‘Làm việc tại Facebook như sống ở Triều Tiên’
Cựu nhân viên của Facebook so sánh văn hóa công ty này với chế độ “độc tài” tại Triều Tiên.
Facebook thường bị cáo buộc như một nơi làm việc phân biệt giới tính với vị sáng lập viên kiêm CEO Mark Zuckerberg cầm quyền như một nhà độc tài. Mới đây, môi trường làm việc tại đó còn được ví như cuộc sống tại Triều Tiên.
Antonio Garcia Martinez – cựu nhân viên của Facebook – muốn người dùng biết về mặt khác của thung lũng Silicon với thực tế khác xa những gì họ mường tượng.
“Sẽ là một nỗi đau nếu người ta phát hiện ra những điểm tối tại những nơi tốt nhất và sáng nhất”, Martinez chia sẻ trên CBS.
Theo ông này, nhân viên tại văn phòng của Facebook thường đặt biệt danh cho Zuckerberg là “ông vua con”. Zuc sở hữu một lực lượng an ninh nội bộ được gọi là “The Sec”, theo dõi mọi hoạt động của nhân viên, theo Martinez.
Theo lời cựu nhân viên Facebook, ở đây đang tồn tại một chế độ độc tài mà Mark Zuckerberg là lãnh đạo tối cao. Ảnh: Techworm.
Martinez là cựu nhân viên quản lý mảng quảng cáo của Facebook. Ông bị sa thải 2 năm trước. Theo ông này, làm việc tại Facebook chẳng khác nào sống tại Triểu Tiên với vị lãnh đạo độc tài là Mark Zuckerberg.
Theo lời vị cựu quản lý viên này, Zuckerberg thường yêu cầu nhân viên sơn lại văn phòng và gửi những email nguyền rủa họ khi phát hiện ra họ đưa những bản vẽ của mình lên tường. “Tôi luôn trân trọng những tác phẩm nghệ thuật của bạn nhưng bạn đang làm cái quái gì với nơi này vậy”, Martinez dẫn lại email của CEO Facebook.
Khi một nhân viên để lộ thông tin về sản phẩm mới, người sáng lập Facebook thường tỏ ra mất kiểm soát và gửi email cho mọi nhân viên với tiêu đề “hãy từ chức đi”. Zuckerberg sẽ tiếp tục tấn công người này với những nội dung như “không có đạo đức” hoặc “phản bội nhóm của mình”, theo Martinez.
Vị này cũng cáo buộc Facebook như một nơi phân biệt giới tính bậc nhất. Theo đó, nhân viên nữ phải tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt về cách ăn mặc. Nhân viên nữ sẽ bị khiển trách nếu họ mặc váy quá ngắn, hoặc trang phục gây mất tập trung đối với đàn ông tại văn phòng. Trong khi đó, họ không có quy định nào về cách ăn mặc đối với đàn ông, theo Martinez.
Video đang HOT
Trong phần chia sẻ với Daily Mail, ông cho biết công ty có một lực lượng an ninh nội bộ để theo dõi hoạt động của nhân viên. Ông từng bị Chamath Palihapitiya – người được xem là ngôi sao của Facebook – mắng vào mặt: “Này, chúng ta không đến đây để đi dạo. Anh đang làm việc ở Facebook và chúng ta có rất nhiều việc phải làm”.
Bộ phận nhân sự từng nói với Martinez rằng, văn hóa của công ty là khi bạn hỏi một đồng nghiệp nào đó, nếu họ nói “không”, bạn sẽ phải rời đi ngay lập tức.
“Facebook sở hữu rất nhiều giá trị dài hạn. Nó biết bạn là ai và mọi thiết bị bạn chạm vào và nó sẽ tiếp tục như vậy trong thời gian dài”, Martinez kết luận.
Đại diện Facebook từ chối đưa ra bình luận về những gì Martinez chia sẻ.
Đức Nam
Theo Zing
Facebook đang 'dắt mũi' người dùng bằng Newsfeed
Facebook vướng phải bê bối lớn liên quan đến mục "tin nóng". Những thứ được gọi là "nóng" mà người dùng nhìn thấy không phải do thuật toán mà nhân viên Facebook dắt mũi.
Những bí ẩn xoay quanh chủ đề "Trending" của Facebook đang dần bị xóa bỏ. Theo bài báo mới nhất của Michael Nunez được đăng trênGizmodo, các dòng tít bạn nhìn thấy khi cuộn qua News Feed hay tìm kiếm nội dung trên ứng dụng di động đều là tác phẩm của con người và sự thiên vị, thành kiến của họ.
"Họ gọi nó là các tin tức 'nóng' và quảng cáo như thể nó được sắp xếp bởi một thuật toán. Điều đó không đúng", Nunez trả lời báo The Huffington Post trong một cuộc phỏng vấn.
Câu chuyện mới nhất của Nunez tố cáo một số nhân viên Facebook có nhiệm vụ xây dựng menu Trending đã tránh đưa các tin tức gây tranh cãi vào dù chúng phổ biến đến đâu trên mạng xã hội.
"Nói cách khác, mục tin tức của Facebook hoạt động như một phòng tin truyền thống, phản ánh sự thiên vị của nhân viên và mệnh lệnh của tổ chức", Nunez miêu tả trong bài báo, nhưng nói thêm không có bằng chứng cho thấy cấp trên ép nhân viên ra quyết định phải tránh loại tin tức nào. Tất cả đều là ý tưởng của người nào đang làm việc vào thời điểm đó.
Facebook bác bỏ lời tố cáo trên. Phát ngôn viên mạng xã hội cho biết có các nguyên tắc nghiêm ngặt dành cho đội đánh giá nhằm bảo đảm tính nhất quán và trung lập. "Các hướng dẫn này không chấp nhận đàn áp quan điểm chính trị hay ưu tiên một quan điểm nào hay một ấn phẩm nào hơn quan điểm hay ấn phẩm khác".
Mục tin nóng (Trending Stories) trên Facebook.
Hiểu đúng về tin nóng trên Facebook
Mục tin "nóng" (Trending) xuất hiện ở cột bên phải News Feed khi truy cập Facebook.com. Nếu dùng ứng dụng, nó nằm ở cuối màn hình khi bạn chạm vào ô tìm kiếm. Từ trước đến nay, chúng ta thường hiểu tin nóng chính là những tin được chia sẻ nhiều nhất tại bất kỳ thời điểm nào trên mạng xã hội.
Trong bài báo giải thích thuật toán của Trending từng đăng trên Recode, tác giả Kurt Wagner viết: "Facebook cho bạn xem những gì trên Trending tương tự như cách nó cho bạn xem mọi thứ trên News Feed... Nó tính toán một số thứ cá nhân như nơi bạn sống, các trang bạn theo dõi nhưng chủ yếu tìm kiếm 2 tín hiệu rộng hơn: các chủ đề được nhắc đến nhiều và các chủ đề nhận được sự quan tâm lớn đột ngột".
Wagner không sai: menu Trending được hỗ trợ từ thuật toán xác định mọi người đang nói gì trên Facebook. Đội ngũ nhân viên "quản lý tin tức" của Facebook quan sát và sau đó chọn ra cái nào đáng lưu ý và phát hành chúng.
Thuật toán đứng sau quyết định những gì có mặt trên Trending không giống nhau giữa từng người dùng. Chúng biết bạn quan tâm đến gì và đồng nghiệp của bạn ưa thích gì, vì thế từng mục tin nóng sẽ khác biệt. Điều quan trọng cần nhớ là chúng do con người lựa chọn.
Vấn đề không nằm ở thuật toán, nó nằm ở con người. Họ có thể "cài cắm" chủ đề vào mô-đun tin nóng. Nói cách khác, họ có vai trò như các biên tập viên một tờ báo. Điều đó biến Facebook không còn là mạng xã hội mà trở thành một hãng truyền thông như CNN, HuffingtonPost, Fox News...
CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Vì sao vụ này trở thành scandal?
Các hãng tin đều có sự thiên vị. Một số còn tự hào khi công khai sự thiên vị của mình. Trong trường hợp của Facebook, sự thiên vị chính là "dìm" một bài báo và đăng bài khác lên.
Đây cũng là điều bạn thường làm khi lựa chọn một tờ báo hay một website để đọc tin tức và nhanh chóng lướt qua bài khác. Tuy nhiên, khi nhắc đến một hệ sinh thái nội dung phục vụ số người dùng còn lớn hơn cả dân số Trung Quôc, nó lại là vấn đề khác.
Facebook đã biến thành một gã khổng lồ truyền thông với khả năng định hình suy nghĩ không chỉ theo thuật toán máy tính mà còn theo một nhóm những người quyết định chọn phân phối tin tức không theo tiêu chuẩn và quy tắc nào, hai yếu tố mà bất kỳ hãng tin uy tín nào cũng phải tuân thủ.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg từng nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn giữ Internet minh bạch". Dù Mark ủng hộ sự trung lập, chúng ta từng chứng kiến vài lần Facebook đi ngược lại điều đó, đặc biệt với các hãng tin độc lập.
Mọi chuyện không dừng lại ở đó. Vài tháng gần đây, nó đã phát triển thành nền tảng xa lạ với nền tảng bạn làm quen từ buổi đầu tiên. Nhằm bù đắp lại sự tụt giảm trong cái gọi là "chia sẻ riêng tư" (chẳng hạn ảnh gia đình, cập nhật trạng thái), Facebook sốt sắng đầu tư vào các sản phẩm mới nhằm giữ chân bạn lâu hơn thay vì chuyển sang nhà của đối thủ khác.
Bởi Facebook quyền lực như vậy và có số người dùng "khủng" như vậy (1,65 tỷ), chỉ một thay đổi nhỏ cũng làm xáo trộn traffice đến các website tin tức và hoảng loạn các nhà xuất bản. Facebook muốn can thiệp vào từng tương tác trên nền tảng: Vụ tin nóng do con người nhúng tay vào chỉ là một ví dụ cho thấy tham vọng đó.
Như vậy, với tư cách một cổng kết nối thông tin, Facebook không minh bạch. Nó ưu tiên một số nguồn tin và hạn chế nguồn khác. Với quy mô lớn, không thể yêu cầu Facebook 100% hoàn hảo nhưng còn sự minh bạch? Có lẽ hãng nên đổi tên mục tin nóng thành mục "biên tập viên chọn" để mọi người hiểu được mình đang đọc gì. Tin nóng chắc chắn không phải thành quả của chỉ các thuật toán máy tính.
"Không sao khi Facebook thực hiện việc biên tập và hoàn toàn không vấn đề gì khi họ chọn tập trung vào các trang chính thống nhưng họ không thể nói họ đang sử dụng thuật toán để làm điều này. Họ có cả một ban biên tập, cũng như New York Times hay The Huffington Post hay Gizmodo", Nunez viết.
Theo Du Lam/ICTnews
Cuộc đối thoại giữa Mark Zuckerberg và Jack Ma Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, Mark Zuckerberg và Jack Ma đã có những chia sẻ về tương lai của ngành công nghiệp cũng như đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Mark Zuckerberg chưa bao giờ che dấu sự quan tâm của mình về Trung Quốc. Những thông tin, hình ảnh của Mark tại Trung Quốc trong những...