Làm việc tại nhà, nhiều cư dân TP.HCM choáng vì hóa đơn tiền điện
Mùa hè nắng nóng cùng việc giãn cách xã hội ở nhà khiến nhiều gia đình sử dụng điện nhiều hơn mức bình thường gấp 2-3 lần.
Dịch Covid-19 khiến toàn TP.HCM phải giãn cách. Công ty của chị Phương Thảo (phường An Phú, TP Thủ Đức) cũng bắt đầu làm việc tại nhà từ giữa tháng 5.
Gần hai tháng ở yên “chống dịch” giúp Thảo sinh hoạt điều độ, khoa học hơn. Tuy nhiên chị vẫn stress mỗi lần nhận hóa đơn tiền điện.
“Làm việc tại nhà mình chủ động hơn trong mọi thứ nhưng nó cũng làm phát sinh hàng loạt chi phí. Anh chủ nhà nhắn tin báo tiền nhà làm mình choáng váng. Ở nhà 1 tháng mà tiền điện tăng gấp 3 lần”, Thảo nói.
“Mở máy lạnh suốt”
Phương Thảo là nhân viên văn phòng, tuy nhiên tình hình dịch bệnh, Thảo phải “mang việc về nhà” trong mùa giãn cách.
Ở nhà nhiều, Thảo học cách sống chậm, bắt đầu thời gian theo cách thong thả, dậy sớm, nấu ăn và làm việc hiệu quả hơn. Song, dành toàn bộ thời gian ở nhà trong mùa hè, Thảo phải bật máy lạnh cả ngày.
“Mình phải mở máy lạnh suốt vì nóng quá. Ban ngày thì nắng, còn buổi đêm trời lại hầm, phải có máy lạnh mới ngủ nổi. Mùa dịch Covid-19 mình nghe thông tin báo đài khuyến khích nên mở cửa sổ cho thông thoáng nhưng không thể mở được vì nắng nóng”, Phương Thảo nói.
Tiền điện của Phương Thảo tăng gần gấp 3 lần trong mùa dịch. Ảnh: NVCC.
Máy lạnh nhà Thảo chỉ tắt khi cô bạn đi chợ hoặc tập thể dục, còn mỗi lúc ở nhà, máy lạnh lúc nào cũng bật 25 độ. Tiền điện tháng 6 của Thảo tăng từ 250.000 đồng lên hơn 700.000 đồng.
Không riêng Phương Thảo, các hội nhóm chung cư trên mạng xã hội cũng có hàng loạt bài đăng than thở về tiền điện tăng cao. Thậm chí, có gia đình đã siết chặt theo dõi chỉ số điện qua app để tính toán khi sử dụng, nhưng hóa đơn vẫn cứ tăng đều.
Nắng nóng kéo dài, các thiết bị điện phải hoạt động liên tục từ điều hòa, quạt, máy làm mát, máy lọc không khí, máy phun sương,… Cứ đến tháng nắng nóng thì tiền điện cứ vậy mà “mặc sức” vùn vụt tăng theo nhiệt độ thời tiết.
Ngoài chuyện nắng mùa hè, Nhật Huy (ngụ quận 1) chia sẻ trong lúc giãn cách vì dịch bệnh, anh dành thời gian học nấu ăn, làm bánh phục vụ cho sở thích cá nhân. Song, thiết bị nấu nướng cũng toàn là thiết bị điện, nên khi cuối tháng hóa đơn về là Nhật Huy lại chán nản.
“Mình nghĩ tự nấu ăn là một cách tiết kiệm, nhưng mà lợi bất cập hại là mình nấu bằng bếp điện thế là tốn điện. Tiết kiệm được tiền ăn ngoài thì bù hết vào đóng tiền điện”, Nhật Huy kể.
Tính tiền điện theo bậc thang
Gia đình anh Đỗ Bảo Long ở tại chung cư The Sun Avenue (phường An Phú, TP Thủ Đức) cũng đau đầu vì tiền điện tăng cao bất thường.
“Từ đầu tháng 5 đến nay, tiền điện tăng chóng mặt. Trời nắng nóng, bé con nhà mình lại bị dị ứng nên phải bật điều hòa để bé không khó chịu. Mình cũng muốn lọc không khí cho yên tâm mùa dịch thế là mở thêm máy lọc không khí. Làm ở công ty cũng ngồi điều hòa liên tục quen rồi, về nhà cũng phải vậy mới “vô guồng” được. Đợt giãn cách cả hai vợ chồng mình đều làm tại nhà nên đoán được tiền điện sẽ tăng”, anh Long nói.
Hai vợ chồng anh dù đã chuẩn bị tinh thần cầm hóa đơn tiền điện, nhưng với mức tăng gấp 3 lần so với tháng trước thì cả nhà vẫn sốc.
Hóa đơn tiền điện khiến chị Linh tăng “chóng mặt” từ khoảng 1 triệu lên gần 2,5 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Cùng cảnh ngộ với anh Bảo Long là gia đình chị Hoài Linh, ở tại chung cư Masteri Thảo Điền (phường An Phú, TP Thủ Đức) nhận được hóa đơn tiền điện tháng 6 với số điện năng tiêu thụ 917kWh, cao nhất trước giờ.
Tiền điện nhà chị Linh phải trả lên đến 2,4 triệu đồng, trong khi trước đó mỗi tháng chị chỉ trả khoảng 1 triệu đồng.
Thấy tiền điện vượt mức, chị Hoài Linh đã liên lạc hỏi Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) thì nhận được câu trả lời rằng ngành Điện lực đang áp dụng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang. Nhà chị tiêu thụ điện nhiều hơn khiến giá “nhảy” theo bậc, tiền điện cứ vậy tăng lên chóng mặt.
Hiện, giá bán điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính theo biểu giá 6 bậc thang với bậc cao nhất là từ 401kWh trở lên. Người dùng ở hai bậc thang đầu (dưới 100kWh) được hưởng giá thấp; dùng ở mức trung bình 100kWh – 200kWh phải chịu mức cao hơn. Trường hợp tiêu thụ từ trên 200kWh/tháng ứng với các bậc thang giá cao từ bậc 4 – 6 có mức tăng hơn 150% với bậc 1.
Chia sẻ với Zing , anh Bảo Long cho biết từng có ý định gắn pin năng lượng mặt trời song vì vợ chồng anh ở chung cư nên chỉ có thể sử dụng lưới điện chung.
“Chắc là phải xem xét tính toán lại hoặc tìm cách nào đó, chứ cứ trả tiền điện mỗi tháng thế này thì kinh tế không gánh được mà gia đình cũng căng thẳng”, anh Long nói thêm.
Việt Nam chế được bốt lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 gắn máy lạnh, giúp y bác sĩ đỡ cực
Với mong muốn nhân viên y tế làm việc đỡ vất vả hơn trong thời tiết nắng nóng, khỏi phải mang đồ bảo hồ, nhóm tác giả Nam Việt Design, PAM Air và Signify (Hà Nội) đã làm ra bốt xét nghiệm Covid-19 lưu động có gắn máy lạnh, chống nóng, giúp việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 thuận tiện hơn.
Tối 5.6, bốt xét nghiệm đã được vận chuyển lên Bắc Giang hỗ trợ nhân viên y tế chống dịch . ẢNH: NVCC
Suốt 4 ngày qua, nhóm tác giả cùng chung tay thực hiện dự án bốt lấy mẫu xét nghiệm phục vụ nhân viên y tế làm công tác lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt.
Chỉ ngủ 2-3 tiếng/ngày, làm suốt 4 ngày để ra bốt xét nghiệm
Tối 5.6, sau nhiều giờ thực hiện, bốt xét nghiệm được vận chuyển tới Trung tâm y tế H.Tân Yên (Bắc Giang) với hy vọng đảm bảo an toàn và ổn định chất lượng môi trường cho các y, bác sĩ để tăng hiệu quả làm việc, chống dịch Covid-19.
Tối 6.6: Thêm 60 ca mắc Covid-19 trong nước tại TP.HCM, Bắc Giang và Bắc Ninh
Chia sẻ với Thanh Niên , anh Khiếu Hữu Nghĩa (32 tuổi, kiến trúc sư thực hiện) cho biết, nhìn thấy đội ngũ y tế vất vả làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng, anh đã lên kế hoạch và triển khai thực hiện bốt xét nghiệm chống nóng.
Bốt xét nghiệm có gắn điều hòa chống nóng cho đội ngũ nhân viên y tế . ẢNH: NVCC
"Tôi có theo dõi trên mạng thấy những hình ảnh về các bác sĩ, nhân viên y tế đến vùng dịch vất vả làm nhiệm vụ nên triển khai ý tưởng ngay từ lúc đó. Tối hôm qua (5.6) sau khi hoàn thành bốt xét nghiệm và vận chuyển lên Bắc Giang hỗ trợ đội ngũ y tế, tôi rất vui và hạnh phúc, cảm giác vỡ òa khi hoàn thành xong bốt xét nghiệm. Suốt 4 ngày qua, mỗi ngày chúng tôi chỉ ngủ 2 -3 tiếng để làm sản phẩm này với hy vọng đến tay các y bác sĩ ở Bắc Giang càng nhanh, càng tốt", anh Nghĩa chia sẻ.
Bốt xét nghiệm có kích thước dài: 2,4m, rộng 1,2m, cao 2,65m, có thể đủ cho 4 nhân viên y tế cùng làm việc. Bốt có không gian làm việc mát mẻ bởi hệ thống điều hòa làm mát và hệ thống lọc không khí khử khuẩn.
Phần khung được làm từ vật liệu inox, thân có cấu tạo 4 lớp vật liệu, mỗi lớp được hàn bởi keo đảm bảo không lọt không khí ra ngoài, giúp an toàn cho lực lượng y tế khi lấy mẫu. Điểm đặc biệt của bốt lấy mẫu xét nghiệm chốnng nóng này là tính linh hoạt của thiết kế cùng công nghệ làm mát, điều khiển thông minh và giải pháp khử trùng. Tổng khối lượng của bốt khoảng 270 kg, phía dưới được lắp bằng 6 bánh xe để thuận tiện việc di chuyển, phục vụ công tác chống dịch Covid-19.
Anh Nghĩa cùng các đồng nghiệp đã dành 4 ngày để tạo ra bốt xét nghiệm . ẢNH: NVCC
"Không khí tự nhiên từ môi trường được hút vào ngăn đệm không khí bằng quạt hút cưỡng bức, di chuyển qua màng lọc rồi được chiếu qua đèn Philips UVC có khả năng khử khuẩn. Sau đó, dàn điều hòa trong bốt sẽ làm mát, đồng thời lọc bụi mịn để đảm bảo chất lượng không khí", đại diện nhóm thực hiện cho biết.
Môi trường bốt lấy mẫu được trang bị các hệ thống thông minh, an toàn từ đèn UVC đến hệ thống loa phát thanh. Tất cả đều được khử trùng bề mặt trong vòng 8 phút trước mỗi ca trực của y bác sĩ.
Để đảm bảo an toàn, toàn bộ việc giao tiếp sẽ thực hiện bằng bộ đàm và hệ thống điều khiển bằng điện thoại thông minh. Hiện tại, nhóm tác giả đang chờ phản hồi của đội ngũ nhân viên y tế sau khi sử dụng và tập trung vào phát triển cải tiến sản phẩm.
Giúp nhân viên y tế đỡ cực hơn
"Khó khăn lớn nhất của nhóm là trong thời gian ngắn quản lý nhiều nguồn lực khác nhau để hoàn thành bốt, hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế ở Bắc Giang nhanh nhất có thể. Việc thực hiện có sự tư vấn chuyên môn và đồng hành của các bác sĩ trước khi làm ra sản phẩm cuối cùng. Đồng thời khi bàn giao tại Bắc Giang, chuyên gia cũng dành thời gian hướng dẫn và chạy thử nghiệm với các y bác sĩ đang làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19", đại diện nhóm thực hiện chia sẻ thêm.
Tối 5.6, bốt xét nghiệm được vận chuyển tới trung tâm y tế H.Tân Yên (Bắc Giang) để lắp đặt và sử dụng. Ông Nguyễn Trọng Chiến, Trưởng khoa Xét nghiệm của trung tâm cho biết, bốt xét nghiệm có tác dụng giúp nhân viên y tế đỡ vất vả, tránh lấy nhiễm trong quá trình lấy mẫu.
"Sau khi nhận từ nhóm tác giả trung tâm đã triển khai lấy mẫu xét nghiệm với bốt này. Bốt xét nghiệm rất gọn, có ưu điểm khử khuẩn, làm mát cho nhân viên y tế. Tôi rất đồng tình khi nhóm tác giả đã nghiên cứu và thực hiện bốt xét nghiệm này, hy vọng sẽ giúp nhân viên y tế đỡ vất vả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời tiết nắng nóng", ông Chiến chia sẻ.
Thương hiệu điện máy lạ đổ bộ thị trường Hàng loạt thương hiệu điện máy lần đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm có giá khá cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng Sức mua mặt hàng điện máy vẫn chưa có dấu hiệu ấm lên cho đến thời điểm này. Tuy vậy, các nhà phân phối vẫn không ngần ngại đưa nhiều sản phẩm...