Lần đầu điện đàm, Trump và Putin nói gì?
Ông Trump có thái độ với Moscow hoàn toàn khác Obama, theo Chủ tịch Duma quốc gia Nga.
Hai nhà lãnh đạo Trump (trái) và Putin (phải) đã điện đàm về Syria và quan hệ Nga-Mỹ.
Điện Kremlin ngày 14.11 thông báo ông Trump và Tổng thống Nga Putin đã thống nhất chia sẻ quan điểm về “những nỗ lực đoàn kết chiến đấu với kẻ thù chung số một là khủng bố quốc tế và chủ nghĩa cực đoan”. Hai nhà lãnh đạo cũng bàn các phương án giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ông Putin và Trump bày tỏ quan tâm đặc biệt tới tầm quan trọng của việc thiết lập nền tảng ổn định cho các mối quan hệ song phương, bằng cách phát triển các mối quan hệ thương mại, kinh tế giữa hai quốc gia và hướng tới “hợp tác bền chặt”. Họ cũng đồng ý giữ liên lạc thường xuyên qua điện thoại.
Năm tới, Nga và Mỹ sẽ kỷ niệm 210 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Đây sẽ là động lực thúc đẩy họ hướng tới “hợp tác có lợi lẫn nhau, thỏa mãn những lợi ích của hai nước đồng thời tăng cường sự ổn định và an toàn trên thế giới”, thông báo của điện Kremlin viết.
Nhóm làm việc của ông Trump trước đó thông báo rằng người đứng đầu điện Kremlin đã gửi lời chúc mừng, sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin ngày 13.11 nói rằng hai nhà lãnh đạo Putin và Trump chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng có thể “làm thay đổi cơ bản tình hình trong mối quan hệ Nga-Mỹ.
Ông Volodin tiết lộ rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ các sáng kiến của Nga và làm gia tăng căng thẳng, từ đó gây ra sự thù địch giữa hai quốc gia, trong khi ông Trump có thái độ hoàn toàn khác với Moscow.
“Nếu ông Trump thực hiện lời hứa của mình, nó sẽ giúp thay đổi cơ bản tình hình. Chúng tôi chỉ xem ông ấy là một ứng cử viên, nhưng chúng tôi sẽ chờ xem ông ấy sẽ là một tổng thống như thế nào”, Chủ tịch Duma quốc gia Nga nói.
Trong khi đó, phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin ngày 14.11 thông báo Moscow không có kế hoạch liên hệ trực tiếp với Tổng thống Mỹ đắc cử trước lễ nhậm chức vào tháng 1.2017, nhưng ông không loại trừ khả năng liên hệ qua thư và điện thoại.
Theo Huy Phong (Theo RT) (Dân Việt)
TQ dọa không mua iPhone Mỹ nếu Trump siết thương mại
Tỉ phú Mỹ từng tuyên bố áp 45% thuế lên các mặt hàng Trung Quốc và gọi nước này là "kẻ trộm gian xảo nhất thế giới".
Biển hiệu Trump trở thành tổng thống được viết bằng tiếng Trung.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, Trump liên tục công kích Trung Quốc và dọa sẽ áp 45% thuế lên các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ và phản đối nhân dân tệ là một công cụ tiền tệ quốc tế.
Tỉ phú đảng Cộng hòa từng mạnh miệng tuyên bố Bắc Kinh là "kẻ trộm gian xảo nhất thế giới" hồi tháng 8 vừa qua.
Ngày 14.11, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã cảnh báo những biện pháp cấm vận thương mại của Trump sẽ là một sai lầm tệ hại. "Nếu Trump phá bỏ quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, rất nhiều ngành công nghiệp ở Mỹ sẽ lãnh đủ. Tân tổng thống sẽ bị chỉ trích về sự liều lĩnh và kém cỏi của mình", bài xã luận viết.
Thời báo Hoàn cầu khẳng định bất kì hàng rào thương mại nào áp lên các sản phẩm Trung Quốc sẽ bị đáp trả tương ứng: "Những hợp đồng máy bay Boeing sẽ bị chuyển thành đơn hàng của Airbus. Xe hơi, điện thoại Mỹ sẽ giảm doanh số. Ngô, đậu nành của Mỹ sẽ ngừng tiến vào thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh hoàn toàn có thể hạn chế số sinh viên đi du học Mỹ".
"Gây khó dễ cho Trung Quốc sẽ không có lợi cho Trump chút nào", bài xã luận nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng gửi đi thông điệp cảnh báo Trump "gây hấn" với Bắc Kinh. Phát ngôn viên Lục Khảng trả lời phóng viên cuối tuần trước: "Tôi tin rằng bất kì chính trị gia Mỹ nào nếu đặt lợi ích người dân lên trên hết, họ sẽ đưa ra các chính sách hợp tác về kinh tế và thương mại với Trung Quốc".
Bài xã luận của Trung Quốc đăng tải chỉ vài giờ sau khi Trump gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Trump cũng cảm ơn người đứng đầu nhà nước Trung Quốc về lời chúc mừng chiến thắng.
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh vẫn đang tìm cách lí giải liệu quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Trump sẽ phát triển theo hướng nào. Nhiều ý kiến cho rằng ông Trump sẽ rất khó áp đặt chính sách thuế 45% lên các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Paul Haenle, một nhà ngoại giao kì cựu người Mỹ, giám đốc trung tâm Carnegie-Thanh Hoa tại đại học Thanh Hoa danh tiếng, nói: "Bài học lớn nhất Trung Quốc muốn rút ra từ cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống lần này là người đứng đầu Nhà Trắng sẽ thực dụng hơn khi chính thức nắm quyền. Bắc Kinh đang muốn Trump hiểu điều đó".
Dân Trung Quốc rất ủng hộ Trump dù tỉ phú bất động sản thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh.
Ông Haenle cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ sẽ gây hại cho nền kinh tế Mỹ đồng thời ảnh hưởng quan hệ hai bên Mỹ-Trung Quốc.
"Nếu ông ta áp đặt thuế 45% lên các sản phẩm, hàng hóa nhập từ Trung Quốc, nền kinh tế và lợi ích của Mỹ sẽ bị phương hại. Mục đích ban đầu của Trump sẽ không đạt được bằng cách này. Do đó, khi đưa ra chính sách cụ thể trong thời gian tới, Trump sẽ phải trung hòa các tuyên bố mạnh bạo trước đây", Haenle nói.
Theo Quang Minh - Guardian (Dân Việt)
Vì sao Trump không toàn quyền làm chủ tên của mình ở TQ? Donald Trump nổi tiếng với những khối bất động sản mang tên ông ở Mỹ, nhưng lại không thể sử dụng tên mình đặt cho các tòa nhà của ông ở Trung Quốc. Trump kiện lên chính quyền Trung Quốc 2 lần nhưng bị xử thua cuộc. Theo tòa án tối cao ở Bắc Kinh, một công ty xây dựng sở tại đã...