Lặn biển Nhơn Hải mùa rong mơ
Với nhiều gành đá ven bờ đẹp, từ lâu làng biển Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) là điểm đến nổi tiếng.
Nhơn Hải đã đẹp lại càng đẹp hơn trong mùa nước cạn từ tháng 4 – 6 âm lịch với những đám rong mơ mọc dưới biển vươn mình lên mặt nước giống như những thửa ruộng đang vào mùa gặt.
Làng chài Nhơn Hải yên bình trong nắng sớm.
Mùa rong mơ, mặt biển làng chài Nhơn Hải trải dài từ khu vực gành Trên ( thôn Hải Bắc) đến đảo Hòn Khô (thôn Hải Đông) và gành Dưới ( thôn Hải Nam) trong xanh xen lẫn màu vàng nâu của những đám rong mơ ngoi mình lên mặt nước đu đưa theo dòng nước. Hãy ngồi trên thúng chai hay sõng khua nhẹ nhịp chèo dạo trên mặt biển để cảm nhận được bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên.
Dãy tường lũy cổ ở Nhơn Hải do người Champa xây dựng từ xa xưa chỉ nhô lên mặt biển khi thủy triều rút.
Điều đặc biệt ở Nhơn Hải hiện có một dãy tường lũy cổ của người Champa xây dựng dưới lòng biển, ngư dân địa phương gọi là Bờ Đập, chỉ nhô lên mặt biển khi thủy triều rút cạn. Mỗi tháng, chỉ có vài ba ngày – các ngày đầu tháng âm lịch và ngày rằm – tường lũy hiển lộ hoàn toàn. Tùy theo các mùa trong năm, theo con nước thủy triều mà tường lũy nhô mình trên biển vào buổi sáng hay buổi chiều. Riêng mùa hè, khi nước cạn tầm chiều cũng là thời điểm thích hợp để bạn khám phá tường lũy Champa này.
Video đang HOT
Ghi lại những khung ảnh mùa rong mơ trên dãy tường lũy khi nước cạn.
Cho đến nay vẫn chưa có một kết luận khoa học cụ thể nào về dãy tường lũy ở Nhơn Hải. Nhưng đối với ngư dân, đây là di sản của làng chài. Mùa nước cạn nhất trong năm là từ tháng 5 – 6 âm lịch, đứng trên cao nhìn xuống, có thể nhìn thấy dãy tường lũy kéo dài từ gành Dưới đến đảo Hòn Khô, những khoảng trống nơi tàu thuyền ra vào là những đoạn đứt gãy của tường lũy nằm sâu dưới lòng biển. Nếu vào mùa khác, bạn sẽ thấy rõ những tảng đá được kết nối rắn chắc kéo dài tạo nên tường lũy, còn mùa này, tường lũy mang trên mình một vẻ đẹp xanh mướt của rêu, sắc vàng óng ánh lấp lánh trong nắng của rong mơ phủ dày trên bề mặt.
Với thiết bị chuyên dụng cho việc đi bộ dưới đáy biển Nhơn Hải khám phá “mê cung dưới nước”, bạn sẽ có cảm giác như một phi hành gia khám phá vũ trụ.
Mùa nước cạn, đến Nhơn Hải bạn đừng bỏ qua việc tắm biển, lặn ngắm san hô và còn gì thú vị bằng việc bơi thúng dạo quanh các rạn san hô, lên tường lũy tham quan rồi ngâm mình dưới biển khám phá những điều kỳ thú. Mực nước tại các khu vực gành, rạn san hô tại đảo Hòn Khô hay quanh khu vực tường lũy rất cạn, chỉ cần một chiếc kính lặn đơn giản bạn cũng có thể quan sát dưới nước, ngắm từng đàn cá đủ màu sắc tung tăng bơi lội chen mình giữa các đám rong mơ.
Nếu không quen lặn theo kiểu đeo kính lặn thông thường, bạn có thể liên hệ với HTX Dịch vụ – Du lịch Thủy sản Nhơn Hải để thuê tour lặn biển với cách lặn ngắm có kính gắn ống thở, lặn biển có khí tài (bình khí ô xy, đồ lặn, chân vịt), cao cấp hơn nữa còn có dịch vụ đi bộ dưới đáy biển. Dĩ nhiên bạn không thể lặn một mình mà được các hướng dẫn viên bộ môn lặn biển đi theo để hướng dẫn cách lặn, địa điểm lặn để tham quan.
Vẻ hoang sơ hiếm có ở ngôi làng cổ ngàn năm tuổi nằm sát biển Quảng Ngãi
Đặc sản của làng cổ Gò Cỏ chính là nét hoang sơ gần như chưa nhuốm bụi trần.
Làng Gò Cỏ (xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi khoảng 45 km về phía nam, nằm sát bên đầm An Khê và bờ biển Sa Huỳnh. Nơi đây lưu giữ nhiều dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh cách đây hàng nghìn năm, có bờ biển hoang sơ, tuyệt đẹp và đầm nước mặn tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, Gò Cỏ hình thành từ thời văn hóa Sa Huỳnh - cách đây khoảng 2.500 - 3.000 năm, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Điểm đặc biệt là ngôi làng tồn tại liền mạch từ đó đến thời Champa, nối tiếp nhiều thế hệ cư dân đến nay.
Nơi đây không bị bão hòa bởi sự đô thị hóa mà vẫn giữ cho mình một nét hoang sơ, chân chất hiếm có. Ngôi làng chỉ có khoảng 105 ha, với vỏn vẹn 83 hộ dân, đường đi vào quanh co gập ghềnh.
Điểm hấp dẫn đầu tiên khi đến Gò Cỏ là sau nhiều năm tạo dựng, đến giờ dân làng vẫn gìn giữ, tôn tạo thêm những con đường lát đá núi, bờ rào, bậc thang, kè đá giữ đất... tất cả đều được xếp bằng đá núi, theo thời gian đã kết nối liền mạch vững chãi và đẹp mắt.
Giữa hai gành đá ở làng Gò Cỏ có bãi biển tuyệt đẹp. Dạo bước trên bãi biển, bạn sẽ thích thú trước bãi đá cổ trải dài rộng từ ven bờ biển lên lưng chừng núi. Điểm thuận lợi cho khách check-in là bãi đá dễ leo lên, có những khối đá rất lớn bề mặt khá bằng phẳng để ngồi chơi, ngắm cảnh đẹp. Và trong khung cảnh chỉ cần xoay qua xoay lại, tiến lùi một chút thôi là bạn đã có một khuôn ảnh mới!
Không tàu to máy lớn, ngư dân Gò Cỏ sống bình lặng với những chiếc thuyền nhỏ đánh cá gần bờ. Tre làng tươi tốt quanh năm cho người làng nghề đan lát. Tre thành nan đan thuyền, đan thúng, đan nong nia, rổ rá... Tre thong dong nhàn rỗi "tám" với gió rì rào, tre "thả thính" mời gọi khách đường xa.
Nếu cảnh quan làng cổ Gò Cỏ nguyên sơ, mộc mạc "đốn tim" du khách thì người Gò Cỏ cũng khiến du khách "phải lòng" bằng tính cách thuần hậu, thật thà của mình. Cuộc sống ở Gò Cỏ bình lặng, nhịp sống êm ả, đêm rỉ rả tiếng côn trùng, ngày trôi chầm chậm. Người đi biển hay làm vườn đều thư thả, không chút vội vàng.
Không chỉ có cảnh sắc hữu tình, sản vật từ biển cũng là thứ mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Gò Cỏ. Thiên nhiên khắc nghiệt là vậy nhưng cũng dành đãi ngộ cho ngư dân nhiều đặc sản. Tấm lưới đầy tôm cá làm vơi đi nỗi nhọc nhằn trên nét mặt các lão ngư. Bạn sẽ không bao giờ cưỡng lại được hương vị tuyệt vời của canh lưỡi long - cá thửng, hàu sữa nấu lá giang hay mực tháng tư hấp gừng làng Gò Cỏ.
Một lần ghé thăm làng cổ Gò Cỏ, bạn sẽ tận hưởng được cảm giác quay về với tuổi thơ, với cảm giác bình yên mà hiếm cảm nhận được ở cuộc sống đô thị hiện nay.
Nghề nuôi mực lá mùa rong biển Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" ở vùng biển Nhơn Hải của Trần Bảo Hòa vừa đạt giải Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020. Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" do nhiếp ảnh gia người Bình Định, Trần Bảo Hòa thực hiện, ghi lại quá trình thả lưới lấy mực giống từ tự nhiên, bắt cá sống...