Lần đầu ăn Tết quê chồng gặp sự cố hoảng hồn
Tới giờ kể lại chuyện về quê ăn Tết, Hạnh – nàng dâu thành phố không khỏi xấu hổ, cô vẫn nhớ như in sự xuất hiện của mẹ chồng cái đêm hôm ấy.
ảnh minh họa
Hạnh và chồng yêu nhau được hơn 1 năm thì làm đám cưới. Ngày chưa về nhà chồng Hạnh vô cùng háo hức cuộc sống mới, dù trong đầu cô tưởng tượng đủ mọi tình huống có thể xảy ra, nhưng có lẽ cô có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra cái vụ sập giường oái ăm ấy.
Cưới nhau những ngày gần Tết Nguyên Đán, Hạnh và chồng vẫn tranh thủ dành cho nhau chút thời gian riêng tư khi đi Sapa hưởng tuần trăng mật. Sau kỳ nghỉ vui vẻ, Hạnh về nhà chồng ăn Tết trong không khí hồi hộp.
Gia đình chồng Hạnh rất rộng, có nhà dọc, nhà ngang đàng hoàng. Khi biết vợ chồng Hạnh về ăn Tết, bố chồng đã dọn nhà trước đó một tuần. Cho tới khi vợ chồng cô đáp xuống sân bay, ông gọi điện hối hả: “Bố vừa dọn cái nhà ngang rộng rãi chào đón anh chị rồi. Anh chị cứ yên tâm”.
Hạnh vốn không phải con nhà tiểu thư, cành vàng lá ngọc. Tuy nhiên, khi đứng trước ngôi nhà gia đình chồng, cô có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn. Cảnh vật, con người ở quê hoàn toàn khiến cô bất ngờ, có phần thích thú. Một điều khiến cô không khỏi không suy nghĩ, e ngại đó chính là chiếc giường cũ kỹ mà theo như mẹ chồng cô giới thiệu “Chiếc giường là kỷ vật ngày cưới của ông bà tặng cho bố mẹ, tuy nó cũ nhưng nó gắn liền với vô vàn kỷ niệm của bố mẹ”.
Hạnh nghe về lai lịch của chiếc giường không khỏi tò mò, khi cô ngồi thử, cô hoảng hốt vì chiếc giường xiêu vẹo sang hai bên. Hạnh vội vàng đặt cái túi đồ xuống khỏi giường vì cô sợ nó sẽ đổ. Không những yếu, chiếc giường còn không có đêm, khiến Hạnh bối rối, cô chợt nghĩ “Không có đệm sao mà ngủ được đây”. Nhưng vì tế nhị nên Hạnh không dám nói với chồng, mẹ chồng, cô nghĩ bụng cứ cố một tuần cho mọi người vui vẻ, không sao cả.
Khi bố mẹ lên giường đi nằm, Hạnh vội vàng kéo vội cái chăn toan chợp mắt một giấc sau chặng đường dài gian nan. Nhưng rồi, cô cứ trằn trọc vì nằm xuống lưng đau ê ẩm, Hạnh quá quen với chăn ấm đệm êm, nay cứ lộm cộm dưới lưng nghiêng bên nào cũng đau ê ẩm. Tối đó, chồng Hạnh vui vẻ muốn gần vợ nhưng tất nhiên cô từ chối vì mệt.
Những ngày sau đó, tâm trạng của Hạnh có chút đỡ hơn. Hạnh bắt đầu muốn “yêu” chồng nhiều hơn, tuy nhiên nhìn chiếc giường cô không dám chắc mình đã sẵn sàng. Mới đầu, vợ chồng cô chỉ dám đứng ôm hôn nhau, sau đó cảm xúc mãnh liệt hơn nên quên mất chuyện chiếc giường cọc cạch. Đang khi cao trào Hanh bỗng giật mình vì tiếng “crắc…crắc…” mỗi lúc một to hơn và rồi là tiếng “rầm” khiến hai vợ chồng cô hốt hoảng.
Nếu là ban ngày thì có thể tiếng giường gãy không mấy ai chú ý, nhưng giữa đêm khuya thì nó lại là vấn đề lớn. Bố mẹ chồng Hạnh vốn tuổi cao, thính ngủ, nghe thế vội vàng chạy sang xem. Họ cũng chẳng đợi con ra mở cửa mà đùng đùng xông vào. Khi đó, vợ chồng Hạnh hốt hoảng xỏ vội quần áo. Khi chưa kịp hoàn hồn thì Hạnh được một phen xấu hổ vì cô phát hiện mình mặc nhầm quần chồng. Cô chưa kịp kéo lên thì nó đã rơi xuống tận mắt cá chân, nhòm sang thấy chồng cô cũng đang bối rối quấn vội chiếc chăn ấm to đùng.
Cũng may, bố chồng cô đang kiểm tra trước nhà, nên chỉ có mẹ chồng. Bà mỉm cười với Hạnh ra chiều hiểu ý. Còn cô cứ đứng ngây người ra, giữ chiếc quần.
Sáng hôm sau đó, Hạnh vô cùng xấu hổ, cô thầm nghĩ chuyện đối diện với mẹ chồng sẽ thế nào đây? Còn chồng cô vẫn tưng tửng đi tìm dao, búa, đinh để đóng lại chiếc giường. Khi thấy vợ, chồng Hạnh ra chiều nũng nịu “Thôi mà, anh đền, hôm nay nhất định anh đền cho vợ mà”. Nói rồi anh nháy mắt khiến Hạnh thấy được an ủi phần nào.
Khi 2 vợ chồng đang hì hụi sửa chiếc giường, thì mẹ chồng đon đả đi vào “Đây, mẹ vừa đi đặt mua một chiếc giường tặng vợ chồng con đây. Chiếc giường cũ này, giờ bố mẹ muốn đưa sang kho xếp lại làm kỷ niệm. Đã đến lúc chúng ta đổi mới, cách tân rồi”. Nói rồi bà gọi điện cho người chở hang hỏi giờ giấc đến để bà còn chuẩn bị.
Khi đó mình có chút xấu hổ, nhưng vì mẹ chồng quá tuyệt vời nên Hạnh đã quên hết đi. Cũng chẳng ai nhắc lại chuyện đó nữa, nhưng mỗi dịp về quê ăn tết Hạnh lại trào dâng cảm xúc. Cái lúc cao trào ấy quả thật là oái ắm, có lẽ chẳng ai có cơ hội trải qua một sự cố đặc biệt như mình. Sau tết đầu tiên, Hạnh thấy yêu gia đình chồng lắm, con người ở quê thật giản dị, chân chất và thẳng thắn vô cùng”.
Theo blogtamsu
Lời tỏ tình của hoàng hôn
Tôi bên Quân không quá lâu nhưng thứ tình cảm đã có với Quân khó có gì thể thay thế được. Quân là người đã thổi vào trong tôi một nguồn sống khác. Không có cậu ấy, chắc gì tôi qua nổi nỗi tuyệt vọng và nhận ra cuộc đời còn ý nghĩa...
Trong giấc mơ chập chờn đêm đó, tôi nghe có tiếng ai thút thít bên tai mình, hình như mẹ đang khóc. Tôi mơ hồ nghe cả tiếng bố gằn lên với mẹ:
- Mình làm cái gì vậy? Có im ngay đi không?
Và hình như... tôi khóc!
Giọt nước mắt chưa khô, tôi lại nghe tiếng mẹ, lần này là thật:
- Dậy thôi con! Về đến nhà rồi...
Biển là nhà. Từ bao nhiêu lâu nay tôi không nghe tiếng biển, tôi không còn nhớ nữa...
Bình minh về trên biển, đẹp nhưng cảm giác thấy lại nó đã không còn nguyên vẹn. Tôi chới với bấu lấy thành tay vịn của chiếc xe lăn, lạnh lẽo đến rợn người. Đã nửa tháng kể từ khi tôi nghe cái tin định mệnh ấy, rằng tôi mãi mãi không thể đi lại được sau một vụ tai nạn bất ngờ. Tôi đã từng nung nấu ý định hủy hoại đời mình như chọn một kết thúc đầy nghiệt ngã, nhưng cuối cùng, thật may, điều đó không trở thành sự thật.
Video đang HOT
Biển của những ngày Đông, ngọn gió mang vị biển mặn mòi lùa vào mọi ngóc ngách, xua đi bầu không khí ngột ngạt trong ô tô, mẹ cười thật hiền, tôi nhìn thấy trong đôi mắt ấy nỗi lo âu đau đáu, đó là lí do duy nhất níu tôi lại với cuộc đời này, Because of you vẫn vang lên đều đều như một lời cổ vũ nhưng không hiểu sao, tôi ôm mặt òa khóc khi bàn tay lóng ngóng, bất lực không thể nào di chuyển được chiếc xe lăn. Mẹ vội vàng xô tới lau đi những giọt nước mắt của tôi khi nước mắt mẹ trực chờ trào ra:
- Đừng khóc, Mi! Đợi một thời gian quay lại, cả nhà sẽ đưa con ra nước ngoài chữa trị, chắc chắn con sẽ lại đi được, bất cứ nơi đâu con muốn.
Đó là lời hứa của mẹ nhưng tôi biết sẽ là rất khó khăn. Bố nhìn hai mẹ con, sống mũi đỏ ửng lên. Người đàn ông đã dành tất cả cuộc sống của mình cho hai mẹ con tôi, chỉ có thể là bố. Người sẵn sàng gạt bỏ tất cả công việc bộn bề đang chờ giải quyết ở công ti chỉ để cho tôi chút an lòng, có lẽ cũng chỉ có bố thôi. Ông choàng tay ôm lấy tôi và mẹ:
- Đừng khóc, Mi, con đừng khóc!
* * *
Tôi phải dần trở lại với quỹ đạo cuộc sống dù chẳng mấy dễ dàng, tôi phải nghĩ mình còn hạnh phúc. Từ ngày về đây, tôi vẫn hay ra ngắm biển mỗi hoàng hôn và mỗi lần đưa máy ảnh lên, hình ảnh chàng trai đó lại vô tình lọt vào tầm ngắm, mười lần như một, tôi đâm ra tò mò. Chàng trai mang thân hình rắn rỏi đặc trưng của biển cả, làn da rám nắng và mái tóc hơi quăn lên, đặc biệt là điểm sáng trong đôi mắt, nó thực sự thu hút tôi. Lâu dần tôi nhận ra, cậu bạn đó giống tôi, ngày nào cũng giờ này, có mặt tại nơi này, có lẽ chỉ để ngắm hoàng hôn ở biển hay thả đi trong lòng những nỗi niềm sâu kín.
Bất giác tôi mỉm cười, giật mình nhận ra đã từ lâu không cười hồn nhiên như thế. Tôi đặt cây bút chì lên tờ giấy vẽ nhuốm ánh chiều tà, bắt đầu những nét phác đầu tiên cho bức tranh về hoàng hôn biển có bóng hình chàng trai đặc biệt ấy. Tôi cúi xuống, rồi ngẩng lên, hụt hẫng khi cậu bạn không còn ở đó. Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra một nụ cười thật rạng rỡ hiện lên sau giá vẽ. Chàng trai đó, với hàm răng trắng bóc và mái tóc quăn tít rất đen, hồ hởi hỏi tôi:
- Cậu vẽ gì?
- Tôi... - tôi ấp úng trong một phút ngại ngần - vẽ biển, và... cậu!
Cậu bạn tỏ ra hơi bất ngờ rồi ngó nghiêng bức tranh mới được phác thảo sơ sài, hỏi vặn:
- Cậu là họa sĩ à?
- Không... - tôi bối rối - tôi là phóng viên. Lẽ ra giờ này đang chạy tin bài ở một miền đất xa xôi nào đó.
- Phóng viên? - cậu bạn ngạc nhiên nhưng sau một phút trở nên ái ngại khi nhìn vào đôi chân đang co vào của tôi, dè dặt:
- Cậu không sao chứ?
- Không - tôi cười thật chân thành. Cậu bạn ấy cũng cười. Tôi đã bắt đầu yêu nụ cười ấy.
* * *
Kể từ sau cái buổi bắt chuyện cùng Quân, hai đứa tôi thường gặp nhau và sớm trở nên thân thiết. Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều chuyện, nỗi tuyệt vọng tôi từng mang khi biết mình không thể đi lại và những dự định còn đang dang dở. Mẹ ngạc nhiên khi thấy tôi tươi tỉnh lạ thường, nhẹ nhàng hỏi thăm:
- Mi, con có chuyện gì vui?
Tôi nhìn mẹ, cười tít rồi chỉ tay ra cửa sổ về phía cái dáng người mặc chiếc áo màu đỏ đun đang nện từng bước thật vững chãi trên bãi biển giữa buổi trưa nắng gắt:
- Mẹ, mẹ có thấy cậu ấy không? Bạn con, cậu ấy nói chuyện nhộn lắm!
Mẹ ngạc nhiên hơn nữa. Tôi sinh ra trong một gia đình sung túc mọi mặt. Bạn của tôi từ nhỏ chí lớn là những đứa cũng sung túc hệt như tôi. Vài đứa con gái hay đến nhà đặc dân thành phố, gia đình có điều kiện, đứa nào đứa đấy da trắng, tóc tai và quần áo gọn gàng, nói năng khép nép. Gia đình tôi sống chan hoà nhưng có lẽ, người bạn mới ấy làm mẹ ngạc nhiên vì không ngờ tôi lại hoà nhập nhanh đến vậy.
Quân hơn tôi một tuổi, dân chài chính gốc, được mười tám đã theo người lớn bôn ba sóng gió. Tôi hỏi:
- Sao Quân không đi học tiếp? Thì cậu bạn rầu rầu:
- Cũng muốn lắm. Hồi đó Quân học khá nhất lớp nhưng... nhà nghèo quá. Dưới còn 5 đứa em, để ba mẹ nặng gánh quá không đành lòng.
Tôi lặng người nhìn hoàng hôn ùa về trên biển một màu đỏ ối. Đã qua được nửa năm ở nơi này, hoàng hôn trên biển đã thân thuộc, như Quân, tôi chợt thương quá chàng trai đã tìm lại cho tôi nụ cười an nhiên của những ngày xưa đó. Vì cậu ấy, chưa bao giờ hạnh phúc như tôi nhưng lại mang nụ cười cho những người cần có nó.
Bất chợt Quân hỏi tôi:
- Mi muốn ra ngoài đó chơi một lát không? - Quân chỉ tay về phía những con sóng đang dập dờn.
- Có... - tôi khựng lại - Nhưng mà...
- Không sao đâu! - Quân cười hiền rồi bế thốc tôi lên, phăng phăng tiến về phía biển. Tôi chới với, phải vội ghì lấy vai Quân, đôi bắp tay rắn chắc quàng qua tôi, mùi mồ hôi mặn mòi giữa hoàng hôn biển cả, một thứ cảm giác an nhiên và tưởng tin tuyệt đối, tôi cười thầm, thấy mình như hạnh phúc.
Quân đặt tôi chạm vào nền cát ướt. Tôi nhìn chân mình, đôi chân bị liệt một thời gian đã teo lại và bé hơn rất nhiều, Quân vẫn đỡ tôi nhưng tôi cau mày vì đau đớn, cậu vội đặt tôi ngồi hẳn xuống nền cát rồi cùng ngồi kế bên, tôi thả tay nghịch những đợt sóng tấp vào bờ, thích thú. Quân chìa về phía tôi một cái vỏ ốc rất đẹp, thì thầm:
- Mi à, mình thích Mi!
Một nụ hôn thật khẽ lướt qua trên trán. Tôi bối rối, thấy tim mình loạn nhịp nhưng vẫn yên lặng mãi. Đến khi chỉ còn nhìn rõ mặt Quân bằng ánh đèn hắt lại từ phía xa, tôi mới lên tiếng thật cẩn trọng:
- Mình...
- Mình biết - Quân chặn ngang: - giữa chúng ta, chỉ có thể là bạn - Quân cười hiền: - Mi yên tâm, mình không sao đâu.
Nụ cười Quân tắt dần rồi chìm vào bóng tối. Quân lại thận trọng bế thốc tôi lên, vẫn là thứ cảm giác tưởng tin tuyệt đối ấy rồi tiến về phía chiếc xe lăn trơ trọi phía xa, vừa đặt tôi xuống rồi trao tay cầm cho chị Nhi - chị họ tôi đang chờ sẵn:
- Mi về nhé! Ngày mai Quân đi biển rồi, đừng đợi.
Chị Nhi đẩy xe đi, tôi còn cảm nhận Quân đứng mãi phía đằng xa và lặng nhìn theo nhưng vẫn không quay đầu lại. Không hiểu sao tôi lại khóc, hay giọt sương bất chợt đậu lại trên rèm mi ngoan?
* * *
Mấy ngày liền không gặp Quân, tôi thấy mình trống vắng khủng khiếp. Có lẽ cậu ấy đi biển chưa về. Tôi tha thẩn lục lại đống tranh mình đã vẽ từ ngày về đây, giật mình nhận ra hai phần ba trong số đó có bóng hình Quân. Một bức sơn dầu vẽ Quân từ phía xa trước hoàng hôn biển cả, một bức bán thân tôi vẽ khi ngồi đối diện Quân trong bàn đọc ở hiệu sách. Quân thích đọc sách lắm mà thứ ấy, tôi nhiều vô kể. Từ khi về đây cùng mẹ, mỗi tuần bố xuống một lần mà vẫn chưa chuyển được hết sách của tôi. Chúng tôi vẫn cùng nhau lê la hàng giờ ở cửa hàng sách có cái góc ngồi đọc nhỏ nhỏ xinh xinh. Quân đọc rất nhiều mà vốn hiểu biết của cậu gấp bao nhiêu lần những đứa con trai học đại học chơi cùng với tôi. Hỏi gì Quân cũng biết, tôi thích thú gọi Quân là cuốn "từ điển sống", Quân cười rồi cốc trán tôi:
- "Từ điển sống" của riêng Mi thôi. Đừng khen nữa Quân nổ mũi bây giờ.
Quân giả đò tự nhiên nhưng cái chữ "của Mi" Quân nói ra nghe ngượng nghịu làm sao. Tôi đỏ mặt, chỉ ấp úng cười trừ.
Tôi thường đưa Quân mượn sách của mình rồi nói tặng kỉ niệm luôn:
- Mình nhiều sách lắm, tặng Quân đỡ không có cái tủ sách sắp gãy được rồi.
Những lúc đó, Quân hay gãi đầu gãi tai:
- Mình... chỉ có vỏ ốc để tặng Mi thôi!
* * *
Một tuần, nửa tháng rồi hai tháng trôi qua, ngày nào tôi cũng ngóng về phía biển qua ô cửa sổ xem Quân đã về hay chưa nhưng lần nào tôi cũng thất vọng. Quân đã đi đâu sau lời tỏ tình chưa có câu trả lời ấy? Hay cậu đang ngầm hiểu điều gì rồi tự khiến mình đau?
Tôi bên Quân không quá lâu nhưng thứ tình cảm đã có với Quân khó có gì thể thay thế được. Quân là người đã thổi vào trong tôi một nguồn sống khác. Không có cậu ấy, chắc gì tôi qua nổi nỗi tuyệt vọng và nhận ra cuộc đời còn ý nghĩa...
"Mi à, cậu vẽ đẹp lắm. Thay vì làm phóng viên bôn ba đây đó, cậu mở phòng tranh đi..."
Đấy là lời Quân nói khi tôi tiếc nuối về ước mơ dang dở. Tôi đã rất tin mình có thể thành công với một vai trò mới và cạnh tôi, Quân luôn theo sát để ủng hộ và đưa ra những lời khuyên kịp lúc. Quân đã đẩy tôi đi quanh khu mình sống trong phạm vi khá xa để tham quan địa điểm. Những dự định còn đang dang dở mà Quân đã đi đâu để tôi lại một mình và ngày ngày ngóng trông cậu ấy?
Nhớ Quân, tôi tìm lại những bức vẽ có bóng hình cậu ấy. Bức tôi cho là đẹp nhất và Quân thích nhất trong số đó, bức sơn dầu vẽ Quân ngồi trước hoàng hôn trên biển đã được tôi gửi tham gia Phố biển tôi yêu - một cuộc thi vẽ tranh về biển mà Quân từng nhắc, ngay sau cái hôm Quân nói thích tôi. Đã 2 tháng sau hôm đó, ban tổ chức gọi điện báo tranh của tôi được giải nhất chiều nay mà sao niềm vui chẳng thể vỡ ra trong lòng như mình từng nghĩ. Tôi đã khóc, vì nhớ Quân. Họ mời tôi đến dự lễ trao giải để giới thiệu về tác phẩm. Nhất định phải đi rồi, nhưng... giá có Quân đi cùng - tôi gạt nước mắt mình - thì tốt quá!
Tôi đòi chị Nhi cùng tôi đi tìm nhà Quân để hỏi cho ra sao Quân trốn tôi mãi vậy? Tôi sẽ nói cho Quân nghe tôi nhớ Quân đến độ nào, Quân sẽ vui trở lại, nhất định rồi.
Lòng vòng cả một buổi sáng nắng nôi, hai chị em, bằng những thông tin ít ỏi đã tìm được nhà Quân. Nhìn căn nhà tồi tàn xác xơ, tôi khựng lại, thấy gì đó nghèn nghẹn trong cổ họng. Chị Nhi nhìn tôi ý dò chừng, tôi gật nhẹ, chị bắt đầu đẩy tôi vào trong khoảng sân rộng. Tôi nuốt những giọt nước mắt sắp sửa trào ra, cất tiếng gọi:
- Quân à!
Tôi gọi liền rất to, không có tiếng ai đáp trả, rõ ràng cửa nhà không có khoá. Chị Nhi thận trọng nâng chiếc xe lăn lên bậc cửa rồi đẩy hẳn vào trong.
Đó là lần cuối cùng tôi được gặp Quân nhưng tôi không hề hay biết. Hình ảnh Quân buổi hôm đó có lẽ sẽ ám ảnh tôi mãi. Vẫn mái tóc và nụ cười đó đón tôi sau những nhớ nhung thầm lặng. Quân đang khó nhọc ngồi dậy khi trên chiếc giường đơn kê chỏng chơ giữa nhà, thần sắc vô cùng nhợt nhạt. Nước mắt tôi oà vỡ tức thì và muốn lao đến cạnh Quân ngay lập tức. Tôi siết chặt lấy tay Quân, cuống quýt:
- Quân à, Quân sao vậy?
Quân lắc đầu: - Mình sốt sơ thôi.
Tôi nhìn nụ cười Quân nở ra khó nhọc. Không hiểu sao tôi quá thương Quân đến nỗi thấy lòng mình mệt nhọc theo. Tôi rối rít khoe với Quân về giải nhất cuộc thi vẽ, Quân vẫn cười hiền như vậy:
- Ban tổ chức mời Mi lên Hà Nội nhận giải và giới thiệu về bức tranh đó. Quân đi cùng, nha!
- Không được, đêm nay khỏi sốt Quân lại đi biển rồi. Quân sẽ đợi Mi về khao giải.
Tôi ra về mà còn băn khoăn mãi, hẹn sẽ trở lại nhà Quân vào buổi chiều nhưng chiều ấy, vướng chuẩn bị, tôi không đến được. Sáng hôm sau tôi đi Hà Nội sớm để dự lễ trao giải, bài thuyết trình được chuẩn bị kĩ lưỡng thực sự rất trọn vẹn, tôi ước gì Quân nghe được những lời tôi nói về Quân, về vị trí và tình cảm của cậu trong trái tim mình.
Những hồi ức tươi đẹp bừng lên như nắng mai giữa quãng thời gian u tối ấy, những tia nắng ấy là Quân chứ không phải ai khác, đã sưởi ấm và tỉnh thức những giấc mơ tôi. Tôi hồ hởi vì câu trả lời cho lời tỏ tình của Quân, chắc Quân sẽ rất vui. Sau quãng thời gian đó, chúng tôi sẽ lại thân thiết với những buổi ngồi cùng nhau trước hoàng hôn về trên biển, những sớm cùng nhau ở hiệu sách cuối dãy phố nhiều nắng gió. Rồi tôi sẽ có một phòng tranh sau giải thưởng này, trong hai tháng đó tôi đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ. Phòng tranh sẽ có trọn vẹn kệ sách của tôi chuyển từ Hà Nội xuống. Tôi mỉm cười mãi khi nghĩ mình sắp được gặp Quân trên đường về.
Đến nơi, tôi nhận tin dữ. Chị Nhi hốt hoảng báo Quân mất rồi, ung thư tủy sống do di chứng chất độc da cam, tôi thấy mình không khóc được, cơ thể run lên bần bật như muốn quỵ, không thể tin vào tai mình. Chị Nhi đỡ tôi từ tay mẹ, tôi nghẹn ngào:
- Chị, cho em đến đó!
- Mai táng rồi em.
Tôi nấc lên, không còn hay biết mọi thứ xung quanh. Chị Nhi bảo:
- Đừng khóc nữa em. Quân nó để lại thư cho em đây. Ngoan!
Chị Nhi dẫn tôi đến trước mộ Quân rồi đưa thư cho tôi. Tôi nhìn gương mặt Quân trên bia đá, vẫn là nụ cười đó như đang mỉm cười với tôi. Quân dặn tôi nhất định phòng tranh phải được hoàn thành, rằng cậu ấy sẽ về thăm, hi vọng tôi luôn chào đón. Đấy, vẫn là cái giọng điệu vui vẻ đó khi cận kề cái chết, hỏi sao Quân luôn mang hạnh phúc cho những người xung quanh khi cuộc sống bản thân bộn bề khó nhọc. Chính tôi cũng quen mang những ý nghĩ lạc quan khi ở cạnh Quân. Nghĩ đến đó, nụ cười tôi nở ra méo xệch:
- Quân à, phòng tranh sẽ mang tên của Quân để Quân dễ tìm về thăm Mi nhé!
Theo Guu
Người đuổi bắt hoàng hôn Sáng mùa hè năm ấy, trời oi bức. Người đàn bà trở dạ. Dù cố biến mình thành một người lạc quan nhưng dự cảm của người đàn bà thì lần này đứa con sắp chào đời cũng sẽ là con gái. Người đàn bà đã thử nhiều cách: cho nhẫn xoay trên bụng bầu, bói toán,... đều cho ra một kết quả...