Làm vợ hay làm osin?
Đây là câu hỏi mà nhà văn Trang Hạ thay mặt cho nhiều chị em đặt ra trong 1 bài viết gần đây trên trang Facebook của cô mang tên “Ăn xong phủi quần đứng dậy”. Từ bao giờ, niềmhạnh phúc chăm sóc gia đình lại trở thành gánh nặng của chị em phụ nữ?
Cuộc “bút chiến” giữa Lê Hoàng và Trang Hạ
Việc chăm sóc gia đình, nhà cửa từ xưa vốn được coi là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, khi mà phụ nữ cũng có những công việc bên ngoài như đàn ông thì hình như, lau nhà, rửa bát, chùi toilet… đã trở thành gánh nặng, thậm chí là “ác mộng” khi họ phải 1 mình gánh vác để giỏi cả việc nước và đảm cả việc nhà!
Liên quan đến chủ đề này, cách đây không lâu, bài viết “Hãy trả lại cho đàn ông quyền rửa bát” của đạo diễn Lê Hoàng và “Vừa ăn cắp, vừa la làng” của Trang Hạ trên facebook Mỗi Tuần Một Chuyện – Đối thoại với Lê Hoàng đã gây sóng gây gió trên khắp các trang mạng.
Đến nay, đúng như dự đoán, cuộc tranh luận này ngày càng có nhiều chuyện thú vị để cộng đồng mạng theo dõi. Mà cụ thể là với bài “Sự nghiệp anh hùng”, cùng lập luận không phải không có lý rằng: “Sai lầm lớn nhất của các nàng là không biết biến bếp thành một nơi lãng mạn, tình tứ, gay cấn, hồi hộp, pha thêm sexy và nghẹt thở”, một lần nữa Lê Hoàng không chịu thua cô nhà văn có cá tính mạnh và cũng làm nhiều phụ nữ tức anh ách.
Video đang HOT
Bằng chúng là cũng đã có rất nhiều chị em đã comment (bình luận) & share (chia sẻ) bài viết này lên trang facebook của mình với nhiều ý kiến khác nhau.
Hàng trăm lượt share, hàng ngàn like và comment về chuyện việc nhà nên được cùng nhau chia sẻ như thế nào?
Cũng có lẽ vì thế mà bài viết đáp trả táo bạo “Ăn xong phủi quần đứng dậy” nói trên của Trang Hạ được chú ý nhiều như vậy. Đoạn “… Đàn ông không vào bếp chẳng phải vì họ lo công to việc lớn gì, chẳng phải vì người vợ không biết yêu chiều gợi cảm, tưởng thưởng đe nẹt gì chồng. Mà chỉ vì, người chồng ấy chẳng đủ tình yêu với vợ! Hoặc yêu mà chẳng biết cách thể hiện tình yêu ấy ra.” đã nói được nỗi lòng của các chị em bấy lâu nay và khiến không ít đức ông chồng giật mình!
Làm vợ hay làm osin?
Là phụ nữ, xét cho cùng ai cũng muốn vun vén cho tổ ấm của mình, ai cũng muốn nhà cửa sạch sẽ, cơm ngon canh ngọt…nhưng có phải do cuộc sống hiện đại, công việc bận rộn rồi sự thiếu quan tâm của ông xã hay là do tự họ không biết “lôi cuốn” để chồng cùng làm, khiến cho việc nhà trở thành gánh nặng và biến phụ nữ thành “osin” trong nhà của mình?
Câu hỏi này đặt ra cho cả đàn ông chứ không riêng phụ nữ là vì vậy. Và cũng chỉ có thể tự mỗi người tìm cho mình câu trả lời mà thôi. Đến thời điểm này, có thể nói, cuộc tranh luận hài hước và thẳng thắn trên đã là một cơ hội tốt để cả đàn ông và phụ nữ nhìn nhận lại vai trò của người mẹ, người vợ & người chồng, người cha trong gia đình của mình. Cũng như để mỗi người trả lời cho câu hỏi “làm sao để việc nhà trở thành niềm vui và hạnh phúc thực thụ?
Theo Ngoisao
67 triệu người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống Mỹ
Hơn 67 triệu người đã bật TV xem Tổng thống Obama đấu khẩu với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Romney trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của mùa bầu cử 2012. Đây là con số lớn nhất trong vòng 20 năm qua.
Ông Obama và đối thủ Romney tại cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên vào ngày 3/10 tại Denver, Colorado.
Thông tin được hãng đánh giá xếp hạng Nielson đưa ra vào ngày 4/10.
Theo Nielson, ước tính 67,2 triệu người, với 46% trên 55 tuổi, đã xem buổi đấu khẩu trực tiếp vào tối ngày thứ tư vừa qua, được phát từ Denver, Colorado.
Con số này cao hơn 28% so với con số 52 triệu người theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa ông Obama và ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa John McCain vào năm 2008, và là con số cao nhất kể từ tháng 10/1992. Khi đó có tới 69,9 triệu người theo dõi cuộc tranh luận giữa ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Bill Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa George H.W. Bush và ứng viên độc lập Ross Perot.
Một con số kỷ lục 80,6 triệu người theo dõi trực tiếp trên 3 mạng lớn của Mỹ, khi Tổng thống Jimmy Carter tranh luận với ứng viên đảng Cộng hòa Ronald Reagan vào ngày 28/10/1980.
Theo Dantri