Làm việc trong thời dịch Covid-19: Chế độ làm việc, nghỉ hè năm học 2019-2020 của giáo viên như thế nào?
Bộ GDĐT vừa có văn bản hướng dẫn một số nội dung về chế độ làm việc, nghỉ hè đối với giáo viên trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 năm học 2019-2020.
Theo đó, Bộ GDĐT hướng dẫn chế độ làm việc và chế độ nghỉ hè cho giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông năm học 2019-2020, cụ thể, chế độ làm việc của giáo viên cùng với các chế độ chính sách khá liên quan (kiêm nhiệm, thừa giờ…) vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ GDĐT.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, trong học kỳ 2 năm học 2019-2020, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh học tại nhà theo phương châm tạm dừng đến trường, không dừng học. Qua đó, giáo viên thực hiện các công việc như dạy học, giáo dục trẻ em/học sinh; kiểm tra đánh giá học sinh… thông qua các công cụ trực tuyến như qua Internet, trên truyền hình.
Do đó, khi xác định chế độ làm việc của giáo viên, các Sở GDĐT chỉ đạo các trường căn cứ vào tình hình thực tế việc tổ chức dạy học, giáo dục của nhà trường và các hoạt động cụ thể của giáo viên, hiệu trưởng trao đổi với tổ, nhóm chuyên môn để xác định số tiết thực dạy và tính toán, quy đổi thời gian thực hiện các công việc chuyên môn khác ra tiết dạy, từ đó xác định tổng số tiết dạy của giáo viên (trong đó có cả các tiết quy đổi).
Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu giáo viên được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình được dùng chung cho nhiều nhóm/lớp, nhiều cấp học hoặc địa phương thì hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện cụ thể và tính chất công việc để tính toán, quy đổi thành số tiết dạy phù hợp đối với giáo viên đó hoặc tính toán, quy đổi cho cả những người cùng tham gia đảm bảo đúng người, đúng việc.
Cùng đó, việc quy đổi số tiết dạy của giáo viên phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Trưởng phòng GDĐT (đối với cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở), hoặc Giám đốc Sở GDĐT (đối với cấp THPT) theo quy định.
Bộ lưu ý, do khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh nên thời gian nghỉ hè của giáo viên năm học này sẽ được tính bắt đầu từ sau ngày kết thúc năm học 2019-2020 (theo thời gian thực tế) đến ngày tựu trường năm học 2020-2021.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường cũng như các công việc của từng giáo viên, hiệu trưởng bố trí cho giáo viên nghỉ hè hoặc nghỉ hằng năm một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy định.
Bộ đề nghị các Sở GDĐT căn cứ vào các nội dung này để hướng dẫn các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông triển khai thực hiện./.
Phương Anh
Dạy và học trực tuyến tại Đà Nẵng còn bộn bề khó khăn
Rất nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng dạy và học qua truyền hình, mạng internet.
Thành phố Đà Nẵng là một trong 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19. Học sinh chưa thể đến trường. Việc đẩy mạnh dạy học trực tuyến và qua truyền hình được xem là giải pháp cần thiết. Thế nhưng, sau 2 tuần triển khai học qua mạng internet, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng dạy và học.
Buổi học đầu tiên được gặp lại các bạn qua màn hình máy tính, Lê Nhã Uyên, học sinh lớp 3 trường tiểu học Phù Đổng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng rất vui. Các em tranh nhau hỏi thăm đủ chuyện. Uyên cho biết, sau khi học vài ngày, em không thể tập trung và dần chán nản khi ngồi nghe cô giảng bài trực tuyến.
Việc học online còn nhiều khó khăn.
Từ khi trường dạy bài mới qua trực tuyến, anh Lê Anh Tuấn ở quận Hải Châu ngày nào cũng nhắc con mình ngồi vào bàn học nghiêm túc. Khi con học, anh cũng phải ngồi bên cạnh với con. Buổi học chỉ kéo dài 30 phút mà phần mềm học tự động 4 lần trục trặc khiến con anh không thể nghe bài giảng một cách liền mạch. Nhiều lần anh phải liên hệ với cô giáo sau giờ học để hỏi về những phần không nghe thấy.
Anh Lê Anh Tuấn cho biết, thầy cô rất vất vả khi dạy học trực tuyến: "Về góc độ phụ huynh tôi thấy rằng việc học trực tuyến khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ, các ứng dụng rất khó để phụ huynh có thể làm được. Các cháu học sinh chưa thực sự tập trung".
Rất nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng dạy và học qua truyền hình, mạng internet. Với nhiều giáo viên, việc dạy học trực tuyến còn quá mới mẻ, vấn đề kiểm soát học sinh tham gia bài giảng cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thảo, giáo viên trường THPT Thanh Khê, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng nêu ý kiến: "Dạy học trực tuyến có những khó khăn nhất định như khó có thể quản lý các em về mặt thời gian và không gian. Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá thì mình phải kiểm tra một cách trực tiếp với học sinh. Hiện tại dạy trực tuyến mà để việc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh rất khó. Ngoại trừ việc giao bài tập như các em thực hiện một đoạn phim ngắn, hay thuyết trình".
Còn đối với học sinh ở miền núi thì việc học qua truyền hình và internet thật sự bất cập. Hòa Bắc là xã miền núi khó khăn của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng nên việc học trực tuyến còn nhiều trở ngại.
Thầy Phạm Minh Vũ, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương, xã Hòa Bắc cho biết, việc học online ở đây không thể thực hiện được: "Trên địa bàn của chúng tôi rất khó triển khai vấn đề học trực tuyến và để đảm bảo việc học 100% cho các em là không thể triển khai được. Do đó, những em không có điều kiện tiếp xúc với internet, chúng tôi đề nghị các giáo viên bộ môn soạn bài hướng dẫn trên giấy và gửi về nhà trưởng thôn, sau đó trưởng thôn thông báo cho các em đến nhà nhận bài".
Tại thành phố Đà Nẵng, hầu như tất cả các trường học từ tiểu học đến THPT đều triển khai dạy học từ xa thông qua nhiều hình thức khác nhau như dạy trực tuyến bằng các phần mềm, giảng bài rồi ghi hình lại post trên YouTube, trang web của trường, dạy trên truyền hình. Khó khăn chủ yếu hiện nay là học sinh vẫn chưa quen cách học online, thiếu tập trung. Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đường truyền dẫn tín hiệu kém, việc kết nối giữa giáo viên và học sinh liên tục bị gián đoạn.
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, việc dạy và học trực tuyến không thể nào chất lượng như dạy và học trực tiếp trên lớp, nhất là đối với lứa tuổi học tiểu học. Tuy nhiên, trong huống học sinh nghỉ học dài ngày vì ảnh hưởng dịch bệnh như hiện nay thì ngành giáo dục phải triển khai nhiều biện pháp để học sinh có điều kiện trau dồi kiến thức, kết nối với giáo viên trong việc học tập tại nhà.
"So với các tỉnh bạn thì Đà Nẵng có thuận lợi hơn nhưng vẫn có một số tỷ lệ các em về quê hoặc không có điều kiện về máy vi tính để các em có thể tiếp cận việc dạy học qua internet. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường thông báo đến học sinh theo dõi việc dạy học trên tivi. Sau khi dạy xong các thầy cô sẽ có những bài soạn gửi cho các em, kèm theo đó là có những hệ thống câu hỏi. Các em sẽ nghiên cứu, trả lời các câu hỏi trong bài tập. Có những điều gì vướng mắc thì qua email, gọi cho giáo viên trực tiếp dạy bộ môn đó", ông Mai Tấn Linh cho biết./.
Phương Cúc
Hỗ trợ địa phương khó khăn trong dạy học trên truyền hình, qua internet Dự kiến trong tuần này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức họp trực tuyến với một số địa phương thuộc vùng đặc thù, vùng khó khăn về việc triển khai dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình để nắm bắt thực tế, từ đó có giải pháp hỗ trợ cho các địa phương, cơ sở giáo dục. Hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Chủ tịch nước chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Mua đúng 12 món này, phụ nữ tuổi 40 trở lên sẽ thấy cuộc sống thoải mái và dễ chịu hơn!
Sáng tạo
10:17:22 17/04/2025
Dịch sởi chưa có dấu hiệu dừng lại
Sức khỏe
10:14:22 17/04/2025
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga
Du lịch
10:03:15 17/04/2025
Cha tôi, người ở lại đóng máy sau 7 tháng, Ngọc Huyền khóc nức nở
Hậu trường phim
09:35:29 17/04/2025
Sao Việt 17/4: Phan Mạnh Quỳnh kỷ niệm 4 năm cưới, Hari Won nhí nhảnh ở tuổi 40
Sao việt
09:31:59 17/04/2025
Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh
Thế giới
09:22:57 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi
Lạ vui
09:00:58 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025