Lần đầu được ngồi ô tô sang, cô gái vì dốt tiếng Anh nên có pha làm màu quê chưa từng thấy
Có lẽ sau vụ việc quê liểng xiểng này, cô hot girl sẽ phải tham gia một khóa học tiếng Anh cấp tốc ngay thôi!
Mới đây, cộng đồng mạng truyền tay nhau bức ảnh check-in sống ảo của cô gái nọ. Qua bức ảnh, có thể thấy cô gái đang ngồi trên một chiếc ô tô sang xịn. Phần vô lăng xe được cô chụp lại và đăng trên story. Vốn dĩ, khoảnh khắc sang chảnh này có thể khiến cô nhận được sự trầm trồ, ngưỡng mộ của bạn bè. Nhưng vì trình độ tiếng Anh quá í ẹ nên tự cô gái đã đẩy mình vào tình huống… quê hết sức.
Được biết chiếc xe sang xịn này thuộc hãng Volkswagen. Đây là một hãng sản xuất xe hơi của Đức và là một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc hãng bao gồm Audi, Bentley, Skoda, Lamborghini, Bugatti, SEAT, Porsche và Volkswagen.
Xin giới thiệu với các bạn, đây là dòng xe “TÚI KHÍ”.
Tuy nhiên, cô nàng nọ lại không biết điều này. Thấy chữ “Airbag” ở phía táp lô, cô liền tưởng là tên hãng xe và đăng caption. Nhưng than ôi, “airbag” có nghĩa là “túi khí”. Nó vốn là một thiết bị an toàn trong ô tô, được thiết kế để phồng lên cực kỳ nhanh chóng, giúp bảo vệ người ngồi trên xe khỏi những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm.
Tùy vào mẫu xe mà các nhà sản xuất có thể lắp đặt từ một đến rất nhiều túi khí bên trong xe hơi để bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách khi xảy ra va chạm. Thông thường có túi khí phía trước, túi khí gắn bên sườn xe, túi khí đầu gối, túi khí rèm phía sau, túi khí trung tâm, túi khí trên dây đai an toàn, túi khí trên trần xe.
Thực chất, ngay cả khi không biết tên hãng xe là gì nhưng chỉ cần nhìn chữ “airbag”, nếu có vốn tiếng Anh sơ sơ thì bạn sẽ dịch được ngay nó là túi khí! Chính vì sự hài hước này nên hình ảnh sống ảo của cô gái nọ đã nhận đến hơn 11k lượt like trong vòng vài giờ đồng hồ chia sẻ. Phần lớn cư dân mạng đều không nhịn được cười trước sự cố này.
Một số tài khoản Facebook để lại những bình luận hài hước như: “Người thành công luôn có hãng xe riêng của mình”, hay “Airbag này là hãng nổi tiếng đấy. Giờ xe nào ra đường cũng phải có logo của hãng này”, “Xin chào, đây là bộ phận Volkswagen của dòng xe Airbag. Dòng xe Airbag của chúng tôi cùng tập đoàn với dòng xe Airblade”,…
Có lẽ sau vụ việc quê liểng xiểng này, cô hot girl sẽ phải tham gia một khóa học tiếng Anh cấp tốc ngay thôi!
Ông bố người Tày và những chuyến đi vượt 150km mỗi tuần cùng con học ngoại ngữ: Bé 11 tuổi nói tiếng Anh như gió, giành được học bổng Mỹ
Một hành trình nhiều "gian nan" theo đúng nghĩa, nhưng kết quả nhận về cũng thực sự ngọt ngào.
Một ngày cuối tuần, như nhiều cuối tuần khác, anh Hà Khánh Tùng lại "lục đục" đưa con là bé Hà Lâm Trúc từ Lạng Sơn xuống Hà Nội để "gặp Tây". Đây là thói quen bắt đầu từ mùa hè năm Trúc 8 tuổi. Con gái anh Tùng năm nay đã lên tuổi 11, tự tin, tiếng Anh ổn và giành học bổng của trường phổ thông trực tuyến Mỹ tại Việt Nam.
Đứng trước camera điện thoại, Lâm Trúc tự tin diễn thuyết, thậm chí đọc rap các bài hát yêu thích và lồng tiếng cho những bộ phim nổi tiếng bằng tiếng Anh. Điều ngạc nhiên là bé chỉ học trường huyện, đồng thời tự học với sự đồng hành của bố mình - một người cũng không rành tiếng Anh và chưa học qua bất cứ trung tâm tiếng Anh nào.
Hành trình gần 6 năm đồng hành cùng con tự học tiếng Anh của anh Tùng nhận về "quả ngọt"
Giai đoạn đầu dạy con chẳng khác gì "dắt ốc sên đi dạo"
"Dắt ốc sên đi dạo" là cụm từ anh Tùng dùng để nói về quá trình đầu tiên khi quyết định cùng con học tiếng Anh. Khi đó, hai bố con xa cách hai nơi (anh Tùng làm việc ở Hà Nội, bé Trúc ở Lạng Sơn cùng ông bà nội).
Thời gian đầu muốn con làm quen với tiếng Anh, anh Tùng sử dụng phương pháp "tắm ngoại ngữ". Anh cho con xem các chương trình trẻ em trên YouTube, nghe bài hát tiếng Anh và dần dần làm quen với phần mềm dạy phát âm.
Tiếng Anh chỉ bập bẹ, chưa biết phải dạy con từ đâu, anh Tùng nhờ bạn bè gửi tài liệu và phương pháp dạy học tại các trường quốc tế. Sợ dạy con phát âm sai, trước mỗi buổi học, anh tra Google cách đọc rồi học thuộc, sau đó nhắc lại với con để bé có phản xạ trả lời. Anh cũng học một số mẫu câu đơn giản để tương tác cùng con.
Không ở gần con nhưng tối nào anh cũng gọi điện thoại giao bài tập và kèm cặp. Anh tạo lịch học từng ngày và con gái phải báo cáo kết quả vào cuối ngày. Cuối tuần, anh từ Hà Nội về Lạng Sơn để học cùng con, đánh giá kết quả bằng cách dựa vào bài mẫu, xem con hiểu được đến đâu.
"Giai đoạn đầu chưa vào nếp, con không hợp tác nên việc học không hiệu quả. Trong khi việc học tiếng Anh muốn hiệu quả phải cần tạo thói quen, duy trì thói quen và quan trọng nhất là tạo hứng thú cho con. Thời gian đầu, Lâm Trúc chưa quen nên sợ học, mình lại dễ nổi cáu nên đôi khi thấy... chán, nhiều lần tính bỏ cuộc. Có lần, mình phải về Lạng Sơn liên tục trong tháng để rèn con vào nếp".
Tuy nhiên, dần dần anh Tùng nhận ra việc quát nạt không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng ngược. Ông bố chuyển sang cách đặt kỷ luật mềm, có thưởng, có phạt khiến Lâm Trúc hứng thú hơn.
Bé bắt đầu việc "chơi mà học" cùng bố từ năm 5 tuổi. Đến khoảng năm lớp 3, Trúc bắt đầu nói tiếng Anh thường xuyên hơn, thuyết trình và giao tiếp nhiều. Anh Tùng cho con tự nói về các chủ đề xung quanh hằng ngày rồi làm video gửi bố.
Vượt 150km gặp... Tây
Ông bố vui mừng thấy con đã "vào guồng" và yêu thích tiếng Anh thực sự. Không thể dạy con mãi, cũng như để gắn lý thuyết với thực hành, Trúc thường xuyên được bố đưa đến chợ quê, các làng du lịch cộng đồng để gặp khách nước ngoài. Lâu dần, em trở thành "hướng dẫn viên nhí" tại một vài homestay gần nhà và nhận được sự yêu mến của du khách quốc tế.
Mùa hè năm Lâm Trúc 8 tuổi, anh Tùng đưa con xuống Hà Nội. Biết con thích kem Tràng Tiền, anh mua những con thú đồ chơi để con bán dạo quanh Hồ Gươm và đặt chỉ tiêu nói chuyện với 5-10 người nước ngoài sẽ được bố thưởng kem. Ban đầu, Trúc ngại, cần bố hỗ trợ, nhưng sau đó chủ động bắt chuyện du khách.
Ngoài tiếng Anh, lâm Trúc mê nhảy, lồng tiếng cho phim hoạt hình, đọc rap.
Từ đó, anh đưa con xuống Hà Nội mỗi cuối tuần để con có cơ hội nói tiếng Anh và làm thiện nguyện. Ngoài tiếng Anh, con gái mê nhảy, lồng tiếng cho phim hoạt hình, đọc rap. Cô bé tự học nhảy từ các video trên mạng, tự quay video thuyết trình bằng điện thoại.
Học ngoại ngữ không cần thông minh, chỉ cần khả năng bắt chước
Theo anh Tùng, Youtube nói riêng hay các công cụ hỗ trợ nói chung chỉ đóng vài trò một phần, còn sự đồng hành của gia đình là vô cùng quan trọng. "Bố mẹ chính là người hiểu con mình nhất, chỉ cần tạo cho con thói quen, hứng thú thì việc học sẽ hiệu quả hơn".
"Bên cạnh đó, việc học tiếng Anh cần có thời gian chứ không phải một sớm một chiều, nhanh cũng 2, 3 năm còn như hai bố con mình thì cần đến 4, 5 năm vì quá trình học cùng con và đi lại khá mất thời gian. Tóm lại khi đã muốn học tiếng Anh, bạn phải dành thời gian vào nó chứ không chỉ một vài tuần, vài tháng là muốn đạt kết quả ngay. Phải đều đặn hằng ngày, ít nhất 1 ngày phải dành cho việc học tiếng Anh một giờ đồng hồ".
Lâm Trúc quen dần với những ngày cuối tuần vượt quãng đường 150km học tiếng Anh cùng bố.
Ông bố này chia sẻ, tiếp xúc ngoại ngữ càng sớm con sẽ càng phát âm chuẩn như người bản xứ. Vấn đề là bố mẹ phải chọn lọc kênh sao cho chuẩn, chẳng hạn tìm các kênh nói giọng Anh - Mỹ hay Anh - Anh. "Nhiều bố mẹ sợ học sớm con bị loạn ngôn, tuy nhiên theo mình thấy, mới đầu có thể hơi lẫn lộn nhưng tự bản thân trẻ sau đó sẽ có sự tiếp thu và điều chỉnh trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ".
Hiện Lâm Trúc đã giữ liên lạc với một số bạn nước ngoài nên có thể giao tiếp thường xuyên, cùng với việc học ở trường và chương trình phổ thông trực tuyến Mỹ của Ivy Global School nên thỉnh thoảng anh mới đưa con về Hà Nội.
"Bố mẹ muốn đồng hành cùng con học tiếng Anh hay bất cứ một môn gì khác, trước hết phải thay đổi nhận thức rằng mình sẽ làm được. Bây giờ có internet, nhiều công cụ hỗ trợ nên việc học cũng dễ dàng hơn nhiều. Chính suy nghĩ của bố mẹ rằng mình không biết làm gì và không bắt đầu hành động thì không bao giờ có kết quả cả. Trong quá trình làm mình thấy sai ở đâu thì sửa đến đấy, dần dần sẽ định hình một phương pháp nhất định"
"Mình nghĩ bất cứ một ai cũng có thể học tốt tiếng Anh nếu biết áp dụng đúng phương pháp và có sự kiên trì. Học ngôn ngữ không cần thông minh, chỉ cần khả năng mô phỏng và bắt chước âm. Nghe nhiều thì nói được và đọc nhiều thì viết được", anh Tùng chia sẻ.
Phiên dịch viên Trung Quốc bất ngờ nổi tiếng vì xinh đẹp Cái tên Zhang Jing được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) sau khi nữ phiên dịch viên thể hiện phong thái chuyên nghiệp tại hội đàm Mỹ - Trung ở Alaska. Nhờ phiên dịch trơn tru bài phát biểu mở màn dài hơn 15 phút của ông Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm văn phòng Ủy ban Công tác...