Làn da gặp những rắc rồi gì khi mang thai
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của mẹ đặc biệt là làn da. Vì thế, bạn cùng tìm hiểu 4 vấn đề về da hay gặp nhất khi chị em mang bầu dưới đây nhé.
Khi mang thai, làn da của các mẹ bầu thường không được hồng hào và thường gặp một số vấn đề như rạn da, phát ban và tấy da… Dưới đây sẽ là 4 vấn đề thường gặp nhất:
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là vấn đề da thường xảy ra trong thời kì mang thai. Bạn có thể thấy trứng cá mọc trên khắp mặt, lưng, vai. Nguyên nhân là do việc mang thai làm gia tăng hooc-môn khiến làm tăng độ dầu cho làn da. Tình trạng này có xu hướng mất đi khi lượng hooc-môn ổn định lại. Thường sự thay đổi này sẽ ngừng lại ở tuần thai thứ 16.
Mẹ bầu không được tự ý điều trị, hoặc dùng các sản phẩm không theo khuyến cáo của bác sỹ vì có thể trong những sản phẩm này có hại cho em bé. Nếu cần thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên viên da liễu trước khi chữa trị mụn trứng cá.
2. Đường linea nigra và nám da
Hooc-môn lên xuống thất thường sẽ làm tăng quá trình sản xuất melanin (sắc tố da) trong cơ thể, có thể làm xuất hiện một đường dọc từ rốn đến phần xương mu gọi là đường linea nigra. Nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng vì nó sẽ mờ dần sau khi sinh.
Đường linea nigra sẽ chạy dọc từ rốn đến phần xương mu.
Sự thay đổi hooc-môn cũng có thể gây nám da. Các đốm đen xuất hiện quanh môi trên, mũi, gò má và trán. Nám da thường phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ, những người có tiền sử gia đình cũng bị nám da và những người có làn da tối. Tình trạng này có xu hướng tăng lên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ở một số phụ nữ, những mảng tối sẽ mờ dần sau một vài tháng sau khi sinh, nhưng có một số người những vết xạm này sẽ không biến mất hoàn toàn”.
Video đang HOT
3. Ngứa sẩn mề đay
Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ hay là phát ban đa dạng.
Ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tuy nhiên, một điều may mắn là ngứa sẩn mề đay không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.
4. Ứ mật sản khoa (OC)
Một số phụ nữ sẽ gặp tình trạng ngứa trong bàn tay và lòng bàn chân, nhưng không có phát ban, và thỉnh thoảng bị vàng da và buồn nôn. Đó là dấu hiệu của ứ mật sản khoa thường xuất hiện trong quý ba của thai kì. Hiện tượng xảy ra này do chức năng gan bị suy giảm, khi dòng chảy bình thường của mật từ gan xuống ruột bị chậm – do lượng hormone quá nhiều. Ứ mật sản khoa không gây nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng máu đông, và nó cũng làm tăng nguy cơ sinh non; vì vậy mẹ bầu cần theo dõi thêm thông qua xét nghiệm máu, siêu âm và kiểm tra nhịp tim.
Thêm vào đó, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề về da như: vết rạn da; sưng các mạch máu dẫn đến nổi và giãn tĩnh mạch; tăng trưởng tóc và da quá mức, nhưng thường không gây ra các vấn đề quá trầm trọng. Hầu hết các tình trạng này đều là tạm thời và dễ dàng biến mất sau khi sinh bé.
Theo gocbangai.com
Cải thiện vết rạn xấu xí trên da bằng những loại thực phẩm có sẵn tại nhà
Rạn da là hiện tượng khó có thể tránh được đối với những người tăng cân nhanh, đặc biệt là phụ nữ lên cân nhiều khi mang thai. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như cảm xúc của nhiều chị em
Theo một số thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 9 người sẽ bị rạn da. Lý do là vì, trong quá trình cơ thể người phụ nữ bị tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn. Lúc này, mô liên kết dưới da và các sợi collagen bị đứt gãy, làn da kéo giãn quá mức tạo ra các rãnh hằn sâu dưới da - đây chính nguyên nhân hình thành những vết rạn da trắng đục, nâu đỏ xấu xí và khó nhìn.
Tin vui cho chị em là rạn da lâu năm vẫn có thể cải thiện được bằng nhiều phương pháp khác nhau và an toàn với cơ thể như HLV Hana Giang Anh. Lưu ý là chị em nên thực hiện biện pháp phòng ngừa và điều trị rạn da càng sớm càng tốt. Nhờ vậy sẽ duy trì được làn da đẹp căng mịn và khả năng phục hồi cũng sẽ cho hiệu quả tích cực hơn.
1. Uống nhiều nước
Không phải khi rạn da rồi mới phải uống nhiều nước, mà trong hoạt động hằng ngày các chị em cũng nên bổ sung lượng nước nhất định vào cơ thể mình, giúp da duy trì độ mềm và tính đàn hồi. Đặc biệt, những thai phụ nên sử dụng bông tắm mềm chà nhẹ lên đùi, hông, ngực để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.
2. Mẹo cải thiện vết rạn da lâu năm từ những sản phẩm đến từ thiên nhiên
Làm mờ vết rạn da lâu năm bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và dễ kiếm của các nguyên liệu quen thuộc.
- Massage với dầu dừa: Bạn nên sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên, ví dụ như dầu dừa để thoa lên da, ngày 2 lần. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E giúp dưỡng ẩm và khiến da mịn màng. Hãy thoa dầu dừa lên da 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Tuy nhiên, bạn cần thoa và massage kỹ với một lượng phù hợp trên da. Bởi dầu dừa khá nhờn dính, có thể bám lên quần áo bạn mặc.
- Sử dụng nước cốt chanh: Chanh tươi có chứa axit và các vitamin giúp làm sáng hồng làn da nên đây cũng là cách trị rạn da lâu năm được nhiều người lựa chọn. Để cải thiện rạn da, bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh tươi, thoa lên vùng da bị rạn, để trong khoảng 15 phút. Thực hành khoảng 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả trị rạn như ý.
- Sử dụng lòng trắng trứng gà: Do lòng trắng trứng có chứa nhiều protein, có tác dụng dưỡng da tốt và chống oxy hóa, có công dụng kỳ diệu trong việc khôi phục và tái tạo collagen cho da bị rạn nứt. Bên cạnh đó, lòng trắng trứng còn có Vitamin B, niacinamide và amide của vitamin B3 giúp làm sáng da và làm mờ các vết rạn trên cơ thể. Da sẽ trở nên khỏe mạnh, tránh bị rạn hơn nếu nó có đủ độ ẩm từ đó sẽ có độ co giãn tốt hơn. Vì thế cách chữa rạn da bằng lòng trắng trứng là một trong những cách thức dễ dàng - góp phần dưỡng ẩm da, làm da ít rạn. Cách thực hiện: Để trị rạn da bằng lòng trắng trứng gà nguyên chất, bạn chỉ tách lấy lòng trắng trứng bỏ vào chén nhỏ rồi thoa lên vùng da bị rạn. Chờ cho lớp mặt nạ đó khô rồi tiếp tục bôi thêm 2 lớp nữa, chờ 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Nên sử dụng cách trị rạn da bằng lòng trắng trứng gà này 3 lần/tuần để thấy vết rạn mờ dần.
3. Cách cải thiện rạn da lâu năm nhờ bộ sản phẩm thảo dược
Bên cạnh những biện pháp kể trên, các chuyên gia khuyên chị em nên áp dụng biện pháp cải thiện rạn da cho hiệu quả tích cực hơn. Đó là sử dụng bộ sản phẩm viên uống và kem bôi có thành phần chính từ lá tre, hạt hồng hoa, collagen... giúp cung cấp silica tự nhiên cho cơ thể, giữ ẩm da, tăng cường sự đàn hồi cho da, khôi phục mô liên kết dưới da, tái tạo và nâng đỡ da, giúp da căng mịn, tươi sáng, từ đó làm mờ dần vết rạn da.
Ngoài việc sử dụng kem bôi, chị em nên kết hợp dùng viên uống thảo dược giúp tăng hàng rào bảo vệ da, giảm nguy cơ lão hóa, tăng cường sức căng cho da và gân cơ, hỗ trợ điều trị rạn da, đẩy lùi da nhăn nheo, chảy xệ.
4. Tập thể dục:
Tập thể dục đều đặn giúp da duy trì sự đàn hồi, tăng lưu thông trong cơ thể, đồng thời làm bạn thở dễ dàng hơn, tốt cho cả em bé (đối với phụ nữ đang mang thai). Ngoài ra, việc tập thể dục trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tránh tăng cân quá nhanh, ngăn ngừa rạn da sớm,...
Mặc dù các loại kem đặc trị có thể đem lại hiệu quả nhất định, thế nhưng "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Học viện Da liễu Hoa Kỳ đề nghị: Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng không thể ngăn ngừa vết rạn da, nhưng nó cải thiện sức khỏe tổng thể và ngoại hình nói chung. Hơn nữa, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ sợi collagen của da, tăng nguy cơ bị rạn da và làm các vết rạn sẵn có tệ hơn.
Bên cạnh đó, hãy giữ ẩm làn da. Sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, trong khi da vẫn còn ẩm ướt, có thể giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn và giữ cho làn da mềm mại và đàn hồi tốt. Phụ nữ mang thai có thể thấy rằng căng da bụng gây ngứa ngáy khó chịu và kem dưỡng ẩm có thể giúp da đỡ ngứa hơn. Tránh thay đổi trọng lượng đột ngột và việc hướng tới tăng cân dần dần trong khi mang thai cũng rất hữu ích.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn!
Hiện tượng rạn da chỉ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh?
Theo y học, trong ba tháng đầu mang thai, người mẹ chỉ nên tăng 1 - 2 kg; bốn tháng tiếp sau đó, mỗi tuần tăng khoảng 0,5 kg. Mẹ bầu nên sắm một chiếc cân để có thể kiểm tra cân nặng tại nhà, đồng thời lập đồ thị trọng lượng cơ thể để có thể kiểm soát được mức tăng của cơ thể. Chính vì việc mẹ bầu tăng cân quá mức vừa làm xuất hiện nhiều vết rạn da vừa xấu xí. Dù nói như vậy cũng không phải chỉ có phụ nữ mang thai mới bị rạn da, mà tất cả mọi người đều có nguy cơ bị rạn da bao gồm:
- Di truyền: Nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai, đến thời kỳ bạn mang thai cũng có nguy cơ cao bị rạn.
- Từng bị rạn da ở tuổi dậy thì: Chị em từng bị rạn da ở tuổi dậy thì sẽ có nguy cơ bị rạn da khi mang thai.
- Da thiếu dưỡng chất: Nếu không chăm sóc da thường xuyên thì lan da sẽ nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém.
- Lười tập thể dục thể thao: Mẹ bầu thường xuyên tập luyện thể dục thể thao trước và trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ bị rạn da thấp hơn hẳn người khác.
Có một điều dễ dàng quan sát bằng mắt thường đó là, những vết rạn thường tập trung ở vùng da ngực, da bụng, đùi,... Vết rạn có màu hồng, nâu đỏ, nâu sẫm tùy vào màu da của phụ nữ.
Theo bestie.vn
Hỏi - Đáp: Phụ nữ mang thai có nên trị nám hay không? Đa phần phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng nám da trong thời gian mang thai, đây là hiện tượng bình thường không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Câu hỏi: "Năm nay tôi 26 tuổi, tôi đang mang thai được 6 tháng. Dạo gần đây hiện tượng các vết nám trên da của tôi ngày càng...