫn thế. Mình cũng chờ thêm 2 tuần nữa đi siêu âm xem có thật là đã có em bé chưa. Kết quả, thai được 5 tuần, đã vào tử cung nhưng chưa thấy được phôi và tim, rồi bác sĩ hẹn mình thêm 2 tuần nữa đến siêu âm lại.
Chị Minh Thu bên 2 con gái sinh đôi Khánh Ngọc và Khánh Ngân (tên ở nhà là Na và Xu).
Sau 2 tuần, chiều hôm đó mình đang làm tự nhiên đi vệ sinh thấy ra máu nâu. Mình rất sợ, liền bắt taxi nhập viện và vào khoa cấp cứu. Các bác sĩ khám trong và siêu âm đầu dò, kết quả là mình mang song thai. Bác sĩ kê thuốc về uống và bảo rằng đó là ra máu báo chứ không sao cả".
Cả thai kỳ chị Minh Thu tăng 20kg, vì mang thai đôi nên bụng bầu của chị khá to khiến việc đi lại thường ngày rất khó khăn: "Bụng to ghì xuống 2 bên đùi rất đau. Đến tháng thứ 5 bụng mình bắt đầu xuất hiện những vết rạn và rất ngứa, cảm giác như nứt thịt ra vậy".
Gia đình 4 người nhà Minh Thu.
Ngoại trừ vấn đề rạn và ngứa, chị Minh Thu chia sẻ, quá trình mang thai của chị diễn ra khá suôn sẻ, sức khỏe của cả 3 mẹ con đều ổn định, nhưng đến tuần thứ 34 chị bất ngờ bị vỡ ối và phải mổ gấp. Trước khi vào phòng mổ, bác sĩ yêu cầu người nhà kí giấy cam kết đề phòng rủi ro. Đến tận bây giờ chị Thu vẫn còn nhớ như in giây phút đấy:
"Mình nằm đấy nghe mà lòng muốn suy sụp, sợ khóc là hại 2 con nên chỉ biết kiềm chế. Rồi bà ngoại kí vào tờ cam kết có nội dung: "Thai phụ sinh non có thể bị băng huyết, cắt bỏ tử cung và chết trên bàn mổ, em bé sinh non nguy cơ bị suy hô hấp". Cô y tá đó đọc tới đâu thì bà ngoại phải nghe theo rồi kí. Mình nghe mà như trời giáng xuống. Bà ngoại kí xong ra khỏi cửa phòng cấp cứu khóc như mưa".
2 bé Na và Xu khi mới sinh.
May mắn thay, ca mổ của chị Minh Thu diễn ra suôn sẻ, 2 bé sinh ra không phải ấp lồng, ở dưỡng nhi 1 đêm là được về phòng với mẹ. Bé chị Khánh Ngọc nặng 2,1kg, bé em Khánh Ngân nặng 1,9kg. Hiện 2 bé đã được hơn 8 tháng, vô cùng bụ bẫm và dễ thương như thiên thần.
Những hình ảnh đáng yêu của 2 bé.
Sau quá trình sinh nở vất vả, chị Minh Thu trải lòng: "Mình chỉ muốn chia sẻ vui buồn hạnh phúc và thiên chức làm mẹ mà không phải ai muốn cũng có được, dù có chuyện gì thì cũng phải luôn lạc quan mạnh mẽ thì con mới mạnh khỏe nhé các mẹ".
Theo Helino
Bông hoa rừng "nở" sớm... Nhiều HS và GV Trường PTDTBT THCS liên xã Cà Dy - Ta Bhing (Nam Giang) mắt đỏ hoe khi xem tiểu phẩm về một HS, mới 14 tuổi đã bị cha mẹ buộc nghỉ học, ở nhà lấy chồng chỉ để... bớt đi một miệng ăn. Đây là câu chuyện vẫn xảy ra ở bản làng vùng cao Quảng Nam. Những lời...