Lặn bắt tôm hùm, kiếm bạc tỉ
Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.
Sáng 4/1, cảng cá Sa Kỳ (Quảng Ngãi) nhộn nhịp lạ thường với tiếng nói cười toát lên niềm vui được mùa cuối năm của các ngư dân có nghề lặn bắt tôm hùm. Chuyền tay từng giỏ tôm to xù xụ lên bờ cho các đầu nậu cân, ngư dân Trần Văn Nam ngụ ở thôn Châu Thuận Biển cho hay: Biển động dữ lắm, chuyến này đi vất vả hơn mấy chuyến khác. Nhưng được cái toàn lặn được tôm to. Có con lên đến hơn 2kg. Chuyến này cũng phải lãi hơn 700 triệu đồng vì giá tôm đang cao (800 nghìn đồng/kg).
Cùng đi bạn trên thuyền với ngư dân Nam còn có 13 ngư dân trẻ khác. Họ đều là những người có sức khỏe tốt, kinh nghiệm lặn biển dày dặn. Nơi tôm hùm trú ngụ thường là ở các rạn đá san hô, độ sâu từ 10-20 m. Thường thì tàu lặn tôm hùm nào cũng có từ 12 người trở lên để hỗ trợ nhau việc lặn bắt.
Các đầu nậu đang chọn mua mẻ tôm hùm còn tươi nguyên mới được chuyển lên bờ
“Chỉ cần chọn đúng điểm tôm hùm trú ngụ thì 5-6 người xuống lặn, những người còn lại trực trên tàu phòng có sự cố. Hễ lặn thì sẽ có tôm liền. Một chuyến như vậy ít thì được khoảng 1 tạ, nhiều thì 3-4 tạ, lãi từ 500 triệu đến hơn 1 tỉ đồng”- thuyền trưởng Nguyễn Cư có kinh nghiệm hơn 15 lặn tôm chia sẻ.
Nghe ra thì có vẻ đơn giản, nhưng khi đi sâu vào câu chuyện lặn biển bắt con tôm “mặt cọp” của thuyền trưởng Cư, nhiều người mới hiểu hết gian khổ của nghề này. Thuyền trưởng Cư cảnh báo: “Lặn sâu nên lỡ rút ống nhanh quá, nhẹ thì bị thủng màng nhĩ, nặng thì khỏi đi biển được nữa!”
Nhưng vì lợi nhuận mang về khá cao, nên hàng trăm hộ gia đình ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vẫn kiên trì với nghề lặn tôm hùm từ nhiều năm nay. Mỗi năm họ ra khơi khoảng 4-5 lần. Mỗi lần kéo dài hơn 40 ngày. Năm nào thuận lợi, mỗi bạn thuyền đi về có thể kiếm được hơn 400 triệu. Riêng chủ tàu sau khi trừ hết phí tổn, vẫn hòm hòm kiếm được bạc tỉ.
Video đang HOT
Riêng chuyến biển cuối năm lần này, nhờ ơn của biển, hầu hết các tàu lặn tôm hùm trở về đều phấn khởi với niềm vui được mùa. Trên khắp cảng Sa Kỳ, hàng tạ tôm hùm đang được cân đếm và chuyền lên xe đi tiêu thụ trong tích tắc khi vừa chuyển từ tàu xuống. Không khí mua bán rôm rả càng khiến cho cảng cá cuối năm có phần tấp nập, xen lẫn niềm vui của các gia đình ngư dân.
Tôm hùm không chỉ là hải sản thượng hạng mà còn là lộc biển cuối năm của ngư dân
Càng về cuối năm, lượng tiêu thụ các mặt hàng hải sản, nhất là tôm hùm càng mạnh. Đây là thời điểm các nhà hàng, gia đình tổ chức liên hoan nên lúc nào loại hải sản thượng hạng cũng được ưu tiên lựa chọn. Với các ngư dân miền biển, những con tôm có gương mặt cọp ấy không chỉ đơn thuần là nguồn thu nhập lớn mà còn là “lộc biển” trong thời khắc năm mới sắp đến.
Ngư dân Tiêu Viết Thường chia sẻ, lần đi biển cuối năm này, mỗi bạn thuyền cũng được chia khoảng 25 triệu đồng. Với số tiền trên, họ có thể trang trải mua sắm tết một cách thoải mái.
Tiếp xúc với chúng tôi, ngư dân trẻ Nguyễn Hữu Hoàng (15 tuổi) ngụ ở thôn Định Tân, xã Bình Châu khoe đây là chuyến lặn bắt tôm hùm lần đầu của Hoàng. Hoàng chia sẻ: Chuyến đầu đúng lúc thời tiết biển động nên em mãi mới quen được. Rồi khi ra đến chỗ lặn em được chứng kiến tận mắt các chú, các anh vất vả ra sao mới bắt được con tôm to. Cả cha và anh của em đều theo nghề này, nên em cũng muốn nối gót ra biển làm nghề để tự kiếm ra tiền.
Trở về sau chuyến biển thành công lần đầu tiên, ngư dân Hoàng cũng được chia hơn 15 triệu đồng. Hoàng tâm sự, sẽ dành số tiền này mua cho gia đình một chiếc máy giặt mới trước khi Tết đến. Cũng như Hoàng, nhiều ngư dân khác cũng ấp ủ những dự định mua sắm, chuẩn bị cho gia đình đón Tết thật đủ đầy. Với họ, chuyến biển cuối năm được mùa luôn tràn đầy ý nghĩa, mang lại cho họ niềm phấn khởi để khởi động một năm bám biển mới mang lại hiệu quả cao.
Theo Thanh Phương
Tàu nghìn tấn không thể cập cảng do dân bắt tôm hùm trái phép
Tàu hàng siêu nặng với tải trọng 35.000 tấn của Nhật Bản đã không thể cập cảng Chân Mây (xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) để nhập gỗ dăm khi ngư dân địa phương ra đánh tôm hùm trái phép trong luồng lạch cảng này.
Sau thời gian chấn chỉnh, tình trạng khai thác tôm hùm giống trái phép tại cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc, lại tái diễn. Đỉnh điểm của tình trạng này là chiều ngày 13/11 đến sáng 14/11, ngư dân đã thả lưới kín khu vực luồng lạch ra vào cảng Chân Mây, gây cản trở tàu thuyền. Nhiều tàu không thể cập cầu cảng để xuất nhập hàng hóa, gây thiệt hại lớn cho chủ tàu và doanh nghiệp.
Hình ảnh người dân đánh bắt tôm hùm từ chiều 13 đến sáng 14/11 tại luồng ra vào cảng quốc tế Chân Mây
Từ 17h chiều ngày 13/11 kéo dài đến 9h sáng nay 14/11, hàng chục hộ ngư dân - chủ yếu ở xã Lộc Vĩnh - bất chấp sự ngăn cản của lực lượng chức năng đã đặt hàng trăm bộ đáy rớ đánh bắt tôm hùm giống trong luồng lạch và khu neo tàu ở cảng Chân Mây.
Tàu hàng Nhật Bản không thể vào cảng bị ngư dân "cản đường"
Hậu quả, tàu Taio Frontier (quốc tịch Nhật Bản) tải trọng 35.000 tấn, theo kế hoạch sẽ cập cảng Chân Mây lúc 17h ngày 13/11 để nhập gỗ dăm, đã không thể vào cảng đúng giờ. Hoạt động tại cảng Chân Mây bị ngưng trệ gần 15 tiếng đồng hồ, gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Theo quy định thưởng phạt, mỗi tàu chậm trễ 1 ngày, chủ hàng là nhà máy ở khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc) phải nộp phạt khoảng 10.000 USD. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng dây chuyền đến các tàu đang đợi ngoài khơi để chờ cập cảng và công việc của hàng trăm lao động xung quanh khu vực cảng.
Bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng, ngư dân Phú Lộc vẫn ngang nhiên ra đánh bắt tôm hùm dù có tàu lớn đang vào
Tình trạng người dân giăng lưới, khai thác tôm hùm giống đã diễn ra từ nhiều năm nay. Tôm hùm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao nên mặc dù đã có lệnh cấm của chính quyền, người dân vẫn bất chấp, ồ ạt khai thác.
Dự kiến, ngày 21/11 sắp tới, cảng quốc tế Chân Mây sẽ đón một tàu du lịch quốc tế chở khoảng 2.000 khách cập cảng đi tham quan các tỉnh miền Trung. Điều lo lắng nhất lúc này là uy tín, thương hiệu của cảng Chân Mây sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu thời điểm đó tàu du lịch quốc tế không thể vào cảng, phải thay đổi hải trình - điều đã từng có tiền lệ ở cảng.
Cường Tuyển - Đại Dương
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Hỗ trợ ngư cụ, đóng tàu cho ngư dân Lý Sơn Sáng nay (2.11), tại cảng cá Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi, Thành ủy TPHCM và Đài TNVN tổ chức trao máy dò cá, máy thông tin liên lạc tầm xa cho ngư dân các nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn và trao tàu cá cho ngư dân Đinh Văn Giàu, ở xã...