Làm việc quần quật để vợ cho đi chơi nhưng bước ngoặt khi chuẩn bị đi khiến ông chồng “méo mặt”
Người chồng này đáng được chấm 5 sao về sự chăm chỉ nhưng lại thiếu một chút may mắn.
“Chẳng là hôm qua vợ mình bảo ở nhà trông con, hôm nay cho đi câu cá. Nôn quá cả đêm chẳng ngủ được, sáng 4 giờ mình đã dậy. Vợ bảo giặt hộ mấy bộ đồ rồi đi. Giặt xong 7 giờ vợ bảo đi mua đồ ăn sáng về rồi đi. 7 giờ 30 về dọn đồ ra xong mưa. Vợ bảo thôi ở nhà trông con tiếp, mưa gió đi làm gì. Dối trá”.
Đây là những chia sẻ có phần đau khổ của một ông chồng trên mạng xã hội. Anh được hứa hẹn sẽ cho đi câu cá nếu ở nhà trông con và rồi dù đã làm hộ vợ bao nhiêu việc, anh vẫn chẳng đi được do trời mưa.
Đồ đi câu đã sẵn sàng thì trời lại mưa.
Tình cảnh thật sự đáng buồn dành cho người đàn ông này. Anh đã chăm chỉ làm đủ mọi điều vợ yêu cầu mà cuối cũng không được chiều theo sở thích.
Dân mạng vừa buồn cười lại vừa thấy tội nghiệp người đàn ông nghiện câu cá. Trong cuộc sống hôn nhân, nhiều lúc công việc bận rộn nên thời gian dành cho thú vui cá nhân chẳng còn bao nhiêu. Đã vậy còn gặp chuyện “trời không thương” thì đúng là khổ sở quá.
Có lẽ anh chồng đang cảm thấy vô cùng buồn bã.
“Cũng tội nghiệp bác ấy. Nhiều việc trời mưa còn đi được chứ câu thì khó, ướt hết người rồi ôm thì vợ còn mắng nhiều hơn”, một dân mạng bình luận.
Gặp nam sinh lớp 6 dùng tay không dọn rác khơi dòng nước bị tắc nghẽn
Em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Long An, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - nam sinh dùng tay không dọn các bọc rác chắn cống thoát nước dưới mưa, giúp đường không bị ngập úng khiến cộng đồng mạng khen ngợi.
Em Đạt nhút nhát, ngại ngùng trước ống kính. Ảnh: Hà Anh Chiến
Chiều 17.6, phóng viên Lao Động đã được cô Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai dẫn đi gặp em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1 của trường. Em Đạt là người đã dùng tay không móc các bọc rác chắn cống thoát nước giúp đường không bị ngập úng.
Hình ảnh em Đạt dừng xe đạp, dùng tay không dọn rác bị nghẹt tại cống thoát nước trên đường, được một camera dân cư ghi được. Ảnh chụp màn hình
Theo clip được ghi lại từ một camera an ninh tại khu tái định cư xã Long An, huyện Long Thành (gần ngay Trường THCS Long An - nơi Đạt theo học). Sau cơn mưa vào ngày 16.6, Đạt trong bộ đồ học sinh, đeo khăn quàng đỏ, đeo ba lô, đang dắt bộ chiếc xe đạp và dừng lại ở một cống thoát nước và liên tục dùng tay móc các bọc rác từ miệng cống thoát nước đang gây ách tắc dòng chảy. Sau khi miệng cống đã sạch rác, Đạt lên xe và tới cống thoát nước khác cách đó chục mét và tiếp tục dùng tay không móc rác và dùng chân gạt sạch bùn đất ra khỏi miệng cống mới lên xe đi tiếp.
Em Đạt trong tiết học tại Trường THCS Long An, huyện Long Thành. Ảnh: Hà Anh Chiến
Trò chuyện với phóng viên báo Lao Động về lý do móc rác ở cống thoát nước, Đạt cho biết, sau giờ tan trường em đạp xe về nhà dưới trời mưa, nhưng trên đường về thì thấy nước ngập ở bên đường nên tò mò xuống xe đi dọc theo đoạn nước ngập thì phát hiện cống nước bị các bọc rác và bùn đất chắn lại khiến nước không chảy được. "Do em thấy nước không chảy được nên móc sạch rác cho nước chảy, em thích làm như vậy" - Đạt nói.
Cô Nguyễn Thị Hải, giáo viên tổng phụ trách Trường THCS Long An cho biết: "Đạt là học sinh ngoan, chăm chỉ, hoà đồng với bạn bè. Đặc biệt, Đạt rất tỉ mỉ, ở nhà hay sửa chữa các đồ dùng trong gia đình nên gặp các hiện tượng ở bên ngoài khiến Đạt cảm thấy tò mò và muốn khám phá".
Cô Hải và em Đạt. Ảnh: Hà Anh Chiến
Trường THCS Long An rất tự hào vì có học sinh như vậy" - cô Hải nói.
Cô Hải cũng cho biết: "Tôi là người phụ trách phần nề nếp và ý thức học tập của các em học sinh trong trường, tôi thấy thời gian vừa qua, nhà trường đã tích cực tuyên truyền cho các em học sinh về ý thức bảo vệ môi trường và ý thức cộng đồng. Vì vậy, đoạn clip trên mạng xã hội về việc em Đạt móc rác ở cống giúp thoát nước đó là kết quả tuyên truyền của nhà trường đã có hiệu quả".
Theo tìm hiểu của phóng viên, hoàn cảnh của gia đình Đạt rất khó khăn. Hiện Đạt đang sống cùng với ông bà ngoại tại xã Long An, huyện Long Thành.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, bà Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An cho biết, ngay sau khi xem được đoạn clip về em học sinh dọn rác chắn cống thoát nước trên đường, bà đã cho người xác minh và xác định người đó đúng là em Phạm Trọng Đạt, là học sinh lớp 6/1 của trường.
Theo bà Mai, việc tự giác dọn rác cũng là một kỹ năng sống nên cần được tuyên dương để khuyến khích, nhân rộng hơn nữa hành động này. "Lần đầu tiên thấy một cậu bé ở độ tuổi lớp 6 mà có hành động như người lớn, bản thân tôi cảm thấy rất xúc động, tôi muốn hành động của em Đạt được nhân rộng hơn nữa" - bà Mai nói.
Cũng theo bà Mai, sau khi xem đoạn clip trên, nhà trường nhận định việc làm của Đạt xuất phát từ sự tự giác bảo vệ môi trường và diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Bản thân em Đạt cũng có thói quen thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong lớp và ở nhà.
"Ngay sau khi xác định được người trong đoạn clip là em Đạt, tôi đã cùng ban giám hiệu đã động viên em Đạt và dự định trong ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần sẽ khen thưởng, tuyên dương em Đạt trước trường vì em Đạt đã làm tốt công việc mà từ đầu năm nhà trường đã tuyên truyền vận động toàn bộ các cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch", bà Mai cho biết.
Thứ 2 đầu tuần, tóc tai đẹp đẹp vuốt keo các thứ "ăn trọn" một cơn mưa: Cảm giác khó tả thật! Mọi chuyện với bạn ổn cả chứ? Sau mấy ngày nắng nóng oi ơi là oi từ sáng sớm đến tận tối mịt thì hôm nay, Sài Gòn đã mưa từ sáng sớm. Cứ tưởng mong mưa gặp mưa là mừng còn hơn bắt được vàng. Nhưng nói thật, mưa trưa hay mưa tối thì con dân sẽ vui mừng khôn xiết chứ...