Lấn biển Nha Trang: Vùng lõi di sản là cấm vi phạm
“Đối với Di sản thiên nhiên cấp quốc gia như vịnh Nha Trang thì vùng 1 (vùng lõi) là không được xây dựng một công trình nào”.
Đó là khẳng định của KTS Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch Hội KTS Khánh Hòa với Đất Việt, ngày 12/6, trước thông tin, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuần Anh khẳng định: “Quan điểm của Bộ là cứ tuân theo đúng Luật Di sản văn hóa”.
Không được xây dựng trong vùng lõi di sản
Ông Lộc cho rằng, từ trước đến nay, những thông tin UBND tỉnh cung cấp, rằng Bộ VHTT&DL, Hội đồng di sản quốc gia…chủ trương cho Tập đoàn Ấn Độ đầu tư xây dựng bãi biển Phượng Hoàng đều rất mập mờ, không có văn bản cụ thể.
Theo ông Lộc, ý kiến của Bộ VHTT&DL là hoàn toàn xác đáng. Vịnh Nha Trang là di sản thiên nhiên cấp quốc gia, cho nên vùng 1 di sản, vùng lõi tuyệt đối không được xây dựng bất kỳ công trình nào tại khu vực đó. Chứ cũng không phải điều chỉnh quy hoạch hay ra các điều kiện để thực hiện.
Lấn biển Nha Trang: Bộ trưởng Văn hóa nói lời ngay
Cụ thể, Luật Di sản văn hóa điều 32, khoản 1 và 2 quy định: Vùng 1 (vùng lõi, gốc) bao gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nghiêm ngặt, giữ nguyên hiện trạng, môi trường.
Video đang HOT
Vùng 2 (vùng đệm, vùng bao quanh khu vực di tích), có thể được bố trí xây dựng các công trình phục vụ việc phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan, môi trường sinh thái của di tích và phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTT&DL đối với Di tích cấp quốc gia.
Bên cạnh đó, ông Lộc cho biết: “Thủ tướng cũng phê duyệt quy hoạch thành phố Nha Trang, độ cao khống chế là 40 tầng nhưng bây giờ đưa ra dự án ngoài biển chiều cao 63 tầng để tạo độ ấn tượng, cho xây khách sạn Mường Thanh 48 tầng, như vậy có đúng quy hoạch đã phê duyệt hay không.?”.
Thậm chí, nếu đối chiếu với Luật di sản văn hóa thì dự án này hoàn toàn không được chấp nhận. Và khi Bộ VHTT&DL đã lên tiếng thì chắc chắn những gì đang chuẩn bị xây thì phải dừng lại.
Phối cảnh cao ốc vườn Phoenix trên bãi biển Nha Trang.
Hơn nữa, thực ra thì dự án nêu ra như vậy, nhưng ông Lộc cho hay: “Tôi tin chắc rằng những người làm về di sản chắc chắn sẽ không đồng ý, vì vùng 1 là vùng lõi chắc chắn không được xây dựng một công trình nào dù nhỏ hay lớn nói gì đến quy mô rộng như bãi biển Phượng Hoàng.
Mặt khác, còn nằm sát, lấn biển thì làm sao đúng quy định? Cho nên tôi vô cùng bất ngờ khi trước đây UBND tỉnh nói Bộ VHTT&DL, Hội đồng di sản quốc gia đã đồng ý cho xây dựng nên UBND tỉnh mới cấp phép đầu tư”.
Bê tông hóa sẽ không còn là di sản
Ở một góc độ khác, chia sẻ thêm, ông Lộc cho biết: “Vừa qua, Hội KTS VN cũng đã đề nghị Hội KTS Khánh Hòa tổng hợp tình hình, có gì báo cáo cho Hội nắm thêm về dự án, để đủ điều kiện làm việc với Bộ Xây dựng với các Hội nghề nghiệp chỉ rõ sai phạm của dự án này theo Luật di sản văn hóa, cũng như phá vỡ cảnh quan đô thị của thành phố Nha Trang”.
Về phía UBND tỉnh, theo ông Lộc, sau những phản ứng của dư luận thì những ngày qua lãnh đạo cũng có vẻ lắng nghe dư luận, không còn phản ứng, bắt đầu xoa dịu, những tấm biển cắm tại dự án cũng đã được tháo dỡ hoàn toàn.
Lấn biển Nha Trang: Tỉnh không thể muốn quyết gì cũng được
Từ trước đến nay, người dân bản địa hay du khách đến với Nha Trang và yếu tố giúp Nha Trang trở thành di sản cấp quốc gia đó là do đặc trưng của vịnh chính là dải cây xanh cộng với bãi cát trắng và mặt nước vịnh tạo nên cảnh quan của cả một cái vịnh không ở đâu có, rất thiên nhiên.
Bây giờ cho bê tông hóa lên tức là đã xây dựng, đã hủy hoại môi trường đặc trưng đó của bãi biển này, như vậy thì đâu còn là di sản cần bảo tồn và phát huy.
Theo_Báo Đất Việt
Cây Bồ đề 132 năm tuổi được công nhận là cây Di sản Việt Nam
Sáng 1.6, tại Nhà văn hóa cộng đồng buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức lễ vinh danh, gắn biển, công bố cây Bồ đề 132 năm tuổi tại buôn Yang Lành là cây di sản Việt Nam.
Cây Bồ đề được công nhận là cây Di sản Việt Nam có niên đại hơn 132 năm tuổi, tên khoa học là Ficus Religiosa L- thuộc họ dâu tằm Moraceae. Cây có 9 thân, chiều cao gần 29m; đường kính 2,7m; tán tỏa bóng mát gần 30m2.
Theo một số già làng buôn Yang Lành, cây Bồ đề 132 năm tuổi này do một nhà sư từ Pắc Xế của nước bạn Lào, mang đến trồng tại buôn Yang Lành, giao cho ông Y Thua chăm sóc.
Cây Bồ đề 132 năm tuổi
Trước đó, tháng 3.2014, Tổ chức kỷ lục Châu Á, Hội kỷ lục gia Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục cho cây Bồ đề 132 năm tuổi này là cây được trồng lâu năm nhất trên vùng đất Tây Nguyên.
Tại buổi lễ, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công bố Quyết định, gắn biển công nhận cây Bồ đề 132 tuổi là cây Di sản Việt Nam.
Ông Y - BHăm Enuôl, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho biết: Cây Bồ đề 132 năm tuổi được công nhận là cây Di sản Việt Nam không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng các dân tộc buôn Yang Lành, xã Krông Na mà còn là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk. Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk kêu gọi cộng đồng các dân tộc Việt - Lào buôn Yang Lành tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, giới thiệu quảng bá đến khách du lịch về cây Bồ đề ở Buôn Đôn.
Theo_Dân việt
Phát hiện nhiều di vật cổ trong vùng đệm di sản thành nhà Hồ Ngày 25.5, TS Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, cho biết Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định cho phép trung tâm tiến hành khai quật, thám sát di chỉ khảo cổ vừa phát lộ tại khu vực núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), cách thành nhà Hồ...