“Làm việc cả khi không mảnh vải che thân”
Là 1 trong số 12 thuyền viên người Việt Nam được thả tự do sau gần 2 năm bị bắt cóc ở Somalia (từ ngày 25/12/2010) trở về , anh Nguyễn Văn Tâm quê xã Kỳ Khang huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn chưa hết bàng hoàng và sợ hãi sau khi đã về từ địa ngục trần gian.
Sau khi anh Tâm về nhà được 1 ngày rất đông anh em, họ hàng và hàng xóm đã đến thăm hỏi. Căn nhà nhỏ, nghèo nàn và đơn sơ đã rất lâu chưa được đón tiếp nhiều khách thế này.
Anh Nguyễn Văn Tâm gầy guộc, da đen sạm vẫn chưa hết bàng hoàng rùng mình kể lại: “Con tàu FV Shiuh FU No1 bị bọn cướp bắt giữ khi đang đánh cá gần vùng biển Somalia. Sau khi khống chế được tất cả thuyền viên, bọn cướp cắt đứt mọi liên lạc.
Khi bị bắt, đoàn thủy thủ được chia làm 2 nhóm: nhóm người Việt và nhóm người Trung Quốc. Anh em bị bắt làm việc cực nhọc như vác, thồ hàng, vận chuyển những hàng hóa nặng cả tấn ở những chiếc thuyền mà chúng cướp được vào sâu trong đất liền.
Anh Tâm không tin là mình có ngày sống sót trở về đoàn tụ với gia đình.
Bà con hàng xóm thăm hỏi sức khỏe anh Tâm
Video đang HOT
Thậm chí có những lần chúng còn bắt vác những kiện hàng cướp được ở dưới các tàu đánh cá băng qua các sa mạc với bàn chân trần. Chúng tàn nhẫn lắm, xem mạng người như cỏ rác…”
Anh Tâm nói: “Một ngày chúng chỉ cho ăn 2 buổi sáng và chiều nhưng chỉ vỏn vẹn là chén cơm trắng lẫn cát sỏi và những hạt gạo đã mốc meo. Quần áo thì chỉ duy nhất 1 bộ vì thế chúng tôi nhiều lúc làm việc trong tình trạng không mảnh vải che thân. Nhiều lúc đau ốm thì cũng chả có bác sĩ hay thuốc men gì cả”.
Anh Nguyễn Xuân Tùng, anh trai anh Tâm, nói: “Sau chuyện này chắc chắn không cho nó đi nữa, chờ thanh lý xong hợp đồng sẽ kiếm việc khác ở nhà”.
Gia đình anh Tâm cũng tỏ vẻ khá bức xúc khi anh Tâm bị nhóm hải tặc Somalia bắt gần 2 năm nhưng công ty xuất khẩu lao động và chính quyền địa phương không quan tâm thăm hỏi hay cung cấp thông tin gì cho gia đình. PV có đặt câu hỏi “Có phải công ty quản lý lao động có hỗ trợ mỗi người 1.000.000 đồng không?” thì anh Tùng có đính chính lại rằng đó là “tiền tạm ứng” chứ không phải là tiền hỗ trợ.
Ngày 25 /12/2010, tàu FV Shiuh FU No1 ( Đài Loan) bị hải tặc Somalia bắt cóc, trong đó có 12 thuyền viền người Việt Nam và 14 thuyền viên người Trung Quốc. Trong hơn 18 tháng, gia đình các thuyền viên thỉnh thoảng nhận được điện thoại của con em mình thông báo tình hình. Nhiều người gọi điện về trong tâm trạng hoảng loạn, đề nghị gia đình gửi tiền sang nếu không sẽ bị bọn hải tặc chặt chân, tay.
Đêm 17/7/2012, tàu cá và các thủy thủ được bọn hải tặc thả về .
12 thuyền viên Việt Nam bị bắt giữ vừa được trả tự do, gồm:
Trần Văn Toàn (21 tuổi), Trần Văn Hùng ( 21 tuổi), Trần Huy Bình (25 tuổi), Trần Minh Trí ( 21 tuổi), Lưu Đình Sơn (21 tuổi), Nguyễn Văn Hải (20 tuổi), Trần Huy Bình ( 25 tuổi), Hồ Xuân Hương (25 tuổi), Lưu Đình Hùng (25 tuổi), Nguyễn Thanh Tú ( 26 tuổi), Vũ Văn Ba (21 tuổi), tất cả đều quê nghệ An. Bùi Văn Hóa ( Chưa xác định quê quán) , Nguyễn Văn Tâm (Hà Tĩnh).
Theo Bee.net.vn
Ngóng chờ thuyền viên trở về từ tay cướp biển
Sau gần 2 năm bị cướp biển Somali bắt giữ đòi tiền chuộc, đến nay niềm mong mỏi đợi chờ ngày đoàn tụ của người thân 12 thuyền viên ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã sắp trở thành hiện thực.
Những giọt nước mắt sung sướng nghẹn ngào lăn dài trên khuôn mặt hốc hác những người dân nghèo đợi tin con suốt gần 2 năm qua, nay biết chắc rằng con mình đã thoát khỏi tử thần nơi biển cả...
18 tháng chờ đợi...
Trong số 12 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu FV Shiuh Fu No1 bị hải tặc bắt giữ có đến 10 người quê Nghệ An. Riêng xã Nghi Tiến (Nghi Lộc) có 3 người. Ngoài anh Lưu Đình Hùng còn có 2 thuyền viên khác là Trần Văn Hùng (SN 1987) và Trần Văn Toàn (SN 1991) đều ở xóm 9 Nghi Tiến.
Vợ chồng ông Trần Văn Vinh (cha mẹ của thuyền viên Trần Văn Hùng).
6h sáng, bà Võ Thị Nhị (46 tuổi), mẹ thuyền viên Lưu Đình Hùng, xóm 8 Nghi Tiến đã lật đật chạy xe vào huyện Hưng Nguyên. Gặp chúng tôi vội vàng, bà nghẹn ngào: "Vui quá chú à, tui không nói hết được mô!" - bà Nhị vừa nói vừa cười nhưng phải lấy tay lau vội nước mắt.
Anh Lưu Đình Hùng (SN 1991) là con trai duy nhất trong số 3 người con mà bà Nhị đã đứt ruột sinh nở. Nhà chỉ có 5 sào ruộng, quanh năm làm quần quật mà cũng nghèo. Học xong cấp 2, Hùng đã phải nghỉ học để đi làm thuê kiếm tiền.
Bà Nhị và chồng lo lắng và hồi hộp chờ con về.
Thấy bạn bè cùng trang lứa đổ xô đi nước ngoài, Hùng bàn với gia đình vay ngân hàng 15 triệu đồng để đi. Giấc mơ thoát nghèo đâu chưa thấy, đùng một cái tin tàu cá của Hùng bị hải tặc Somali khét tiếng nguy hiểm bắt giữ khiến gia đình hoang mang.
"Lúc đó, tui nghe như sét đánh bên tai. Cứ nghĩ đến bọn cướp biển với súng ống bên mình sẵn sàng giết người là tui rùng mình. Thương con nóng ruột nóng gan mà nó cứ bặt vô âm tín, tui chẳng có đêm nào ngủ ngon. Nhiều lúc ăn cơm nghĩ đến con trai đang bị đày đọa giữa biển mà tui chẳng nuốt nổi", bà Nhị chia sẻ.
Vỡ òa hạnh phúc
Sự lo lắng bất an càng tăng nặng mỗi lần nhận được điện thoại của con. Bà Nhị cho biết: "Nó gọi về 3 lần chú à, lần mô cũng khiến tui rơi nước mắt. Lần thứ nhất nó nói bị bọn cướp biển đánh đập, giam giữ và không cho ăn uống. Lần thứ hai nó báo hải tặc đòi 60 tỷ tiền chuộc nhưng công ty không đáp ứng nên thuyền viên tiếp tục bị hành hạ.
Lần cuối cùng nó báo nếu công ty không trao tiền gấp thí sẽ giết hết thuyền viên. Sau đó thì bặt tin cho đến nay ".
Khóc nhiều, nước mắt đã cạn hết, trong lúc tưởng như đã tuyệt vọng cùng cực thì gia đình bà Nhị bất ngờ nhận được điện thoại từ công ty báo tin anh Lưu Đình Hùng đã được giải thoát.
Niềm vui vỡ òa nhưng bà Nhị vẫn chưa tin đó là sự thật. Cho đến tối 21/7, chính anh Hùng đã gọi điện về cho mẹ, báo tin được giải thoát và cập bến, sắp về Việt Nam, bà mới dám tin.
Bà con hàng xóm đến chia vui với gia đình các thuyền viên.
Bao nhiêu nỗi đau, lo lặng quặn thắt dồn nén bấy lâu nay thoáng chốc vỡ òa và dàn dụa trong nước mắt vui sướng. "Sáng nay, tui định bụng chạy vào Hưng Nguyên báo tin vui cho anh em họ hàng, và bắt vài con gà về làm thịt cho nó ăn. Ngày mai tui sẽ ra Hà Nội đón nó về...!" - bà Nhị lật đật chào chúng tôi rồi đi.
Còn ông Trần Văn Chính, bố thuyền viên Trần Văn Toàn cũng mừng rỡ cho biết: "Từ ngày qua đến giờ tôi nhận hàng chục cuộc điện thoại hỏi thăm và chia vui của nhiều người, chỉ đếm từng giây để được gặp lại con trai".
Trong khi đó ông Trần Văn Vinh, bố anh Trần Văn Hùng thì nghẹn ngào: "Gần hai năm qua vợ chồng tôi luôn sống trong lo lắng. Vì thương con vợ tôi đã phải nhập viện nhiều lần và suy kiệt sức khỏe. Nó về lần này thì dù có đói nghèo, có ăn cơm với muối trắng chăng nữa thì cũng giữ nó ở nhà với bố mẹ thôi".
"Con tôi thoát chết rồi!"
Cùng chung niềm vui mừng cuả người thân các thuyền viên ở Nghệ An, những người thân của thuyền viên Nguyễn Văn Tâm (SN 1990) ở xóm Đồng Tiến, xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng đang háo hức chờ đợi ngày anh về.
Ông Nguyễn Xuân Hoanh (68 tuổi), bố thuyền viên Tâm không giấu nổi vui mừng, nói: "Gia đình cũng đã biết tin nó sắp được về. Mấy ngày hôm nay nó có điện về nhà, chiều qua cũng có điện nói đang mua vé máy bay để về Việt Nam. Chắc cũng chỉ trong vài ngày nữa là nó về đến nhà thôi. Con tôi thế là thoát chết rồi".
Niềm vui của đôi vợ chồng già ở Hà Tĩnh khi biết tin con trai sắp trở về. Thuyền viên Tâm còn quá trẻ, nếu không thể trở về, thì nỗi đau của người thân sẽ vô cùng lớn.
Rồi ông Hoanh cho biết, Tâm là con út trong nhà có 5 anh em. Học hết lớp 12 thì nó về đi XKLĐ. Ngày 17/12/2009 là từ Hà Nội bay sang Đài Loan.
Cũng theo ông Hoanh, ngày con trai bị cướp biển bắt, gia đình không hề hay biết, chỉ đến khi nghe người ta kể, đọc trên báo mới biết.
Anh Nguyễn Xuân Tùng, con trai đầu của ông Hoanh cũng cho biết, từ lúc bị bắt đến ngày 20/11/2011, em Tâm có gọi điện về nhà, hỏi thăm sức khoẻ mọi người, và nói bị bọn cướp không chế, phải đi câu mực, đánh cá theo mệnh lệnh của chúng. Chưa kịp hỏi thêm thì nó nói phải cúp máy vì bọn cướp chỉ cho gọi trong thời gian 3 phút.
Ngày 28 Tết (âm lịch) vừa rồi, Tâm có gọi về nhà thêm một lần nữa. "Lần này thì em nó vừa khóc, vừa nói bị bọn cướp đánh đập, hành hạ dã man. Có lẽ sẽ không có ngày trở về nữa. Nghe xong, cả nhà ai cũng khóc" - anh Tùng nhớ lại.
Ngồi lặng thinh từ lâu, cuối cùng bà Hoàng Thị Xuyên (66 tuổi), mẹ thuyền viên Tâm cũng không giấu được hạnh phúc: "Thật may mắn, phúc đức tổ tiên phù hộ, chứ nói thật, từ khi nó bị bắt đến giờ, tui đã khóc cạn nước mắt, chẳng buồn ăn uống, làm lụng gì nữa. Trong thâm tâm, nhiều khi tôi nghĩ nó không còn sống nữa. Tạ ơn trời phật, tổ tiên, cuối cùng thì con tôi vẫn trở về".
Cũng theo người thân thuyền viên Tâm, ban đầu phía công ty ở Hà Nội hợp đồng thì lương của Tâm mỗi tháng 250 USD, nhưng khi công ty gửi về cho gia đình hàng tháng thì bình quân mỗi tháng chỉ được trên dưới 3 triệu. Tháng nào cao nhất thì cũng chỉ được 3,5 triệu.
"Mỏi mòn chờ con gần 2 năm rồi, lần này tôi cũng muốn ra tận Hà Nội đón con lắm. Nhưng mấy đứa anh chị của nó nói bố già rồi, đi lại tàu xe mệt, lại tốn kém nên thôi chứ tôi cũng muốn ra đón nó lắm" - ông Hoanh háo hức.
Ngày 25/10/2010, tàu đánh cá FV Shiuh Fu No1 của chủ tàu Đài Loan đã bị cướp biển Somali bắt giữ khi đang đánh cá trên vùng biển cách đảo quốc Madagascar (Châu Phi) chừng 120 hải lý. Toàn bộ 26 thuyền viên người Việt Nam và Trung Quốc bị giam giữ. Hải tặc đòi phía công ty giao 60 tỷ đồng Việt Nam tiền chuộc.
Ngày 16/7, sau 18 tháng bị giam giữ, các thuyền viên đã được giải thoát sau khi phía công ty đã thỏa thuận với cướp biển về khoản tiền chuộc.
Trong số 12 thủy thủ Việt Nam, có 10 người Nghệ An, 2 người Hà Tĩnh. Tất cả đều đến từ những vùng quê nghèo.
Có 4 thuyền viên do Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ Inmasco (Thuộc Cienco1) môi giới; 7 thuyền viên do Trung tâm xuất khẩu lao động (Công ty Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Nội - Servico Hà Nội) đưa đi; 1 thuyền viên do Công ty TNHH MTV Vạn Hoa đưa đi.
Theo thông tin mới nhất, các thuyền viên sau khi được giải cứu đã được tàu khu trục Chang Zhou (Trung Quốc) tiếp nhận tại khu vực Vịnh Aden và cập bến Tanzania vào trưa 20/7. Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đã xin phép nhậm cảnh tạm thời cho các thuyền viên Việt Nam.
Dự kiến, đến ngày 23/7, các thuyền viên Việt Nam sẽ về đến Hà Nội.
Theo VietNamNet
Thừa Thiên - Huế: Thả rùa Quản Đồng quý hiếm về với đại dương Vào lúc 10 giờ ngày 02/01/2012, tại vùng biển thôn Phương Diên, xã Phú Diên, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế), ngư dân Nguyễn Thành và các bạn chài, trong lúc thu lưới rê thì thu được 1 con rùa dài khoảng 85 cm, nặng khoảng 80 kg. Theo Chi cục Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ...