Làm việc với VKSND Tối cao: Ông Chấn khẳng định bị ép cung
Trong buổi làm việc đầu tiên với Cục Điều tra VKSND Tối cao sau khi được Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao huỷ 2 bản án kết tội Giết người, ông Nguyễn Thanh Chấn đã khẳng định lại việc bị các điều tra viên CA Bắc Giang ép cung và dùng nhục hình.
Liên quan đến vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang, ngày 25/11, luật sư Vũ Thị Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trưởng văn phòng luật sư Công lý Việt – cho biết đã được nhận giấy chứng nhận là người bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Nguyễn Thanh Chấn (trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang).
Cũng theo thông tin từ luật sư Nga, cách đây ít ngày, Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã làm việc với ông Nguyễn Thanh Chấn tại Nhà văn hoá thôn Me. Đây là lần làm việc đầu tiên từ sau khi ông Chấn được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao huỷ 2 bản án kết tội Giết người.
Tại buổi làm việc đầu tiên với Cục điều tra của VKSND Tối cao, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt, việc bị các điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang ép cung và dùng nhục hình; quá trình từ khi bị bắt đến khi nhận án chung thân vào năm 2004.
Vo chong ong Chan ky giay to nho luat su ho tro
Trước đó, ngày 19/11, ông Nguyễn Thanh Chấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Chiến và người thân đã có mặt tại Trung tâm tư vấn pháp lý Liên đoàn Luật sư Việt Nam (trụ sở ở Hà Nội) để nhờ các luật sư tư vấn pháp lý. Ông Chấn chính thức mời văn phòng luật sư Công lý Việt là luật sư bảo vệ quyền lợi trong thời gian tới liên quan đến việc yêu cầu đồi bồi thường những tổn thất mà ông phải chịu án oan sai theo luật bồi thường nhà nước và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng gây oan sai cho ông.
Video đang HOT
Trao đổi với Báo Người Lao Động, Luật sư Vũ Thị Nga nhận định trong vụ án này đã có đủ điều kiện để áp dụng điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự để khởi tố vụ án với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật Hình sự. Còn đối với các tội danh khác như tội bức cung điều 299, tội dùng nhục hình điều 298, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án theo điều 300 Bộ Luật hình sự thì cần phải điều tra làm rõ, nếu có sẽ phải được xử lý nghiêm minh.
Trong diễn biến khác, trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 21/11, Chánh án TAND Tối cao Trương Hoà Bình cho rằng trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, việc xác định có oan sai hay không thì lại phải theo quy định của pháp luật rất chặt chẽ, còn dư luận thì đó là dư luận. Hiện nay các thủ tục về tố tụng đang được tiến hành để VKS thực hiện việc điều tra lại. VKS sẽ chuyển lại cơ quan điều tra để điều tra lại vụ án.
Theo Nguyễn Quyết
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô
Cứ ngỡ sự oan sai chỉ xảy ra ở Bình Phước (vụ án vườn điều) hay Bắc Giang (Nguyễn Thanh Chấn) cách đây cả thập kỉ, nghĩa là khi đó, công cuộc cải cách tư pháp chưa được triển khai. Thế nhưng không, sự việc 194 Phố Huế lại xảy ra tại Hà Nội ngay thời điểm này.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Sau khi chúng tôi đăng tải gần 40 bài báo, đã có hàng trăm ngàn độc giả với hàng vạn comment (thư điện tử) gửi về tòa soạn mong muốn các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ 194 phố Huế. Thế nhưng đến nay, vụ việc vẫn vấp phải "sự im lặng đáng sợ" của Hà Nội...
Tại sao lại như vậy?
Đó là câu hỏi chỉ có Hà Nội mới trả lời được.
Tuy nhiên, ở góc độ cá nhân, có thể phỏng đoán mấy nguyên nhân sau:
Trước hết, sự vô tâm, "im lặng" khó có thể xảy ra đối với lãnh đạo Hà Nội mà hoàn toàn có thể xuất phát từ sự tắc trách và... hơn thế của một số cán bộ dưới quyền.
Điều này không lạ, bởi Hà Nội từng nổi tiếng với bức thư của Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị gửi chúc mừng Quốc khánh Lào đã bị "ngâm tôm" đến gần một tháng trời.
Cũng có thể Ban Tuyên giáo Thành ủy, các vị lãnh đạo Thủ đô đã có dịp nghe cấp dưới báo cáo (nếu các vị quá bận không có thời gian đọc những nỗi oan, nỗi đau của những công dân Hà Nội....) song, bị cấp dưới "che mắt", báo cáo, giải trình không trung thực...
Sự "im lặng đáng sợ" này hình như báo trước kết quả của số phận ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Bởi nếu vụ việc 194 Phố Huế không được giải quyết triệt để, thấu tình, đạt lý, đúng pháp luật thì không khó để nghi ngại về vụ ông Nguyễn Thanh Chấn cũng có cái kết tương tự và có thể cũng bằng phương pháp tương tự mang tên "sự im lặng đáng sợ".
Nhà báo Lê Chân Nhân đã từng có một so sánh rất hay rằng "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng cả hai ông Nguyễn Thanh Chấn và Trịnh Ngọc Chung đều không được bình đẳng trước pháp luật. Có điều, mỗi bên không "bình đẳng" theo cách khác nhau, một bên đã biến không thành có, còn một bên hình như đang muốn "câu giờ", kéo dài thời gian để tìm cách biến có thành như không".
Theo quy định của điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn đưa ra xét xử vụ án tối đa không quá 4 tháng, tức không quá ngày 12/11/2013. Tuy nhiên đến nay (25/11) đã vượt theo quy định của pháp luật 14 ngày, về phía người bị hại (gia đình 194 phố Huế) vẫn chưa có bất kỳ thông tin gì về vụ án từ TAND TP Hà Nội.
Vâng, câu hỏi đặt ra là liệu vụ 194 phố Huế, không biết các vị lãnh đạo Hà Nội có phải chờ tới... 10 năm nữa để đợi cấp dưới kịp "đổi đen thành trắng, biến có thành không" rồi mới biết sự thật và sau đó, mọi hậu quả lại đổ lên đầu ngân sách mà thực chất là tiền thuế của dân?
Mong rằng bài báo này đến với các vị lãnh đạo cao nhất của Thủ đô, để thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của hàng vạn độc giả gửi thư về Dân trí, để trả lại sự công bằng và hơn cả, là niềm tin của nhân dân Hà Nội nói riêng, đồng bào cả nước nói chung.
Cũng cần lưu ý rằng tại Điều 8 Luật Báo chí qui định: "Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí".
Xin đừng để có một "Nguyễn Thanh Chấn" ở Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Theo Dân trí
Ông Chấn đã khai lại việc bị bắt, ép cung với Viện kiểm sát Tại buổi làm việc đầu tiên với cơ quan điều tra cao nhất của Viện kiểm sát, ông Chấn đã khai lại toàn bộ quá trình bị bắt, việc bị các điều tra viên Công an tỉnh Bắc Giang ép cung và dùng nhục hình. Hôm nay, bà Vũ Thị Nga (Phó giám đốc trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn luật...