Lần đầu đến nhà bạn trai thiếu gia chơi, nhìn căn phòng tối tăm, ẩm thấp trong biệt thự 10 tỷ mà cô gái muốn “bỏ của chạy lấy người”
Khi cô vừa tiến lại gần chào hỏi thì bạn trai đã kéo Vân lại một cách khó hiểu. Sau đó thì đã muộn nên cô phải rời khỏi ngôi biệt thự để lên Hà Nội cho kịp.
Có muôn vàn những câu chuyện ra mắt hay ho mà các cô gái chia sẻ trên diễn đàn mạng xã hội. Đa phần toàn là chuyện bị mẹ bạn trai thử thách bằng mấy trò dọn dẹp, rửa bát… nhưng bất ngờ như phim trong câu chuyện của cô gái dưới đây thì thật khó tưởng tượng.
Vân kể: “Mình và anh yêu nhau rất thuận lợi. Nghe nói bố anh làm kinh doanh, tuy ở tỉnh lẻ nhưng rất giàu có. Thực chất mình không quan tâm đến vấn đề ấy lắm vì cả gia đình mình không phải là người hám của. Bạn bè anh ấy thì bảo mình tốt phúc lấy được con nhà đại gia. Người thân mình lại bảo ‘dễ gì mà cưới được cô gái hộ khẩu Hà Nội’. Mình cũng chẳng quan tâm đến thiên hạ bình phẩm vì đối với mình, con người anh mới là quan trọng.
Ảnh minh họa
Rồi cũng đến ngày anh ngỏ ý muốn đưa mình về quê chơi. Thực ra hôm đó bọn mình đi công tác dưới tỉnh, tiện ghé qua nhà anh. Tầm giờ ấy cũng chỉ có mẹ và em gái anh ở nhà thôi. Mình vui vẻ mua một chút hoa quả biếu hai bác và hồi hộp chờ đợi giây phút được diện kiến người nhà anh”.
Vân được anh bạn trai đưa đến một ngôi biệt thự 5 tầng. Dù nó không quá tráng lệ nhưng cảnh quan khuôn viên xung quanh rất đẹp. Vân bất ngờ khi anh giới thiệu đây là nhà anh. Cô cũng từng tưởng tượng nhưng không nghĩ nó lại lớn đến thế.
Ra tiếp đón họ là mẹ anh. Bà đẹp sang trọng và quý phái lại còn rất thân thiện với Vân. Khác hẳn những câu chuyện ra mắt nhà bạn trai kinh khủng mà Vân hay đọc trên mạng, nhà anh có giúp việc và cô không phải động tay vào bất cứ việc gì. Họ ở lại ăn cơm tối rồi mới lên thành phố.
Mẹ anh vô cùng dễ gần, hỏi han Vân đủ thứ chuyện, còn bắt con trai mình tự tay đi pha nước cam cho cô uống. Bà mang album ảnh ra khoe với Vân những mốc trưởng thành của anh cùng rất nhiều câu chuyện thú vị. Xem ra Vân sắp được làm dâu nhà hào môn rồi. Bà có nói bố anh hay đi công tác suốt nên lúc nào rảnh 2 người về chơi cho bà đỡ buồn. Căn nhà to rộng mà neo người quá.
Ăn xong, anh đưa Vân đi xem một vòng quanh ngôi nhà, quả thật quá đẹp và diễm lệ. Nhưng có một điều làm cô nhớ mãi: “Khi đi xuống cuối khu vườn có một căn phòng khá khuất, mình liên tục nghe thấy tiếng hát ru nên có hỏi anh thì anh bảo chắc ở bên hàng xóm người ta mở nhạc. Mình đã bước qua nó rồi mà vẫn tò mò vì ánh điện le lói vàng chứ không phải ánh sáng trắng như những phòng khác”.
Có điều gì đó thôi thúc cô gái trẻ, cô hi vọng không phải do mình xem phim kinh dị nhiều quá mà sinh hoang tưởng. Nhưng đúng là không thể tin nổi, khi cô lén ra đó một lần nữa, có một người phụ nữ trung tuổi nhìn cô mỉm cười. Khi cô vừa tiến lại gần chào hỏi thì bạn trai đã kéo Vân lại một cách khó hiểu. Sau đó thì đã muộn nên cô phải rời khỏi ngôi biệt thự để lên Hà Nội cho kịp.
Vân kể, bản thân cô luôn canh cánh về những gì mình nhìn thấy, không phải ma mị hay điều gì đáng sợ, người phụ nữ ấy rất hiền, không mặc đồ trắng hay dọa người khác. Nhưng tại sao căn phòng bà ở trông lại đáng sợ thế. Và bà là ai trong ngôi nhà ấy?
Video đang HOT
“Mình kể qua với mẹ, bà bảo gia đình phức tạp thế thì phải nên xem xét lại. Kết quả là mình ép bằng được bạn trai khai thật. Mình sắp về làm dâu, mình có quyền được biết. Nếu anh không nói hết, mình sẽ chia tay bởi biết đâu, cưới về mình lại là người phụ nữ tiếp theo bị giam lỏng trong căn phòng ấy”, Vân chia sẻ.
Ảnh minh họa
Và cuối cùng cô cũng có được câu trả lời thỏa đáng. Bạn trai cô kể, người phụ nữ đó chính là mẹ anh. Sau khi anh lên 5 thì bà gặp tai nạn, mắt kém nên chỉ thích nhìn ánh sáng không quá chói, sợ mặt trời, sợ giao tiếp và có một chút vấn đề về thần kinh. Còn người phụ nữ nói chuyện với Vân là mẹ kế của anh. Bà đã chăm sóc anh từ khi mẹ đẻ anh gặp nạn. Mặc dù mọi người đã cố gắng nhưng mẹ anh vẫn thích sống trong thế giới riêng của bà. Có điều, không biết bố mẹ anh có khúc mắc gì với nhau mà bà vẫn hận ông đến tận bây giờ.
Quả thật gia đình anh phức tạp hơn Vân tưởng. Nhưng cô tin lời anh nói là thật và chắc chắn vẫn còn rất nhiều uẩn khúc mà 2 người họ chưa thể khám phá ra. Biết đâu bà mẹ kế kia đã xuất hiện trước khi chính thức về làm chủ căn nhà ấy.
Thế nhưng, đang trong lúc phân vân nhất thì mẹ Vân đã khuyên cô: “Gia đình nào cũng có góc khuất riêng. Quan trọng là cảm nhận của con và tình cảm con dành cho người con yêu. Con chưa cần vội cưới nhưng nếu nghiêm túc thì nên năng qua lại để tìm hiểu dần. Đừng sợ hãi, đừng vội đánh giá điều gì khi chưa biết rõ ràng, ai cũng có nỗi khổ riêng. Dù bà mẹ kế kia có đến sau nhưng cũng đã làm tròn bổn phận, gạt qua cá nhân ích kỉ chăm sóc vợ cũ của chồng bệnh tật, lại nuôi con chồng khôn lớn. Để hiểu về một con người còn cần cả cuộc đời nữa là hiểu cả một gia đình”.
Đúng vậy, giờ thì Vân đã biết mình cần phải làm gì để nắm giữ lấy hạnh phúc này.
Theo Đậu/Helino
Ông phó giám đốc 12 năm đi tìm mẹ
Sau hai lần mẹ đẻ lên nhà bố mẹ nuôi xin lại con không thành, Thắng không bao giờ thấy bà xuất hiện nữa.
Năm 1964, cậu bé Thắng chào đời ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ba ngày sau, người mẹ gửi cậu cho vợ chồng ông Nguyễn Quang Thất và bà Nguyễn Thị Tèo, ở thôn Tam Lộng, xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc mang về nuôi. Cái tên Nguyễn Toàn Thắng là do bố mẹ nuôi đặt.
Căn nhà khang trang ở Minh Khai, Hà Nội của gia đình ông Nguyễn Toàn Thắng lúc nào cũng rộn tiếng cười đùa của các con và hai đứa cháu nhỏ. Bước sang tuổi 55, làm phó giám đốc một doanh nghiệp gas ở Yên Bái và có một gia đình nhỏ, ông Thắng được bạn bè khen sung túc. Thế nhưng, sâu thẳm ông luôn thấy trống trải, vì qua nửa đời người, vẫn không rõ dòng máu đang chảy trong mình là của ai.
"Hàng xóm kể lại, chỉ vài ngày sau khi cho tôi đi, mẹ đẻ tôi đã tìm đến tận nhà bố mẹ nuôi thăm vì sợ 'mất dấu'. Bà bảo với mọi người là chỉ muốn gửi tôi vài năm, sau sẽ xin lại", ông Thắng bồi hồi kể.
Người mẹ cũng nhờ vào hàng xóm "để ý thằng nhỏ giúp" và dặn: "Em sống ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Khi nào các bác có dịp ghé Hà Nội thì lên nhà em chơi".
Sáu năm sau, mẹ Thắng hai lần cùng một người đàn ông đến xin con về nhưng không được chấp nhận. Mỗi lần như thế, người dân thôn Tam Lộng lại kéo nhau đến xem, đổ cả bờ giậu nhà ông Thất.
Lần nào về, người mẹ cũng mang nhiều bánh kẹo và đồ chơi, trong đó có sữa thỏi bằng hai ngón tay và một súng nhựa AK. "Tôi vẫn nhớ mẹ cao và rất đẹp. Người đàn ông đi cùng mẹ thấp, tóc đã hoa râm, thường chắp tay sau lưng ngắm nhìn xung quanh. Đến giờ tôi vẫn không dám chắc ông ấy có phải bố mình hay không", ông Thắng nói.
Lần cuối cùng gặp, "mẹ mặc áo trắng, quần satin, được người đàn ông ấy đèo bằng xe đạp Phượng Hoàng cánh chả, từ ga Hương Canh về làng", ông Thắng giữ mãi ký ức cuối cùng này về mẹ. Ông nhớ mang máng mẹ tên Duyên, còn người đàn ông kia tên Hải.
Ảnh chụp ông Nguyễn Toàn Thắng khoảng năm 20 tuổi. Ông sử dụng bức ảnh này đăng lên mạng xã hội, hy vọng có người thân nào nhìn thấy giống sẽ nhận ra, vì "ảnh ngày trẻ dễ nhận diện hơn tôi bây giờ" . Ảnh: Toàn Thắng.
Đi bộ đội về, ông Thắng lập gia đình và chuyển về quê vợ ở Yên Bái sinh sống, cùng bạn tạo lập công ty riêng. Khi sự nghiệp, gia đình đã trọn vẹn, mong muốn tìm cội nguồn càng thôi thúc trong tim.
12 năm trước, công ty đang đà phát triển, ông quyết định chuyển cả gia đình về Hà Nội sống. "Tôi tự nhủ mình sinh ra ở đâu, phải về đấy sống. Ở gần, cơ may tìm được bố mẹ cũng gần hơn", ông kể.
Ông chọn mua một căn nhà trên phố Khâm Thiên, nơi mẹ từng sống, nhưng vì một số lý do nên đành chuyển về phố Minh Khai, tuần đôi lần lên công ty ở Yên Bái. Năm 2008, ông về quê bố mẹ nuôi cả tháng, đi đến nhà các cao niên trong làng để lượm nhặt thêm tin tức về mẹ. Có buổi ông ngồi tỉ tê cả ngày, nhưng các cụ cao tuổi nên chẳng nhớ được gì thêm.
Cộng cả ký ức và những gì người làng cung cấp, ông viết được hơn 100 chữ, mang đến bảng tin ở bốn phường trên phố Khâm Thiên dán. Ông cũng nhờ một người chú bên vợ phát thông tin tìm kiếm trên loa phường, gửi các tờ báo ở Hà Nội.
"Hai chú cháu ngồi nói chuyện xuyên trưa, lấy giấy ra ghi chép cụ thể việc cần làm, đăng ở báo nào, chi phí ra sao. Đến giờ tôi vẫn còn giữ tờ giấy ấy, để có gặp được mẹ thì cho bà biết tôi mong mẹ thế nào, còn không tìm được thì để kỷ niệm", ông Thắng cười buồn.
Cứ ngày hai lần, ông Thắng gọi điện về hỏi người chú xem công việc tiến triển đến đâu, khấp khởi hy vọng. Chỉ ít lâu sau, ông nhận được tin có gia đình ở Hà Nội muốn gặp, "khả năng là người nhà". Đang ở Yên Bái, ông vội về Vĩnh Phúc đón người thân đi cùng để dễ "nhận diện".
"Tôi đón xe đi háo hức lắm. Đến nơi, thấy cậu nhận là em trai ra đón, tôi hụt hẫng vô cùng. Nhìn mặt cậu ấy xương xương, vóc dáng nhỏ con, tôi đã biết không phải người nhà mình", ông Thắng kể.
Năm 2018, một người gọi điện thông báo có người hàng xóm cũng tìm con, thông tin trùng khớp. Ông Thắng tức tốc lái xe từ nhà xuống huyện Đông Anh, nhưng gia đình đó nhìn thấy ông chỉ hờ hững: "nhà tôi tìm con gái, không phải con trai". Ngồi trên xe, chốc chốc ông lại đưa tay gạt nước mắt, "một mình con tìm mẹ khó quá, liệu mẹ có đang đi tìm con không".
Ông Thắng mỏi mòn tìm kiếm mẹ đẻ trong nhiều năm, nhiều lúc thấy tuyệt vọng. Ảnh: Phạm Nga.
Mấy Tết liền, bố mẹ vợ đau yếu, vợ về quê chăm. "Tôi ở đây còn hương khói cho bố mẹ nuôi, nên mâm cơm ngày Tết, chỉ tôi và con gái ngồi ăn, buồn đến chảy nước mắt. Nếu có bố mẹ, có anh chị em ruột, ngày đầu năm tôi đâu phải cô đơn như vậy", giọng ông Thắng đượm buồn.
Ba năm nay, thỉnh thoảng, ông Thắng lại cùng một nhân viên của mình chạy xe máy đến các ngõ ngách trên phố Khâm Thiên, tìm những người khoảng 70 - 80 tuổi để hỏi thăm. Người ta hỏi bố mẹ bao nhiêu tuổi, tên họ cụ thể thế nào, ông ngọng ngịu chẳng biết đáp sao.
"Người này lắc đầu, chỉ đến nhà khác, chúng tôi lại tìm đến. Ai gọi điện muốn nhận diện chúng tôi cũng lái xe đi, có người muốn tìm, nhưng cũng có người lừa bảo đưa tiền sẽ chỉ nhà, đưa tiền dẫn đi xem thầy... Chú có tuổi rồi, không có anh em họ gì nên hay tủi thân, nóng lòng tìm kiếm lắm", anh Phạm Phúc Kế, 35 tuổi, nhân viên đã đồng hành cùng ông Thắng tìm mẹ suốt 10 năm qua, nói.
Mấy năm qua, facebook cá nhân của ông Thắng hàng ngày chỉ chia sẻ một thông tin duy nhất là tìm mẹ đẻ.
"Nhiều người thắc mắc tại sao tôi không tìm mẹ sớm hơn, nhưng 18 tuổi, tôi đã vào bộ đội, bố nuôi mất, vì nhiệm vụ cũng không được biết để về chịu tang. Đến khi xuất ngũ, cuộc sống đói kém, đi lại khó khăn, thông tin hạn chế, tôi biết tìm đâu. Nay nhờ cộng đồng mạng, hy vọng bố mẹ, anh chị em sẽ biết tôi đang tìm kiếm họ. Và cầu trời, bố mẹ tôi không phải nạn nhân của vụ ném bom ở Khâm Thiên và Bệnh viện Bạch Mai năm 1972", ông viết trên facebook.
Từ những ký ức lượm lặt được, ông Thắng tin mẹ cho mình đi không phải vì quá nghèo khổ. "Có thể có uẩn khúc nào đó nên mẹ mới làm vậy. Cho con đi, không xin lại được chắc mẹ đau lòng lắm. Ngày nhỏ con chưa biết gì, nhưng giờ lớn rồi, con muốn tìm lại mẹ để được biết mình là ai và bù đắp những thiếu hụt tình cảm của mẹ con ta", ông Thắng gửi lời đến mẹ.
Phạm Nga
Theo VnEpress
10 năm sau ngày cưới, vợ chết lặng khi biết bí mật chồng giấu trong... ngăn ví Sau những gì đã xảy ra trong câu chuyện Bí mật của tấm ảnh người đẹp 'ngủ quên' hơn 10 năm trong ví chồng, nếu đúng đây là con gái chung của chồng chị và cô bạn học cùng ngày xưa thì chắc hẳn chuyện tình của họ có uẩn khúc gì đó... Ảnh minh họa: Internet Sau những gì đã xảy ra...