Lần đầu làm mẹ: 24 giờ sau sinh, cần làm ngay điều này cho mẹ và bé
Sau khoảnh khắc tuyệt vời đón chào “thiên thần”, được ôm con vào lòng và ngắm nghía hình hài con yêu, nhiều bà mẹ lúng túng không biết nên và cần phải làm những gì.
Lần đầu làm mẹ, tôi khá vụng về trong khoản chăm lo cho bản thân và em bé từ cách bế, cho con ti… đến việc bản thân đi, đứng, ngồi… như thế nào cũng cần có người chỉ bảo. Điều này, chắc không chỉ riêng mình tôi mà nhiều bà mẹ trẻ cũng gặp phải đúng không?
Sau khi sinh xong, sản phụ sẽ được chuyển tới phòng hồi sức và y tá sẽ theo dõi bạn trong vòng 2 tiếng. Sau đó, bạn và em bé sẽ được chuyển sang phòng thường.
Nên ăn cháo và uống sữa bò
Khi chuyển sang phòng thường, sản phụ nên ăn cháo và uống sữa bò ngay. Việc sinh nở rất mất sức, sản phụ nạp ngay thức ăn để lấy lại sữa còn theo kinh nghiệm dân gian uống sữa bò nóng sẽ kích thích sữa về nhanh.
Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 6 – 8 giờ
Sinh xong, các bà mẹ nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 6 – 8 giờ, lưu ý không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu.
Thỉnh thoảng, các mẹ xoay trở mình, nghiêng phải, nghiêng trái sau đó có thể vận động sớm sau 6 giờ.
Nên tập đi sớm
Với những bà mẹ sinh mổ, việc tập đi rất quan trọng bởi nếu như lười vận động sẽ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón, nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…; gây viêm phổi sau phẫu thuật do nằm một chỗ, phổi bị ứ đọng.
Do vậy, việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm các nguy cơ biến chứng.
Video đang HOT
Nên vệ sinh thân thể sạch sẽ
Sang ngày hôm sau, mẹ cần rửa toàn thân ngay bằng nước ấm sạch và lau khô người nhằm giúp cơ thể được vệ sinh tốt, trên mặt da các lỗ chân lông được hô hấp thông thoáng, tránh gây nhiễm trùng da.
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý việc vệ sinh răng miệng, không nên sử dụng bàn chải sớm mà vệ sinh bằng cách súc miệng tránh bị ra máu chân răng.
Để tránh hiện tượng bí tiểu sau sinh, các mẹ nên tập đi tiểu từ 2 đến 3 giờ sau khi rút ống thông tiểu.
Sau sinh, hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, trung bình thấm 4 – 5 băng vệ sinh, bà mẹ cần thay băng vệ sinh ngay sau khi băng đã thấm sản dịch, không nên băng vệ sinh quá 6 giờ vì điều đó có thể gây chậm liền vết khâu tầng sinh môn, có thể có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, bà mẹ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều.
Nên có chế độ ăn hợp lý
Bà mẹ được ăn cơm ngay sau 2 – 4 giờ sinh thường, các món ăn cần nấu chín và nóng, tập trung là thịt, trứng với số lượng nhiều hơn bữa ăn hàng ngày, thức ăn đi kèm là rau luộc chín và canh nấu chín có hầm giò heo hoặc thịt bò, thịt gà. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây tươi chín như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… có thể kèm các loại chè đậu nấu, ăn nóng.
Nên cho con bú sớm để kích thích sữa về
Sau khi sinh, dù là sinh mổ hay sinh thường, mẹ nên cho con bú ngay càng sớm càng tốt. Mặc dù, sữa đầu có nhưng số lượng rất ít, nhưng động tác cho bé bú, giúp cho sự bài tiết sữa về nhanh hơn do phản xạ mút của bé từ đầu vú, sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa.
Mặt khác trong 3 ngày đầu, sữa mẹ gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể rất cao giúp cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường miễn dịch cho trẻ.
Việc cho bé bú sớm không chỉ giúp gắn kết tình mẫu tử, tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp tử cung của mẹ co bóp, mau phục hồi, giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.
Sang ngày thứ 3 sau sinh, thường có hiện tượng cương sữa, biểu hiện hai vú cương cứng, ấn đau, có thể kèm theo sốt nhẹ.
Với các bà mẹ sinh lần đầu ít kinh nghiệm như mình sẽ tưởng rằng bị tắc tia sữa. Nhưng thực ra, đó là dấu hiệu sữa về, các bà mẹ cần cần sự giúp đỡ của ông bố hay người thân trong gia đình thực hiện động tác mát-xa vú hoặc có thể dùng máy hút sữa. Một khi không hiệu quả, có thể chườm mát, không nên chườm nóng. Cách thức xử trí: dùng khăn mặt thấm ướt để trong ngăn đá tủ lạnh sau 15 – 20 phút, mang ra chườm trên bầu vú, động tác như vậy giúp hiện tượng co mạch, làm giảm cương sữa. Ngoài ra, cần lau sạch vú thường xuyên nhằm nhiễm trùng đầu vú.
Đó là kinh nghiệm của mình còn với các bà mẹ khác thì sao? Nếu có những ý kiến đóng góp nào bạn có thể chia sẻ dưới bài viết này.
Phong Linh
Theo nguoiduatin
4 sự thật về loại vi khuẩn bị nhầm tưởng 'ăn thịt người'
Số ca nhiễm bệnh Whitmore liên tiếp tăng tại các bệnh viện. Điều này gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy - Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội, Cố vấn khoa nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Whitmore đang bị hiểu lầm là vi khuẩn "ăn thịt người". Điều đó khiến người dân hoang mang. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, người dân cần có hiểu biết đúng về căn bệnh này.
Ảnh minh họa
Whitmore không phải vi khuẩn ăn thịt người
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có tên khoa họ là Burkholderia pseudomallei. Đây một loại vi khuẩn gram âm, yếu, tồn tại trong bùn, đất và chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da. Vi khuẩn này chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể có đề kháng kém như các bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính.
Bệnh nhân không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hoại tử các tổ chức. Các tổ chức vi khuẩn hay tấn công là xương cánh mũi, xương hàm, các tổ chức cơ tay và chân.
"Trường hợp bị nặng mới gây hoại tử. Vi khuẩn Whitmore không có khả năng ăn các tế bào nên không thể gọi là vi khuẩn 'ăn thịt người' như nhiều người nhầm tưởng. Hiểu lầm này sẽ gây tâm lý hoang mang cho người dân", PGS Huy cho hay.
Không lây từ người sang người
Whitmore hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người khi tiếp xúc nói chuyện. Đó cũng không phải là virus ký sinh trên động vật, thực vật và con người. Đây chỉ là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc, ít gặp ở người có sức khỏe bình thường.
Bệnh Whitmore có thể lây nhiễm qua đường không khí nhưng với xác xuất rất nhỏ. Trong môi trường ô nhiễm khói bụi nặng, vi khuẩn mới có thể xâm nhập vào cơ thể con người có đề kháng kém.
Bệnh không dễ dàng lây lan, do đó, người dân không phải quá lo lắng coi căn bệnh này là căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Không gây ra dịch
Bệnh Whitmore không phải là hiếm, thường xuyên có mặt ở môi trường ô nhiễm nhưng không có khả năng gây ra dịch. Người mắc bệnh thường lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.
Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bùn đất, nơi vi khuẩn whitmore cư trú, việc nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore là điều khó tránh khỏi.
Đặc biệt, những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Đối với những bệnh nhân này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi sức đề kháng của họ đã suy giảm, khó có khả năng phản ứng tốt với vi khuẩn.
Những người có sức đề kháng cao, sức khỏe tốt, trong lao động không may để xảy ra xước chân tay, nếu được vệ sinh sạch sẽ, băng bó cẩn thận và khử trùng tuyệt đối, hoàn toàn có thể phòng tránh được việc nhiễm Whitmore. Người bệnh cần cách ly với môi trường bùn đất đến khi vết thương đã lành và khỏi hẳn.
Bệnh cần được chữa dứt điểm
Người bệnh whitmore nếu tuân thủ đúng pháp đồ của bác sĩ sẽ được điều trị khỏi, không để lại biến chứng. Sau khi người bệnh đã hoàn toàn ổn định về lâm sàng, cắt cơn sốt, sức khỏe phục hồi, phải tiếp tục uống thuốc dự phòng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh khi thấy cơ thể khỏe lại, không thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, không uống thuốc kháng sinh để diệt hết mầm mống vi khuẩn vẫn còn trong máu. Sai lầm này khiến bệnh dễ dàng tái phát.
Theo Zing
Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh cúm mùa Nhằm chủ động phòng tránh và phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để bệnh cúm lây lan, kéo dài, lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, Sở Y tế đề nghị Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường tuyên truyền để đông đảo người dân được biết; vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà...