Lần đầu ghi được chính xác thời điểm virus SARS- CoV-2 xâm nhập tế bào khỏe mạnh
Khoảnh khắc virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào bên trong một tế bào khỏe mạnh lần đầu tiên được kính hiển vi ghi nhận lại một cách chính xác.
Các nhà nghiên cứu từ tổ chức Oswaldo Cruz Foundation ở Brazil đã sử dụng một kính hiển vi tia electron cực mạnh để chụp lại chính xác thời điểm virus gây ra dịch Covid-19 tấn công các tế bào bình thường.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng mẫu tế bào được phân lập từ một cá thể khỉ xanh châu Phi, cùng với mẫu virus được thu thập từ mũi và cổ họng của một bệnh nhân Covid-19 để tiến hành thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu, được chỉ đạo bởi Giáo sư Débora Barreto, giải thích: “Các tế bào bị nhiễm trùng được đưa đến phòng thí nghiệm nơi chúng được kiểm tra dưới kính hiển vi electron – để ghi lại chính xác khoảnh khắc các tế bào bị virus tấn công.”
Khoảnh khắc chính xác virus SARS-CoV-2 xâm nhập một tế bào khỏe mạnh (Ảnh: Oswaldo Cruz Foundation)
Các hình ảnh qua kính hiển vi cho thấy virus SARS-CoV-2 xâm nhập qua thành màng tế bào, trước khi ngấm vào tế bào chất – một loại dung dịch dày có chức năng lấp đầy từng tế bào trong cơ thể.
Từ đó, virus có thể đi qua nhân của tế bào nơi lưu trữ thông tin di truyền, và gây nhiễm trùng.
Ông Nick Routley từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), người không tham gia nghiên cứu, giải thích: “Cấu tạo di truyền chính của bất kỳ loại virus nào là tạo ra các bản sao của chính nó, và virus SARS-CoV-2 cũng không phải ngoại lệ.
Một khi RNA của virus xâm nhập vào một tế bào, các bản sao mới của nó sẽ được tạo ra và tế bào sẽ dần bị tiêu diệt trong quá trình này, khiến nhiều virus mới được giải phóng để tiếp tục lây nhiễm các tế bào lân cận trong phế nang.
Video đang HOT
Các hình ảnh kính hiển vi cho thấy virus xâm nhập qua thành màng tế bào, trước khi xâm nhập vào tế bào chất – dung dịch có chức năng dày lấp đầy từng tế bào trong cơ thể (Ảnh: Oswaldo Cruz Foundation)
Các quá trình xâm chiếm tế bào để sinh sản của virus sẽ gây viêm phổi, kích thích phản ứng miễn dịch. Khi quá trình này diễn ra, chất lỏng bắt đầu tích tụ trong phế nang, gây ho khan và khó thở.
Ở những trường hợp nghiêm trọng nhất, Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) sẽ xảy ra do chất lỏng giàu protein từ phổi đi vào máu, dẫn đến sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Đây thường là nguyên chính nhân gây tử vong cho những người đã bị nhiễm Covid-19.”
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Việt Anh
5 sai lầm trong phòng ngừa virus corona
Dùng máy sấy tay, đèn khử trùng, bôi rượu và clo lên khắp cơ thể... không thể tiêu diệt được nCoV, theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Dưới đây là tư vấn phòng chống nCoV của Tổ chức Y tế Thế giới WHO:
1. Máy sấy tay tiêu diệt virus corona không?
Không. Máy sấy tay không có tác dụng trong việc tiêu diệt virus corona. Để bảo vệ bản thân khỏi virus corona, bạn nên thường xuyên làm sạch tay bằng cồn hoặc rửa tay kỹ với xà phòng và nước.
Sau khi làm sạch tay, bạn hãy lau khô bằng khăn sạch hoặc máy sấy tay thổi ra khí ấm.
2. Đèn khử trùng bằng tia cực tím có thể diệt trừ virus corona không?
Không nên sử dụng đèn UV để khử trùng tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể vì bức xạ UV có thể gây kích ứng da.
Hình ảnh từ kính hiển vi cho thấy virus corona trên bề mặt tế bào. Ảnh: Handout
3. Có thể dùng rượu hoặc clo phun lên khắp cơ thể để tiêu diệt virus không?
Không. Nhiều người có thói quen dùng rượu hoặc clo để diệt khuẩn nhưng cách này không diệt được virus đã xâm nhập vào trong cơ thể. Không chỉ vậy, cách này còn gây hại cho mắt, mũi, miệng nếu làm sai cách.
Lưu ý rằng rượu và clo là những chất dùng để khử trùng bề mặt, nhưng để hiệu quả nhất chúng cần được sử dụng một cách phù hợp.
4. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có giúp ngăn ngừa lây nhiễm virus corona không?
Không có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể bảo vệ bạn khỏi virus corona. Một số bằng chứng hạn chế cho thấy thường xuyên rửa mũi bằng nước muối có thể giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, việc làm này chưa được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa các nhiễm trùng đường hô hấp.
5. Nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus corona không?
Không có bằng chứng cho thấy sử dụng nước súc miệng sẽ bảo vệ bạn khỏi nhiễm virus corona. Một số sản phẩm nước súc miệng có thể loại bỏ một số vi khuẩn nhất định ở nước bọt trong miệng trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nước súc miệng có thể bảo vệ bạn khỏi virus corona.
Thúy Quỳnh
Theo vnexpress.net
Thêm một loài vật bị nghi là trung gian truyền virus SARS-CoV-2 sang người Một nghiên cứu công bố mới đây cho rằng dịch Covid-19 có thể đã xuất phát từ những con chó đi lạc ăn phải thịt dơi. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nghiên cứu này không thuyết phục. Giáo sư Xuhua Xia từ khoa sinh học của Đại học Ottawa, Canada, cho rằng những con chó đi lạc là vật chủ trung...