Làm việc kiệt sức, lương vẫn không đủ sống
Dù phải làm việc từ 10-12 tiếng/ngày, nhưng nhiều công nhân vẫn không đủ thu nhập để sống.
Trở về nhà với cơ thể mệt mỏi, không còn thời gian nghỉ ngơi, lâu ngày không ít lao động mắc nhiều bệnh tật và rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo.
5 triệu tiền lương nuôi 3 miệng ăn
Vừa đánh vật với cô con gái nhỏ trong căn phòng trọ 15m2, chị Lê Thị Tám (ở Thanh Hóa) vừa chuẩn bị đồ đạc lỉnh kỉnh để đi làm trong khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội). Khoảng 3 năm trước, chị đi làm công nhân may cho một công ty may ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Làm được 1 năm chị cưới chồng, hai vợ chồng đều là công nhân nên thu nhập rất thấp. Tính ra mỗi tháng chị Tám và chồng chỉ nhận được khoảng 9 triệu đồng tiền lương. Tháng nào tăng ca may ra mới kiếm thêm được 2-3 triệu đồng nữa.
Công nhân dệt may là những lao động chịu mức lương thấp nhất theo sàn chung (Ảnh chụp tại Công ty may TNG Thái Nguyên). Ảnh: M.N
“Hầu hết các nhãn hàng ngành may mặc đều trích phần tiền lương rất thấp. Đã đến lúc, Việt Nam không nên sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ. Có lẽ chúng ta phải so sánh giữa mức lương tối thiểu và mức lương đủ sống để thấy hiện vẫn còn một khoảng cách rất xa” .
Ông Lê Đình Quảng
“Tháng nào cao lắm hai vợ chồng nhận được khoảng 12 triệu tiền lương. Tính ra, trừ 2 triệu tiền thuê nhà, tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền nuôi con thì mới dư được 1-2 triệu đồng. Lương thấp, không có tích lũy nên mỗi lần có người trong nhà ốm hay gia đình về quê thì bao khoản gom góp lại hết sạch” – chị Tám kể.
Chị Phạm Thị Na – công nhân may ở Ninh Bình có hoàn cảnh không khá hơn. Chị Na làm cho công ty may đã được 8 năm. Chị nói, cách đây 8 năm, chị may cạp quần, đơn giá là 400 đồng/chiếc. Đến nay chị vẫn may cạp quần, đơn giá vẫn vậy dù doanh thu của công ty tăng. Lương thấp, mỗi tháng chỉ được 5 triệu đồng tiền lương nhưng chị Na đang phải nuôi thêm 2 đứa con trong tuổi ăn tuổi học.
Video đang HOT
Không riêng gì công nhân ngành may, các ngành điện tử, thủy sản… cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động nhất, tuy nhiên, hiện nay mức lương của công nhân những ngành này còn rất thấp. Nếu không tăng ca, tăng kíp thì lương cơ bản chỉ được tầm 4-6 triệu đồng/tháng.
Lương đặc biệt thấp trong ngành da giày
Tình trạng lương thấp phổ biến trong chuỗi ngành may đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói. Thông tin này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu nhỏ mới đây của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và Oxfam Việt Nam. Theo nghiên cứu này, có tới 99% người lao động có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống theo Sàn lương châu Á và 74% có mức lương thấp hơn mức lương đủ sống theo tiêu chuẩn của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu.
Nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có 52% công nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu và vẫn cùng con số 99% công nhân có mức thu nhập thấp hơn Sàn lương châu Á.
Trước thực tế tiền lương thấp không đủ sống trong đại bộ phận công nhân ngành dệt may nói riêng và công nhân nói chung, nhiều chuyên gia lao động cho rằng, Chính phủ cần phải có chính sách mạnh mẽ và sự quan tâm đặc biệt hơn nữa tới vấn đề này.
Bà Phạm Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho rằng, hầu hết công nhân trong nghiên cứu trên của Viện đang phải vật lộn để nuôi sống bản thân và gia đình, thậm chí có những lúc bị đói. Nhiều người rơi vào vòng xoáy nợ nần, sống trong điều kiện nghèo nàn, không đủ khả năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, không đủ điều kiện chi trả học hành cho con cái. Theo bà Lan, vấn đề tiền lương sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của người lao động, gây tâm lý ức chế hoặc không thoải mái, dẫn đến năng suất và chất lượng công việc, người lao động làm việc uể oải, không hứng thú.
Ông Lê Đình Quảng – Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) nhận định, dù Quốc hội đã phải ban hành hẳn một nghị quyết về vấn đề tiền lương, nhưng đến nay vấn đề này chưa được giải quyết triệt để. Theo ông Quảng, nhiều lao động tâm sự, dù phải làm thêm mỗi ngày 2 tiếng nhưng không đủ sống nên phải làm thêm tới 4 tiếng. Thậm chí nhiều người dù tăng ca, làm việc ngày 12-14 tiếng nhưng đêm về vẫn phải nhận việc làm thêm vì thu nhập chưa đủ lo cho gia đình. Làm thêm khiến nhiều lao động trở nên kiệt quệ.
“Đấy là chưa kể rất nhiều khoản tiền lương, thưởng của công nhân bị khấu trừ do họ đi làm muộn, làm sản phẩm lỗi… Việc khấu trừ vào lương, thưởng của lao động là vi phạm pháp luật” – ông Quảng nói thêm.
Theo Danviet
Tuyển người trông con 2 tháng "ngày chỉ làm 8 tiếng, lương 2 triệu/tháng", ông bố Hà Nội bị ném đá tả tơi
"Trông con nhà anh, tôi cho mỗi tháng làm 26 ngày thôi đó, nghỉ 4 ngày chủ nhật. 2 triệu chia cho 26 ngày là 77 nghìn một ngày. Mỗi ngày 8 giờ, thì mỗi giờ là 9 nghìn 6 trăm đồng. Mức lương này có thể chấp nhận được nếu là chục năm trước anh ạ".
Chắc hẳn chị em nào đã làm mẹ đều hiểu được sự vất vả cơ cực khi chăm con nhỏ đúng không nào? Đặc biệt là khi chăm con vào ban đêm, ôi thôi có thể nói là cả một bầu trời thống khổ: nào là con quấy khóc, nào là con đòi sữa, nào là con tiêu tiểu thất thường...
Ấy thế mà có vẻ như không hiểu rõ chuyện này, hoặc chưa bao giờ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con cái, nên có một ông bố trẻ nào đó mới đây đã bị cộng đồng mạng xã hội chỉ trích nặng nề, chỉ vì đăng tin thuê người trông con với mức lương oái oăm.
Cụ thể, ông bố trẻ đã đăng đàn thông tin tuyển dụng vào trong một hội nhóm chuyên tìm kiếm người giúp việc có rất đông thành viên trên mạng xã hội như sau:
"Góc tìm người trông em bé 2 tháng. Anh cần tìm một em gái trông em bé 2 tháng tuổi. Thời gian từ 2 giờ chiều đến 10 giờ tối, bao ăn bữa tối. Lương 2 triệu. Nhà có tivi, mạng wifi thoải mái sử dụng. Trẻ con nhỏ tầm này ngoan, ngủ nhiều nên cũng nhàn. Nhà anh làm salon tóc, nên khách ra vào cũng rất vui nhé". Kèm theo đó là địa chỉ, số điện thoại của anh ở Hà Nội.
Quả thật, nghề trông trẻ chưa bao giờ là một nghề dễ dàng. Bởi ngoài việc luôn túc trực để coi sóc những đứa bé non nớt mới chào đời, người làm nghề này còn phải có một số kiến thức nhất định trong việc xử lý tình huống khi trẻ con gặp phải vấn đề về sức khỏe, cả kiến thức trong việc ẵm bồng dỗ dành, cho ăn, thay tã hay thậm chí là cả việc thức cả đêm bế đi rong.
(Ảnh minh họa)
Thế nên, yêu cầu của ông bố trên là người giúp trông con mình phải túc trực 8 tiếng mỗi ngày (bằng với thời gian của người làm văn phòng), trong khi lương chỉ có 2 triệu đồng mỗi tháng là quá bất hợp lý. Hiểu được điều này, cộng đồng cư dân mạng nhìn thấy bài viết tuyển dụng trên đều "phóng" vào giải thích cho ông bố trẻ hiểu, để có thể cân nhắc và điều chỉnh mức thù lao hợp lý.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn ý kiến thiện chí của dân mạng, ông bố trẻ chẳng những không nghe còn gay gắt phản pháo với đại ý bảo rằng trông trẻ là nghề lao động chân tay, chỉ trả mức lương vậy thôi. Còn muốn lương cao thì đi làm những nghề nhạy cảm khác để kiếm vài chục triệu một tháng.
(Ảnh: Facebook)
Cảm thấy ông bố trẻ này đã sai, còn ngoan cố cãi cùn, xấu tính đến mức xúc phạm những người đang cố lý giải. Dân mạng lập tức ùa vào chỉ trích, ném đá kịch liệt: "Ối anh nói thì hay lắm, có ngon thì giúp vợ trông con một ngày xem có khổ không", "đã giải thích cho nghe còn không chịu tiếp thu", "2 triệu của anh chắc to bằng cái bánh xe, xài 1 tuần là hết", "bóc lột sức lao động vừa thôi chàng ơi, chừa đường cho người khác sống với",...
Bên cạnh đó, cũng có một số dân mạng có tâm hơn khi phân tích rõ mức lương 2 triệu so với công việc trông trẻ 2 tháng, 8 tiếng mỗi ngày là quá rẻ mạt: "Trông con nhà anh, tôi cho mỗi tháng làm 26 ngày thôi đó, nghỉ 4 ngày chủ nhật.
2 triệu chia cho 26 ngày là 77 nghìn một ngày. Mỗi ngày 8 giờ, thì mỗi giờ là 9 nghìn 6 trăm đồng. Mức lương này có thể chấp nhận được nếu là chục năm trước anh ạ. Vớ vẩn vừa thôi, chưa kể trông trẻ 2 tháng anh bảo nhàn à, nhàn thì tự đi mà chăm thử vài hôm xem".
(Ảnh: Facebook)
Hiện tại, bài viết này vẫn còn khiến dân mạng nóng máu và rào rào ném đá từng phút một. Thậm chí, nhiều dân mạng còn truy lùng cả trang cá nhân của ông bố trẻ kia để công kích.
Thế mới thấy, dù có làm gì, nếu 10 người cho ý kiến mà hết cả 10 người đều bảo mình sai thì nên suy xét lại, chứ cứ xù lông buông lời khó nghe sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bài học này, hy vọng ông bố trẻ kia sẽ ghi nhớ.
Theo Trí thức trẻ
Lâm Đồng: Nhiều y, bác sĩ xin nghỉ việc vì lương thấp Ngày 26/9, Sở Y tế tỉnh cho biết, từ tháng 10/2017 đến nay, đã có 20 bác sĩ, dược sĩ đang công tác tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh này xin nghỉ việc. Hình minh họa Một trong những lý là do lương thấp (3.042.000 đồng/tháng), bị cắt phụ cấp ưu đãi nghề.... Hiện nay, đa số...