Lấn chiếm cả vỉa hè trụ sở công an
Nhiều người dân ngụ tại khu vực chợ Thủ Đức – TPHCM phản ánh tình trạng xe máy đậu tràn lan lấn chiếm hết vỉa hè trụ sở Công an phường Linh Tây trên đường Lê Văn Ninh, gây cản trở giao thông và ảnh hưởng cảnh quan đô thị (ảnh).
Theo trung tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Công an phường Linh Tây, số xe này là của người dân đến đơn vị liên hệ công việc. “Chúng tôi sẽ bố trí nơi khác cho khách đậu xe, không để xảy ra tình trạng này nữa” – ông Sáng khẳng định.
Theo Người Lao Động
Ngang nhiên lấn chiếm thách đố Bộ trưởng GTVT
Lâu nay tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để làm nơi trông giữ xe, buôn bán... diễn ra khá phổ biến, khiến các con đường thêm quá tải, góp một phần không nhỏ vào tình trạng tắc nghẽn của các thành phố lớn, và dường như đang thách thức những nỗ lực nhằm cải thiện giao thông đô thị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.
Bộ trưởng Bộ GTVT và các cấp ngành đang tìm mọi cách để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn (đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM), từ những giải pháp mang tinh dài hạn như cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, xây dựng đường sắt đô thị, đến các giải pháp ngắn hạn như hạn chế phương tiện cá nhân, khuyến khích đi xe buýt; tổ chức phân làn, tách dòng phương tiện; điều chỉnh giờ làm việc, giờ học...
Tuy nhiên, lâu nay vẫn tồn tại tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để làm nơi trông giữ xe, buôn bán... khiến các con đường nhỏ càng thêm chật hẹp, thực trạng này đã được nhiều người nói tới, lãnh đạo ngành giao thông cũng thừa nhận, thậm chí lực lượng chức năng đã có nhiều đợt ra quân xử lý, nhưng tình hình vẫn chẳng thay đổi được là bao.
Khu vực cấm để xe đạp, xe máy, họp chợ, bán hàng rong, nhưng có lẽ không cấm đỗ ô tô. Ảnh chụp vỉa hè đường Trần Bình Trọng.
Đóng góp ý kiến cho việc cải thiện giao thông đô thị, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, điều cần làm đầu tiên là tổ chức lại giao thông đô thị, trong đó nhiệm vụ quan trọng đã nói từ rất lâu là trả lại lòng đường cho phương tiện đi lại, trả lại hè phố cho người đi bộ.
"Ở ta có điều rất bất hợp lý là đường đã chật nhưng lại phân đường để làm chỗ đỗ xe, hè phố bị chiếm dụng hết để giữ xe, kinh doanh. Khẩu hiệu "đường thông, hè thoáng" ngành giao thông đưa ra từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Nếu làm được việc này, chắc chắn tắc nghẽn sẽ giảm đi rất nhiều", ông Hùng đề xuất.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của chúng tôi, ngay tại 5 tuyến phố Hà Nội đã tổ chức phân làn, tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để đỗ xe diễn ra rất phổ biến. Dù trước đấy, đánh giá sau 15 ngày thực hiện tổ chức phân làn phương tiện, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định, trên tất cả 5 tuyến phố đang được phân làn không cho trông giữ xe ô tô, những điểm trông giữ xe đã cấp phép trước đó ở những tuyến phố này đã cho thu hồi giấy phép. Nếu xe nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm, cần thiết có thể cho xe đến cẩu về đồn để xử lý.
Dưới đây là những hình ảnh PV VTC News ghi lại ngày 26/10 trên các tuyến phố ở Hà Nội:
Dù được tổ chức phân làn, cấm dừng đỗ ô tô, nhưng một phần lòng đường Xã Đàn vẫn phải "nhường" cho đoàn ô tô dừng đỗ.
Phố Bà Triệu đã không còn vỉa hè, lòng đường cũng bị chiếm dụng.
Vỉa hè phố Bà Triệu trước cổng Bệnh viện Mắt bị quây lại thành điểm trông giữ xe máy.
Lòng đường Đại Cồ Việt.
Đường Phố Huế.
Vỉa hè to hay nhỏ đều được tận dụng triệt để. Ảnh chụp trên đường Trần Quốc Toản.
Vị trí đầu đường Đinh Tiên Hoàng này được bố trí để xe taxi đỗ không quá 15 phút và điểm dừng xe buýt nhưng lâu nay bị biến thành điểm trông giữ ô tô ngày và đêm.
Vị trí của mình bị chiếm, xe buýt phải đỗ chiếm một phần lòng đường Đinh Tiên Hoàng.
Đường Trần Hưng Đạo.
Ngay vỉa hè đường Trần Hưng Đạo trước khu vực Bộ Giao thông vận tải cũng thành bãi trông giữ xe máy khổng lồ.
Vỉa hè đường Lê Duẩn bị chiếm dụng để bày bán hàng.
Vỉa hè đầu đường Xã Đàn.
Khi Bộ trưởng Bộ GTVT đang kêu gọi người dân đi xe buýt, đưa ra nhiều biện pháp mạnh để lập lại trật tự xe buýt, thì nhiều điểm dừng đỗ, nhà chờ vẫn bị chiếm dụng làm nơi bán hàng nước, cánh xe ôm đứng đợi khách. Ảnh chụp nhà chờ đầu đường Nguyễn Trãi.
Lối lên cầu đi bộ sang đường cũng bị chiếm dụng, chiếm gần hết lối lên cầu. Ảnh chụp cầu vượt đường Tây Sơn, trước cổng ĐH Công Đoàn.
Theo VTC
Chợ Nhổn tràn ra đường 32 Hàng quán đua nhau tràn ra đường 32 để buôn bán, nên hàng ngày vào đầu giờ sáng, đường 32 qua khu vực chợ Nhổn luôn trong tình trạng lộn xộn, ùn tắc... Chợ Nhổn, huyện Từ Liêm nằm giữa khu đông dân và sát đường 32. Đường rẽ vào chợ lại liền kề với đường vào Trung tâm Huấn luyện thể thao...