Lan can sắt ven hồ Tây bỗng dưng ‘bốc hơi’
Thời gian gần đây, nhiều đoạn lan can sắt bao quanh bờ hồ Tây phía chùa Trấn Quốc, vườn hoa Lý Tự Trọng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang bị nhiều kẻ xấu dùng cưa sắt, búa để lấy trộm lúc đêm tối.
Lan can ven hồ là nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ, trẻ con chơi đùa hoặc những người ngồi hóng gió, câu cá. Tuy nhiên, thời gian gần đây những lan can trên đang dần biến mất.
Theo người dân sống quanh khu vực, bằng nhiều các thức khác nhau những kẻ xấu đã lợi dụng đêm tối để cưa trộm hàng rào này. Nhiều đoạn mất cả chục mét, đặc biệt là khu vực trước chùa Trấn Quốc và công viên Lý Tự Trọng.
Nhiều người đi tập thể dục qua đây tỏ ra khá bức xúc vì cảnh quan Hồ Tây bị kẻ xấu phá hoại, thậm chí họ không dám để trẻ con vui chơi quanh khu vực lan can bị mất, vì có thể ngã xuống hồ sâu bất cứ lúc nào.
Một số đoạn lan can gần công viên Lý Tự Trọng trơ trọi giữa mặt nước Hồ Tây.
Trong khi đó, trước cổng chùa Trấn Quốc, thành lan can biến mất, chỉ trơ cọc.
Video đang HOT
Thậm chí một số đoạn bị cưa trộm hoàn toàn. Bác Thanh, một người chụp ảnh dạo trước cổng chùa cho hay, sau khi bị cưa trộm, không thấy đơn vị chức năng nào ra sửa chữa và kiểm tra.
Một số vị trí, nhiều tấm chắn đang chờ gãy. Chị Thành, nhân viên vệ sinh ở đây cho biết: “Tôi trực ở đây cả ngày, chiều tối đi làm về vẫn còn nguyên nhưng sáng đến đã thấy bị cưa trộm”.
Nếu không được bảo vệ tốt, một ngày không xa, khách du lịch sẽ không được vịn vào những chiếc lan can này nữa.
Theo VNExpress
Vã mồ hôi nhảy "đầm" giữa đêm hè
Mồ hôi ướt đầm lưng áo nhưng từng cặp vẫn quấn lấy nhau, lướt đi theo từng điệu Chacha, Samba, Rumba, Paso Doble...
Tung tẩy trong nhịp Chacha
Vườn hoa Lý Tự Trọng đầu đường Thanh Niên (Hà Nội) dạo này có một sàn khiêu vũ khá đặc biệt. Cứ khoảng 7h30 tối trở đi, sàn lại "sáng đèn". Gọi là sàn (hay chính xác hơn là lớp học khiêu vũ) cho oai, chứ thực ra đó là khoảng sân rộng ngay trước tượng đài Lý Tự Trọng. Khác với những sàn chuyên nghiệp mờ ảo ánh đèn màu, "sàn" này tận dụng luôn ánh sáng của cây cột điện cao áp; âm thanh thì dập dìu phát ra từ chiếc loa thùng cô giáo mang tới.
Vỏn vẹn chỉ có thế, nhưng tối nào "sàn" cũng thu hút hàng chục cặp đến tham gia. Có những người đến trong trang phục vũ công: nam giới cũng áo trắng bó, quần loe, giầy nhảy "thửa"; nữ giới lả lướt váy ngắn vày dài. Nhưng cũng có những người...tiện đường tập thể dục về tham gia với giày thể thao, quần soóc; thậm chí có người tới xem, thấy hay thì "nhào vô" bằng...quần "ngố," dép lê.
Không sao hết, tất cả đều được chấp nhận. Từng điệu nhạc Chacha, Samba, Paso Doble vang lên đầy sôi động, từng đôi nắm tay nhau tung tẩy đến...vã mồ hôi giữa tiết trời 37 độ C (nóng nhất từ đầu hè). Bất ngờ nhạc chuyển, sang Rumba say đắm và Valse dập dìu. Mồ hôi còn ướt đầm trên từng khuân mặt, bờ lưng, họ lại quện vào nhau, chỉnh cho nhau từng vòng xoay, nhịp chân bước.
Sàn nhảy là khoảnh sân nằm trước tượng đài Lý Tự Trọng
Trang phục "lạ mắt" của một đôi nhảy (bên phải)
Một động tác khó
Cháu bé thấy người lớn nhảy thì cũng xòe tay tập múa theo
Thiếu bạn nhảy, người phụ nữ áo đỏ tự luyện một mình
Tình trạng này có vẻ diễn ra phổ biến, cặp nhảy này là hai...chị phụ nữ
Cánh đàn ông cũng không ngoại lệ, chỉ khác là họ không dám...ôm nhau
Nhạc được bật "non stop" nên mệt thì cứ tùy ý ra ngồi nghỉ
Người nhảy đa phần là người trung tuổi, tuy nhiên cũng có các bạn trẻ. Cặp này vào sàn bằng dép lê, quần ngố...nhưng có lợi thế tuổi trẻ nên nhảy khá đẹp
Với nhiều người, việc khiêu vũ này không khác tập thể dục buổi tối là mấy
Theo ANTD