Lan Càng Cua cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp
Lan Càng Cua là loài cây cảnh có hình dạng vô cùng đẹp mắt và độc đáo. Chúng đang dần trở thành loại cây lan được yêu thích hiện nay bên cạnh những giống lan đẹp đẽ khác trên thị trường.
Lan Càng Cua là loài hoa gì?
1. Nguồn gốc
Lan Càng Cua có tên khoa học là Zygocactus truncates, mặc dù có tên gọi là lan, thế nhưng loài thực vật này lại thuộc họ Xương Rồng. Đây là loài cây cảnh vốn có nguồn gốc tại những nước khí hậu nhiệt đới tại Nam Mỹ, điển hình như Brazil. Sau này giống cây lan Càng Cua ngày càng nổi tiếng và phổ biến trên khắp thế giới nhờ hình dáng đẹp mắt, độc đáo của mình. Tại Việt Nam, loài cây này đang được trồng chủ yếu làm cây cảnh trong nhà, giúp trang trí và làm đẹp cảnh quan xung quanh.
Hình ảnh lan Càng Cua
2. Đặc điểm
Lan Càng Cua là loài cây thuộc họ Xương Rồng, có thân cây mập mạp, mọng nước và có khả năng hóa gỗ khi trồng lâu năm. Cây mọc thành từng bụi nhỏ, chiều cao trung bình từ 50-70cm. Thân cây khá mềm, chia làm nhiều đốt nhỏ, mép được khía răng cưa, lá cây phát triển dần dần tiêu biến thành gai nhọn như nhiều giống Xương Rồng khác.
Các cành cây lan Càng Cua phát triển khá nhanh và mọc tỏa đều ra các phía khác nhau. Hoa của cây có rất nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, tím, vàng, trắng hoặc cam. Hoa có khả năng tạo quả sau một thời gian nở rộ, quả của cây có dạng hình cầu, nhỏ bé, màu đỏ. Thông thường, mùa hoa lan Càng Cua nở từ tháng 5 cho đến hết tháng 9 trước khi thời tiết chuyển lạnh dần.
Công dụng lan Càng Cua trong đời sống
Do có vẻ đẹp độc đáo, bắt mắt, cho nên loài thực vật này có rất nhiều công dụng đáng chú ý trong đời sống như sau:
- Làm cây cảnh trang trí trong phòng, trong vườn nhà giúp tô điểm và làm nổi bật cho cảnh quan, không gian nơi bạn đang sinh sống.
- Cây có khả năng hấp thụ CO2, các loại khí độc có hại cho sức khỏe của con người. Nhờ đó mà giúp bầu không khí trong ngôi nhà của bạn trở nên trong lành hơn.
- Cây còn có thể được trồng làm cây cảnh phong thủy nhằm giúp chủ nhà có thể cải vận, thu về vượng khí, mang đến nhiều may mắn, tài lộc.
- Lan Càng Cua cũng có thể được chọn để làm món quà tặng bạn bè, người thân vô cùng ý nghĩa nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, khai trương, chúc mừng tân gia,…
Lan Càng Cua rất được ưa chuộng để trồng trang trí trong nhà
Ý nghĩa lan Càng Cua
Do có vẻ đẹp rực rỡ, cành lá mềm mại tươi tốt, thế nên hoa lan Càng Cua mang đến ý nghĩa tượng trưng cho sự mãnh liệt, nồng cháy của tình yêu nhưng không vì thế mà không có sự tin tưởng, thủy chung, son sắt bên nhau.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, hoa lan Càng Cua còn là loại cây cảnh phong thủy rất được ưa chuộng. Chúng sẽ giúp mang lại may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, sự nghiệp của người trồng.
Video đang HOT
Lan Càng Cua hợp mệnh gì?
Do lan Càng Cua vốn có hoa màu đỏ là chủ đạo, vậy nên loại cây cảnh phong thủy này rất phù hợp với những người mang mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa. Vậy nên gia chủ mang những cung mệnh này hãy trồng lan Càng Cua để giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc, bình an và thuận lợi trong sự nghiệp, cuộc sống nhé.
Cách trồng và cách chăm sóc lan Càng Cua
1. Phương pháp trồng
Thông thường, lan Càng Cua thường được trồng bằng hai phương pháp chính, đó là giâm cành hoặc ghép cây.
- Với giâm cành: Cắt lấy mấy đốt từ thân của cây mẹ khỏe mạnh, để khô ráo ngoài tự nhiên 1-2 ngày rồi mới đem giâm vào trong chậu để trồng. Sau đó tưới nước chăm sóc như bình thường để cành mau ra rễ mới và sinh trưởng.
- Với ghép cây: Thường thì lan Càng Cua sẽ được ghép gốc vào cây Xương Rồng do chúng cùng họ với nhau. Chọn lựa cành lan nhỏ, dẹt và mỏng, rồi cắm vào gốc ghép với độ sâu từ 2-3cm. Sau đó bạn dùng một tấm nilon hoặc màng bọc thực phẩm để bọc kín lại. Đặt chậu cây Xương Rồng ở nơi thoáng mát, tưới nước thường xuyên nhưng tuyệt đối không tưới vào vị trí ghép.
2. Lựa chọn đất trồng
Đất trồng để trồng lan Càng Cua nên là những loại đất có nhiều dinh dưỡng, độ tơi xốp cao. Đất trồng cần có độ chua nhẹ, pH nằm trong khoảng từ 5-6. Đồng thời đất trồng cần có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm xơ dừa, vỏ trấu, than củi vào trong đất để cải thiện khả năng giữ ẩm cũng như tăng dinh dưỡng khi trồng cây.
3. Ánh sáng, nhiệt độ
Lan Càng Cua là loài cây ưa ánh sáng bán phần, vậy nên bạn nên đặt chúng tại những nơi có mái che nắng và thoáng mát, để cây vẫn có thể tiếp nhận ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt. Nhiệt độ lý tưởng để trồng cây và giúp cây phát triển tốt nhất là trong khoảng từ 15-25 độ C, nếu quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến cây khó ra hoa.
Lan Càng Cua nở rất đẹp nếu được chăm sóc tốt
4. Độ ẩm
Cây lan Càng Cua ưa ẩm ở mức trung bình, vậy nên bạn chỉ cần đảm bảo đất trồng có đủ độ ẩm tối thiểu từ 40-60% là đủ. Không cần thiết phải tưới quá nhiều cho cây.
5. Bón phân
Để giúp cây có thể sinh trưởng tốt và cho hoa nở đẹp, bạn nên tiến hành bón phân hữu cơ hoặc phân NPK dưới dạng pha loãng trong nước để tưới định kỳ cho cây cứ 15 ngày/lần. Tốt nhất bạn nên bón luân phiên 2 loại phân này để giúp cây có thể sinh trưởng tốt nhất.
Vườn rau xanh mướt "không hạt giống - không cây trồng" trên ban công 3m của mẹ đảm Sài Gòn
Các gia đình có thể học theo phương pháp giâm cành như chị Thủy Tiên để có vườn rau xanh mướt mà không cần hạt giống và cây trồng.
Cách trồng rau 2 không bao gồm: không hạt giống và không cây trồng. Đó là cách giâm cành mà chị Thủy Tiên (hiện đang sống tại Sài Gòn) đã thực hiện.
" Mình trồng rau thơm đủ loại trên ban công như này được hơn 1 năm nay rồi. Điều đó đồng nghĩa với việc đợt giãn cách này mình không phải mua rau bên ngoài vì ban công nhiều rau quá ăn không kịp luôn.
Cả nhà mình ăn rau còn chừa lại vài cọng rồi giâm cành tự trồng để có rau sạch như hiện tại. Nghe thì đơn giản và nó thực sự là đơn giản thật ", chị Thủy Tiên chia sẻ.
Và đây là cách giâm cành trồng rau mà chị Thủy Tiên đã áp dụng mà các gia đình có thể tham khảo.
Chuẩn bị:
Ngắt cành rau có ngọn tầm 1 gang tay.
Húng quế mình ngắt tầm 1 gang tay.
Cách trồng:
- Giâm cành vào nước, ngày cho ra nắng 2 lần.
- Sau 5 ngày cây mọc rễ, đem ra đất trồng.
Sau đó chị Thủy Tiên giâm cành vào nước.
Khi cây đã bắt đầu tự mọc rễ.
Sau mấy ngày ngâm nước thì đây là thành quả. Bạn sẽ nhất cây để đem ra ngoài trồng vào chậu nhỏ.
Đất trồng:
Chị Thủy Tiên thường pha trộn đất trồng theo tỉ lệ khoảng 60% đất, 40% còn lại là phân hữu cơ (bao gồm phân bò, phân trùn quế).
Đây là những chậu đất nhỏ mà chị Thủy Tiên trồng.
Chị Thủy Tiên làm tương tự với cây rau muống và trồng như thế này.
Cách chăm sóc:
- Một ngày cần tưới nước 2 lần.
- Để phòng trị các loại sâu bệnh, chị Thủy Tiên sử dụng chế phẩm sinh học mua ở các cửa hàng bán giống rau hoặc cây cảnh. Khi nào thấy có sâu rầy chị mới dùng, còn những lúc rau tốt tươi thì không cần dùng đến.
Cây húng quế phát triển tươi tốt. Chỉ cần chăm tưới đều là rau sẽ rất mau lớn.
Còn đây là cây rau muống trồng theo phương pháp này.
Thu hoạch
- Chị em chỉ nên hái phần ngọn, để cây còn nảy thêm mầm hoặc cây con.
Cây chanh cũng được chị Thủy Tiên trồng theo phương pháp này.
Ban công 3 mét vuông như một vườn rau nhỏ.
Cây cóc ra trĩu quả.
Cây rau càng cua.
Chúc gia đình bạn sẽ thành công với phương pháp trồng rau giâm cành này.
Ảnh: NVCC
Cây Xô Thơm: đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng Cây Xô Thơm là loài cây có vẻ đẹp mộc mạc, mùi thơm hấp dẫn và có giá trị kinh tế cao. Bạn có thể trồng loại cây này trong nhà để trang trí hoặc sử dụng nó vào các mục đích chữa bệnh của mình. Cây Xô Thơm là cây gì? 1. Nguồn gốc Cây Xô Thơm có tên khoa học là...