“Làm xiếc” ở hồ tử thần
Hàng ngày, tại Hồ đá (thuộc P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương) sinh viên, công nhân lũ lượt kéo nhau ra tắm và thể hiện màn nhào lộn từ trên những vách đá cao chót vót xuống mặt hồ bất chấp những nguy hiểm đang rình rập.
Hồ đá hay còn gọi là “hồ tử thần” là “điểm đen” nổi tiếng trong làng đại học đã từng “ghi danh” nhiều cái chết của sinh viên, công nhân. Mặc dù đã được chính quyền sở tại dùng thép gai bao bọc xung quanh và treo biển cảnh báo nguy hiểm nhưng sinh viên, công nhân, người dân vẫn vô tư “xé rào” vào phía trong hồ vui chơi thỏa thích.
Anh Nguyễn Đăng Khoa, người dân sống quanh khu vực Hồ đá cho biết: “Sở dĩ có nhiều cái chết thương tâm xảy ra tại Hồ đá bởi vì cấu trúc của hồ này cực kỳ phức tạp. Xung quanh là những vách đá cheo leo, sinh viên đến chơi dễ bị xảy chân ngã xuống lòng hồ. Ngoài ra, lòng hồ thoải có nhiều hộc đá ngầm, càng xuống sâu nước hồ càng lạnh nên dù có biết bơi nên nhiều sinh viên vẫn bị chuột rút và phải bỏ mạng tại đây”.
Cũng theo anh Khoa, ngoài nguyên nhân khách quan về cấu trúc phức tạp của hồ còn có nguyên nhân chủ quan, trong đó ý thức và mức độ cảnh giác, đề phòng của sinh viên, công nhân, người dân tại đây còn yếu mới xảy ra nhiều cái chết thương tâm: “Chẳng hiểu sao, cơ quan chức năng đã dựng hàng rào thép gai, lập biển cảnh báo nguy hiểm vậy mà người ta cứ kéo đến đây vui chơi”.
Cô dâu, chú rể cũng đùa giỡn với “hồ tử thần”.
Buổi chiều, từ 15 đến 17 giờ là thời điểm sinh viên, công nhân cùng nhau kéo về “hồ tử thần”. Từng đôi sinh viên tay trong tay “diễn phim Hàn quốc” ngay bên lề đường. Nhiều nhóm sinh viên lập độ nhậu, ăn uống linh đình và cùng nhau hát hò inh ỏi. Nhóm cao hứng hơn, sau khi nhậu, họ đứng trên đỉnh cao chót vót của các vách đá “gieo mình” xuống lòng hồ sâu thăm thẳm trong tiếng reo hò cổ vũ của chúng bạn.
Trong đám đông là “làm xiếc” trước “miệng tử thần” có thanh niên, người lớn tuổi và đặc biệt nữ giới, trẻ em cũng tham gia “đội” quân “nhảy dù”. Vào dịp cuối tuần, Hồ đá ken đầy người, từng nhóm sinh viên nói cười rôm rả, họ thách thức nhau biểu diễn những màn nhào lộn, người này nhảy không đẹp người khác lại vào thế chỗ. Nhảy úp mặt xuống nước không đẹp, họ lại thực hiện màn bật ngược xuống hồ cạnh những vách đá sắc, nhọn ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Gắn biển cảnh báo nguy hiểm nhưng sinh viên, công nhân vẫn vô tư vào Hồ đá
Video đang HOT
Sinh viên nữ, trẻ em vui đùa bên miệng “tử thần”
Những màn nhào lộn có một không hai tại Hồ đá.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong những năm gần đây tại Hồ đá đã cướp đi hơn 50 sinh mạng của công nhân, sinh viên và người dân địa phương. Trong đó từng xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, điển hình nhất phải kể đến là cái chết của 4 nữ công nhân Nghệ An xảy ra vào tháng 2/2010.
Trong lúc chụp hình lưu niệm trước khi về quê ăn tết, 2 nữ công nhân bất cẩn té xuống hồ đá, 2 người bạn đi cùng thấy bạn bị nạn liền lao xuống nước cứu. Nhưng vì không biết bơi, cả 4 công nhân đều bỏ mạng tại “hồ tử thần”. Danh tính nạn nhân được xác định: Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thị Hoa (21 tuổi), Nguyễn Thị Lài (22 tuổi), Nguyễn Thị Bình (20 tuổi) cả 4 công nhân đều làm việc tại khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức.
Gần đây nhất, 4/2012 là cái chết của 2 học sinh nam trường THPT Long Phước, Đồng Nai: Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Hòa Hiệp, cả 2 đều sinh năm 1995. Hai học sinh này cùng với một nhóm bạn rủ nhau ra Hồ đá tắm khi ra về cả nhóm bạn đều không thấy bạn của mình liền tri hô nhưng khi phát hiện thì 2 học sinh này đã bỏ mạng tại “hồ tử thần”.
Theo 24h
Giỡn mặt với thần chết ở "hồ tử thần"
Hồ đá bên cạnh làng đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM đã cướp đi hàng chục sinh mạng của những người đến tắm, vui chơi.
Rất đông sinh viên tập trung tại những mỏm đá cao rồi liều mình phóng xuống hồ.
Hồ đá gần làng ĐHQG (thuộc P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương) được nhiều người gọi là " hồ tử thần" bởi đã có hàng chục sinh viên, công nhân bỏ mạng khi ra tắm, hoặc chọn hồ đá là nơi... tự tử. Theo thống kê chưa chính thức, số nạn nhân của hồ này đến nay là hơn 50 người.
Hồ đá là tên gọi chung của 2 hồ được phân cách bởi con đường nội bộ của làng ĐHQG. Các hồ này được hình thành bởi con người, vì trước đây chỗ này là công trường khai thác đá. Người ta dùng mìn, xe cẩu đào khoét để lấy đá nên tạo thành lòng hồ sâu, dưới đáy lởm chởm đá cùng nhiều vực sâu nguy hiểm ẩn dưới dòng nước trong vắt.
Đến nay nhiều người vẫn nhớ vụ chết đuối thương tâm của 4 nữ công nhân tại đây vào ngày 7/2/2012. Các công nhân này rủ nhau đến hồ đá chụp ảnh lưu niệm, nhưng 2 người không may trượt chân ngã xuống hồ. Hai nữ công nhân còn lại thấy bạn gặp nạn nhào đến cứu và cả 4 người chết đuối trong hồ. Mặc dù " hồ tử thần" đã lấy đi nhiều nhân mạng nhưng vào mỗi chiều, hàng chục người, đa số là sinh viên, vẫn kéo đến tắm và... trình diễn như người nhện.
Một nữ sinh thách thức "hà bá".
Bác Nguyễn Văn Tám, sống gần làng ĐHQG, cho biết hình ảnh sinh viên bay từ vách đá dựng đứng xuống hồ trở nên quen thuộc vì nó diễn ra hàng ngày nên dần dần không ai để ý. "Có lần tôi thấy nhóm sinh viên ra hồ cá độ xem ai "bay" đẹp hơn thì sẽ ăn tiền, có người làm trọng tài phân xử luôn", bác Tám kể. Khi được hỏi vì sao hồ đá tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà vẫn đến tắm, các sinh viên cho biết nơi vui chơi giải trí trong làng ĐHQG quá ít, mà khu vực hồ đá có khung cảnh thơ mộng, mát mẻ nên là địa điểm thu hút họ, mặc dù biết nếu lỡ sa chân xuống sẽ dễ mất mạng.
Đáy hồ đá có nơi rất cạn...
Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm tại đây là do người tắm... không biết bơi khi trượt xuống vực sâu. Ngoài ra hồ đá là nước ngầm chứ không thông với các con sông nên rất lạnh, dễ làm người tắm bị chuột rút trong khi bơi. Thế nhưng, như "điếc không sợ súng", hàng ngày hàng chục sinh viên bất chấp nguy hiểm lao mình từ vách đá xuống lòng hồ thách thức "tử thần".
... Nhưng cách một bước chân thôi là có thể trượt vào miệng vực sâu rất nguy hiểm.
Bên cạnh những vụ chết đuối, khu vực này chưa có đèn đường thắp sáng nên cũng là nơi lý tưởng để những đối tượng cướp giật, trấn lột hành nghề. Gần đây nhất là trường hợp em Phạm Ngọc Nh. (20 tuổi, sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM) và bạn gái là Huỳnh Thị Diễm Ch. (20 tuổi, sinh viên trường đại học KHXHNV) bị nhiều đối tượng tấn công cướp xe máy vào ngày 23/10/2012 khi lái xe gần hồ đá.
Cơ quan chức năng phát hiện một thi thể chết đuối ở hồ đá.
Dù chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp như rào chắn, dựng biển cấm tắm nhưng vẫn không "ăn thua" với những sinh viên có "máu liều".
Theo xahoi
Tệ nạn "bao vây" làng đại học Thủ Đức Ngoài việc phải lo nơi ăn, chốn ở, chuyện học hành... sinh viên làng Đại học Thủ Đức, TPHCM còn phải lo lắng trước những tệ nạn trộm cắp, cướp giật, tình trạng lộn xộn xảy ra hàng ngày ở đây, nhất là sinh viên ở tại KTX khu B. Xe buýt, xe container "hoành hành" Địa bàn làng đại học TPHCM (hay...