Lambretta TV175 ‘hàng độc’ tại miền Tây
Thuộc mẫu xe có số lượng “đếm trên đầu ngón tay” tại Việt Nam, chiếc scooter này trang bị động cơ 175 phân khối, phiên bản TV3, sản xuất tại Italy cách đây gần nửa thế kỷ, hiện được dân chơi miền Tây Nam Bộ gìn giữ gần như nguyên bản.
Chủ xe, ông Trần Xuân Châu, là Hội trưởng CLB Vespa Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010-2015, cho biết ông theo đuổi 10 năm mới thương lượng mua lại được chiếc xe này từ một chủ xe cũng ở Vĩnh Long. Theo ông chạy thử, xe đạt tốc độ tối đa 95 km/h, lượng nhiên liệu tiêu hao khoảng 40 km/lít xăng pha nhớt. Bình xăng 6 lít. Tỷ lệ pha khi đi đường trường: 5 lít xăng pha với 250 ml nhớt. Chạy trong thành phố thì pha 200 ml/5 lít xăng.
Xe trang bị động cơ 2 thì, xi-lanh đơn, giải nhiệt bằng không khí có quạt hỗ trợ làm mát. Công suất 8,7 mã lực tại 5.300 vòng/phút. Khởi động máy bằng giò đạp lắp bên hông phải. Hệ truyền động kiểu nhông xích nhông.
Khung sườn xe dạng ống thép đơn. Xe có chiều dài x rộng x cao là 1.800 x 700 x 1.035 (mm), trọng lượng 110 kg. Yên xe đôi, thiết kế đơn giản phẳng liền khối, với cấu trúc khung đàn hồi lò xo đa điểm tạo độ êm ái.
Cỡ lốp trước sau đều là 3/50-R10. Bánh trước lắp phuộc kép kiểu giò gà, mỗi bên phuộc chính đều có phuộc phụ trợ lực. Phuộc sau dạng giảm xóc đơn lò xo trụ. Hệ thống phanh gồm đĩa đơn cho bánh trước, bánh sau phanh tang trống với bàn đạp phanh nằm trên sàn xe.
Kích cỡ ngoại hình và trọng lượng xe tương đương với các mẫu xe scooter thông dụng hiện nay tại Việt Nam.
Xe có hình thức khá đơn giản.
Phần đầu xe với thiết kế bửng chắn bùn bánh xe và yếm chắn gió đặc trưng dòng xe Lambretta.
Đồng hồ công-tơ-mét.
Logo.
Video đang HOT
Và mạc gin gắn phía đầu xe.
Hộp số 4 cấp với cơ cấu sang số bằng cách xoay vặn cổ tay cầm lái bên trái kết hợp bóp nhả càng embraya.
Phần khoang máy bên phải hông xe, với hai khối tròn trắng là hộc chứa dụng cụ và bình xăng. Phía dưới là ống pô gin.
Khoang máy phía bên trái hông xe.
Dưới yên xe bố trí họng bơm xăng với nắp đậy hai tầng và cổ hút gió.
Hộc chứa đồ, với nắp mở nằm phía ngoài yên xe, có khóa.
Giấy đăng ký xe.
Theo Sống mới
Lịch sử phát triển của Vespa PX
Được coi như một biểu tượng phong cách không bao giờ lỗi mốt, được người người say mê, từ ngôi sao điện ảnh cho đến giới nhân viên văn phòng, Vespa PX từng bị dừng sản xuất vào 2007 và tái xuất vào 2010.
Người đứng thứ 2 từ trái sang chính là cha đẻ của Vespa, tướng Corradino D"Ascanio, từng là một kỹ sư hàng không người Italy. D"Ascanio thiết kế ra chiếc máy bay trực thăng thương mại đầu tiên cho hãng Agusta, đồng thời thiết kế ra mẫu scooter đầu tiên cho Ferdinando Innocenti, nhà sáng lập của một hãng xe scooter nổi tiếng khác của Italy là Lambretta. Do bất đồng, D"Ascanio mang thẳng thiết kế của mình tới cho Enrico Piaggio, con trai của nhà sáng lập ra hãng Piaggio và giúp sản xuất ra những chiếc Vespa đầu tiên.
Tháng 4/1946, 15 chiếc Vespa đầu tiên rời khỏi nhà máy Pontedera, và một trong số đó được chính Enrico Piaggio giới thiệu trước toàn thế giới tại Rome. Dòng scooter mới sử dụng động cơ 2 thì dung tích 98 phân khối với công suất 3,5 mã lực. Xe có hộp số 3 cấp và có thể đạt tốc độ 60 km/h.
Năm 1952, Vespa bắt đầu lắp ráp xe tại Anh và Pháp. Đến 1965, doanh số của Vespa đã đạt 3,5 triệu xe.
Năm 1977, Vespa PX trình làng tại Milan như một dòng xe mới, vẫn với 2 phanh tang trống, động cơ xi-lanh đơn và bộ khung bằng thép. Nhưng xe đã được nâng cấp với hệ thống treo trước mới và trục sau thiết kế lại để hoạt động ổn định hơn. Sản phẩm này được phân phối với 2 phiên bản là Vespa P 125 X và Vespa P 200 E với hệ thống đánh lửa điện tử. Và kể từ 1978 là Vespa P 150 X.
Hệ thống đánh lửa điện tử sau đó được trang bị trên các mẫu xe khác, với những tên gọi được đổi thành Vespa PX 125 và Vespa PX 150 E. Vào năm 1982, Vespa P 200 E được gọi là Vespa PX 200 E. Một phiên bản thể thao xuất hiện trên thị trường vào năm 1985: Vespa T 5 Pole Position với công suất gần 12 mã lực. Đến 1988, tổng doanh số của Vespa đã đạt 10 triệu xe.
Năm 2003, Vespa PX trở thành một tác phẩm nghệ thuật thật sự dưới sự sáng tạo của Mino Trafeli và được trưng bày tại Bảo tàng Piaggio.
Vespa PX từng xuất hiện trong rất nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, trong đó có bộ phim hành động Hollywood "The Bourne Ultimatum" (2007) trong một cảnh rượt đuổi trên đường phố.
Cũng trong năm 2007, Vespa PX bị dừng sản xuất do những yêu cầu khắc nghiệt về khí thải của châu Âu. Mẫu xe cuối cùng được bán ra là Ultima Serie (serie cuối cùng), một phiên bản hạn chế có kính chắn gió, giá để hàng mạ crôm và vành xe mạ crôm với lốp xe viền trắng. Đã có hơn 3 triệu chiếc PX được bán ra trên toàn thế giới.
Nhưng đến 2010, Vespa PX trở lại với người hâm mộ bằng một động cơ nâng cấp đạt các tiêu chuẩn về khí thải, thiết kế kết hợp kiểu dáng cổ xưa với những chi tiết hiện đại. Dự kiến mẫu scooter có mặt tại thị trường Việt Nam trong tháng 8 với mức giá vẫn được giữ kín. Giá của PX tại châu Âu vào khoảng 4.150 USD.
Minh Thủy
Ảnh: Vespa
Theo VNE
Giới chơi xe cổ hoang mang vì tin cấm Sau khi UBND TP.HCM lên dự thảo quy chế cho lưu hành và niên hạn lưu hành xe mô tô, giới chơi xe cổ có một phen hoang mang Hơn 34 triệu xe máy đang lưu thông ở nước ta hiện nay thì không một bộ phận không nhỏ là những chiếc xe máy cổ. Những người chơi Vespa cổ ở thành phố...