Lamborghini SCV12 – siêu xe trường đua công suất 830 mã lực
Lamborghini vừa cho ra mắt một siêu phẩm mới mang tên SCV12. Mẫu siêu xe này chỉ được sử dụng trong trường đua cùng số lượng sản xuất giới hạn.
Được thiết kế bởi đội ngũ Lamborghini Centro Stile, SCV12 là mẫu hypercar chỉ được sử dụng trong các trường đua khép kín. SCV12 cũng thừa hưởng nhiều ứng dụng và công nghệ của đội đua Lamborghini Squadra Corse.
Lamborghini SCV12 trang bị khối động cơ hút khí tự nhiên mạnh mẽ nhất từng được hãng này chế tạo với công suất lên đến 830 mã lực. Khối động cơ V12 này đi kèm với hộp số 6 cấp được tinh chỉnh từ hộp số đang sử dụng trên chiếc Huracán Super Trofeo EVO.
SCV12 sử dụng hệ dẫn động cầu sau. Xe đạt tỷ lệ công suất trên khối lượng tối ưu nhờ vào thiết kế khung gầm được làm hoàn toàn bằng sợi carbon. Mâm xe làm từ chất liệu magie với kích thước 19 inch ở trước và 20 inch ở sau.
Lamborghini SCV12 có cản trước và sau được kéo dài hơn cùng cánh gió khí động học kích thước lớn làm bằng sợi carbon, giúp tạo ra lực ép xuống mặt đường lớn hơn cả các mẫu GT3 tiêu chuẩn. Các khe gió khí động học của cản trước được chia cắt táo bạo cùng 2 khe gió lớn nằm ở nắp capo trước. Nắp che khoang động cơ cũng được thiết kế tương tự trên các mẫu xe Super Trofeo.
Video đang HOT
Đặc tính khí động học của xe được thiết kế dựa trên những nghiên cứu của đội đua Lamborghini Squadra Corse trong các giải đua GT. Kết quả là SCV12 có khả năng vận hành linh hoạt và ổn định, cũng như cảm giác lái ấn tượng ngay cả trên những vòng đua khó nhằn nhất.
Toàn bộ quy trình sản xuất của Lamborghini SCV12 sẽ chỉ diễn ra bên trong nhà máy tại Sant’Agata Bolognese với số lượng sản xuất giới hạn chưa được công bố.
Để sở hữu được siêu phẩm này, khách hàng phải là thành viên của những câu lạc bộ đặc biệt. Chủ nhân của chiếc xe còn được tham gia các khóa huấn luyện dành riêng với chiếc SCV12 tại những trường đua danh giá trên thế giới. Đặc biệt, huấn luyện viên trực tiếp cho các chủ xe sẽ là tay đua người Italy Emanuele Pirro – 5 lần vô địch giải đua 24 Hours of Le Mans.
Hypercar Đan Mạch Zenvo TSR-S cực dị "tái xuất giang hồ", gây ấn tượng bởi thân xe carbon nghệ thuật
Sau khi gây xôn xao bởi thiết kế cánh đuôi chủ động cực độc đáo vào năm ngoái, hypercar tới từ Đan Mạch Zenvo TSR-S vừa trở lại với cách sử dụng sợi carbon sáng tạo.
Cách đây 1 năm tại triển lãm Geneva 2019, Zenvo đã gây xôn xao khi ra mắt chiếc hypercar TSR-S với điểm nhấn là cánh đuôi chủ động. Có tên gọi Centripetal Wing, cánh đuôi của Zenvo TSR-S sở hữu các bản lề linh hoạt và hệ thống tay đòn thủy lực, bộ cánh đuôi này có khả năng xoay chuyển theo cả 2 trục ngang và dọc, Sự linh hoạt này khiến nó không chỉ đóng vai trò là phanh không khí, mà còn có tác dụng ổn định thân xe theo chiều góc cua.
Vào năm nay triển lãm Geneva 2020 đã bị huỷ bỏ do dịch Covid-19, tuy nhiên Zenvo vẫn không quên "khoe" những thành tựu mới nhất của hãng với TSR-S. Trong đó, nổi bật nhất là bộ mâm bằng sợi carbon vụn do hãng tự chế tạo. Có hoa văn khá giống sợi carbon rèn của Lamborghini, bộ mâm này nhẹ hơn 15kg so với mâm nhôm bình thường. Mỗi chiếc mâm cần tới 2 nghệ nhân chế tạo trong vòng 1 tuần.
Theo Zenvo, hãng có thể nhuộm màu các mảnh carbon vụn được sử dụng làm mâm, mở ra khả năng tuỳ chọn màu sắc mâm carbon theo ý muốn của khách hàng. Và không chỉ có mâm, hãng siêu xe Đan Mạch cũng đã đưa việc ứng dụng sợi carbon lên tầm nghệ thuật với thân xe. Ở gân xanh dọc theo thân xe, Zenvo đã xếp các lớp sợi carbon để tạo thành hình hoa văn đối xứng đẹp mắt. Trong khi đó, 2 bên dưới cửa xe cũng có các lớp sợi carbon xếp thành chữ Zenvo.
Phiên bản mới nhất của TSR-S cũng được trang bị hộp số 7 cấp tuần tự với các bánh răng xéo hoàn toàn mới. Hộp số này có 2 chế độ điều khiển Road và Race. Trong đó chế độ Road có trợ lực điện để chuyển số dễ dàng hơn, và Race rút ngắn thời gian chuyển số xuống như xe đua. Hộp số này cũng được tích hợp mô-tơ điện với vai trò trợ lực cho máy xăng khi cần thiết và điều khiển lực kéo.
Nằm ở phía sau cabin của TSR-S là nơi đặt khối động cơ 5.8l V8 với 2 bộ siêu nạp, được Zenvo hoàn toàn tự phát triển với công suất 1.177 mã lực và mô-men xoắn hơn 1.100Nm. Với trọng lượng khô chỉ 1.495kg, không ngạc nhiên khi chiếc xe đạt hiệu năng cực cao: thời gian tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong 2,8 giây, 0-200km/h trong 6,8 giây. Mức giá khởi điểm của siêu xe này là 1,45 triệu Euro, với số lượng sản xuất chỉ 5 chiếc/năm.
Theo Doisong.vn
Trải nghiệm Lotus Evija 2020 chiếc hypercar mạnh 2.000 mã lực Với công suất xấp xỉ 2.000 mã lực, Lotus Evija là siêu xe điện công suất lớn mạnh nhất thế giới. Siêu xe được thiết kế đẹp, khí động học tối ưu và sử dụng công nghệ xe đua F1. Quá trình phát triển Lotus Evija từng gặp nhiều trắc trở, chủ yếu do thiếu tiền. Hãng xe Anh cuối cùng phải bán...