Lamborghini sẽ sản xuất mẫu xe Urus SUV ở Slovakia
Theo các nguồn tin của thương hiệu xe hơi thể thao Lamborghini, thương hiệu xe hơi này sẽ sản xuất mẫu Urus SUV tại nhà máy của hãng sản xuất xe hơi Đức Volkswagen đặt ở Slovakia từ năm 2017.
Lamborghini sẽ sản xuất mẫu xe Urus SUV ở Slovakia. (Nguồn: freshnessmag.com)
Nguồn tin này cho tờ Automobilwoche của Đức biết thêm rằng mẫu xe trên sẽ được phát triển dựa trên phiên bản cải tiến của khung gầm MLB của VW, là khung gầm sẽ được trang bị cho mẫu Porsche Cayenne thế hệ kế tiếp.
Mẫu Lamborghini Urus nói trên sẽ được sản xuất tại nhà máy Bratislava cùng với mẫu Porsche Cayenne, VW Touareg, Audi Q7 và thân xe của mẫu Bentley SUV sắp tới.
Để chuẩn bị cho việc tăng cường sản xuất xe SUV tại nhà máy này, VW được cho là đã lắp đặt xưởng đúc thép lớn nhất của hãng tại Bratislava. Phân xưởng này có khả năng sản xuất các tấm làm thân xe bằng thép và nhôm.
Theo nguồn tin trên, hãng xe Đức sẽ tăng cường sử dụng nhôm gia cường cho các mẫu xe SUV trong tương lai nhằm làm giảm trọng lượng xe và giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Mẫu Urus nói trên sẽ là mẫu xe SUV đầu tiên của thương hiệu Lamborghini kể từ sau mẫu LM002 của những năm 1990. Được nhiều người biết tới với tên gọi Rambo Lambo, mẫu Lamborghini LM002 đã bị ngừng sản xuất năm 1993 sau một nỗ lực sản xuất xe quân sự thất bại.
Đây không phải là thương hiệu xe sang đầu tiên của VW bổ sung thêm mẫu xe SUV mới để đáp ứng nhu cầu của những khách hàng giàu có ở Trung Quốc, Nga và Trung Đông khi Maserati cũng có kế hoạch giới thiệu mẫu Levante SUV trong năm tới còn Rolls-Royce cũng sắp đưa ra quyết định việc liệu có tiến vào phân khúc thị trường này hay không.
Video đang HOT
Lamborghini dự báo mức doanh số trên toàn cầu kỷ lục trong năm 2015 do nhu cầu tăng mạnh đối với mẫu Huracan được giới thiệu mới đây.
Trong năm 2013, Lamborghini đã bàn giao được 2.121 siêu xe, tăng so với mức 2.083 chiếc trong năm 2012. Năm có doanh số xe bán ra tốt nhất của thương hiệu xe Italy này là năm 2008 khi năm đó, Lamborghini bán được 2.430 chiếc xe./.
Theo HQO
Các 'ông lớn' sẽ không dám mạnh tay với Nga?
Ván cờ này ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với "cây gậy năng lượng" trong tay Nga , dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như đã tuyên bố.
Dù cho những diễn biến xung quanh cuộc khủng hoảng Crưm đã khiến quan hệ phương Tây Nga sứt mẻ, giữa đôi bên vẫn hiển nhiên tồn tại một mối liên hệ khó có thể dứt khoát cắt đứt, đó chính là vấn đề năng lượng. Không thể "nhắm mắt làm ngơ" và buộc phải thể hiện lập trường cứng rắn, song "an ninh năng lượng" sẽ khiến các nước phương Tây phải "bẻ lái" chính sách và các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.
Chính sách năng lượng "không Nga"
Nếm trải hai lần lao đao khi Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt vào năm 2006, 2008 và nhất là cho đến thời điểm này, bài học EU thấm thía nhất chính là phải nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào "người hàng xóm khổng lồ" Moscow. Ngoảnh mặt với Nga, EU có hai biện pháp để giải cơn khát năng lượng.
Lựa chọn đầu tiên là đa dạng hóa nguồn cung. Đối với "đối tác gần gũi và thân cận nhất" của mình, Mỹ chắc chắn sẽ có những giải pháp hỗ trợ thích hợp cho EU trong vấn đề năng lượng. Điều này đã được Tổng thống Mỹ Obama khẳng định trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - EU tại Brussels hôm 26/3. Để giúp đồng minh nới lỏng "đòn xiết năng lượng" từ phía Nga, Mỹ sẽ tăng lượng xuất khẩu khí đá phiến và khí tự nhiên hóa lỏng với giá thấp cho châu Âu, đặc biệt là Ukraina.
Mặc dù vậy, EU cũng không thể dựa dẫm quá nhiều vào Mỹ. Theo đúng tiến độ, sẽ mất ít nhất 2 năm nữa cơ sở hạ tầng dẫn khí đốt từ Mỹ vào châu Âu mới có thể hoàn thành. Trong thời gian đó, châu Âu vẫn phải xoay sở "tự cứu" mình. Ngoài ra, EU cần giữ một vị thế độc lập tương đối để tránh đẩy thế "thượng phong" về phía người Mỹ trên bàn đàm phán Hiệp định thương mại và đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
EU cũng có thể quay sang tiếp cận các nguồn cung năng lượng khác, như từ các nước Trung Đông hoặc Trung Á. Với trữ lượng khí đốt và dầu mỏ lớn (chỉ riêng Iran có trữ lượng khí đốt khoảng 1187 tỷ mét khối, đứng thứ hai thế giới sau Nga), lại có vị trí địa lý gần gũi, thuận lợi, hai khu vực này chính là đối tác thay thế tiềm năng nhất của EU.
EU đã có kết nối đường ống dẫn dầu dù khá hạn chế với Algeria, Libya, Azerbaijan, Turkmenistan,... và cũng đang nhắm đến những nhà xuất khẩu dầu mới như đảo Síp hay Israel. Điều này có nghĩa là sắp tới EU sẽ tập trung tăng cường đầu tư và hợp tác với những nước này để nâng tầm hệ thống dẫn dầu, phục vụ cho việc tăng sản lượng nhập khẩu.
Hướng thứ hai, các nước châu Âu cần "tự lực cánh sinh" bằng cách phát triển những nguồn năng lượng thay thế, năng lượng tái tạo. Về lý thuyết, EU khuyến khích các nước tự khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt,...
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, những chính sách này vẫn còn một số hạn chế liên quan đến hiệu quả sử dụng, giá thành hoặc các vấn đề kỹ thuật, môi trường,... Đơn cử như Chương trình cải cách năng lượng (Energiewende) của Đức hiện đang bị bế tắc do không dung hòa được mục tiêu sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch và chi phí kinh tế.
Về lâu về dài, có thể nói đây là những hướng đi phù hợp, cần thiết để EU thoát khỏi phụ thuộc vào Moscow. Tuy vậy, do sẽ còn phải tốn rất nhiều thời gian để hoàn thiện, các biện pháp trên khó có thể dùng như biện pháp ứng phó hữu hiệu cho EU trong cuộc chiến năng lượng với "ông trùm" Nga.
Trừng phạt lẫn nhau sẽ khiến "lưỡng bại câu thương" ?
Với sự phụ thuộc vào nguồn dầu và khí đốt "lâu đời" từ Nga, rõ ràng những biện pháp trừng phạt và trả đũa của các "ông lớn" chẳng thể mạnh tay nếu muốn tồn tại qua những mùa đông khắc nghiệt. Đơn giản bởi khi các quốc gia thành viên trong Liên minh châu Âu kí những hợp đồng khí đốt giá trị hàng triệu đô-la với Nga thông qua các thỏa thuận song phương, các nước này cũng đã "ngây thơ" trao cho Moscow một trọng lượng nhất định trong thị trường năng lượng.
Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của EU với mức nhập khẩu khoảng 30% cùng các nhiên liệu rắn bao gồm cả than cứng với mức 26 %. Đó là lý do Mỹ hay EU tiến hành trừng phạt kinh tế hay cấm vận đối với Nga đều không phải là một quyết định sáng suốt.
Về phía Nga, hành động này không những cắt đi nguồn cung dầu lớn nhất cho khu vực trên mà còn khiến nước này mất đi những thị trường khí đốt truyền thống. Đây thực sự không phải là điều mà Nga mong muốn.
Chính vì thế vào ngày 29/3 vừa qua, tổng thống Putin đã có một cuộc điện đàm cho tổng thống Obama nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao trước tình hình căng thẳng leo thang tại bán đảo Crưm. Hai vị tổng thống cũng đã đồng ý rằng các nhà ngoại giao hàng đầu của mình sẽ gặp nhau để thảo luận các bước tiếp theo. Theo Tổng thống Obama, điều này chỉ có thể khi Nga rút quân khỏi bán đảo Crưm và không có bất kì hành vi nào ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraina.
Bên cạnh đó, Đức đã phản đối tuyên bố áp đặt lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ quốc phòng sang Nga của Mỹ vào ngày 28/3. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng sau những biện pháp hiện có đã đủ kiềm chế Nga nên việc trừng phạt thêm là không cần thiết.
Các chuyên gia kinh tế của Đức cho rằng việc trừng phạt kinh tế mà EU có thể áp đặt đối với Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Đức. Đặc biệt khi Đức là nước nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại EU cùng với các nước thành viên như Lithuania, Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Phần Lan hiện đang chia sẻ khí đốt của Nga hơn 90%.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng tuyên bố nước này phản đối Liên minh châu Âu (EU) áp đặt một vòng trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới hành động can thiệp của Moscow tại Ukraina.
Trước đó, tại cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Hà Lan, các ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tuyên bố không ủng hộ việc phương Tây gia tăng sức ép với Nga sau khi Crưm sáp nhập vào nước này.
Có thể thấy không cần đợi tới lúc Mỹ hết trừng phạt, các nước trong liên minh EU đã lên tiếng phản đối. Hiện Nga đã "giảm" được áp lực bị cấm vận hay gia tăng trừng phạt, dù cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt có thể chưa được thực hiện ngay. Ván cờ này có lẽ ai thắng ai thua chưa thể nói, nhưng với "cây gậy năng lượng" trong tay Nga, dường như Mỹ và EU sẽ chẳng thể mạnh tay như những gì mình đã tuyên bố.
Theo_VietNamNet
Điện thoại Nokia chạy Android thực ra luôn sẵn hàng Nokia X - chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên của Nokia thực ra luôn sẵn sàng để xuất xưởng. Mấy ngày gần đây, thông tin về chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên của Nokia đã xuất hiện trên hầu khắp các mặt báo. Tuy nhiên, người ta mới chỉ dừng lại ở những tin đồn và những hình ảnh rò rỉ...