Lầm tưởng vĩ đại đằng sau cuộc đổ bộ Mặt Trăng của Mỹ: Lịch sử “chôn giấu” bí mật gì?
Trước khi hiểu về sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng của phi hành đoàn Apollo 11 năm 1969, cùng làm rõ những bí mật xoay quanh sự kiện vĩ đại này.
2019 là năm thế giới kỷ niệm tròn 5 thập kỷ sự kiện Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử đưa ngườiđổ bộ Mặt Trăng trên phi thuyền Apollo 11 ngày 20/7/1969.
Sứ mệnh mà phi hành đoàn Apollo 11 (gồm chỉ huy Neil Armstrong, phi công mô-đun Mặt Trăng Buzz Aldin và phi công mô-đun chỉ huy Michael Collins) hoàn thành cách đây 50 năm vẫn là chiến công vũ trụ hiển hách nhất mọi thời đại mà chưa một quốc gia nào tái lập được cho đến tận ngày nay.
Sở dĩ, Apollo 11 của NASA được lịch sử lưu danh muôn đời là vì chiến công ấy nảy nở từ trong những tháng ngày đối đầu đầy căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh (1946-1991); là thành quả lao động miệt mài, không ngừng sáng tạo của tập thể hơn 400.000 nhà khoa học/kỹ sư/kỹ thuật viên; trên hết là tinh thần Mỹ với quyết tâm cao độ đến từ Tổng thống John F. Kennedy (1917-1963), từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đến Apollo Program và phi hành đoàn mang số thứ tự 11.
Đó là lời hiệu triệu hùng hồn của Tổng thống J. F. Kennedy (tại nhiệm 1961-1963) trước Quốc hội Mỹ ngày 25/5/1961, thời điểm mà chỉ cách đó hơn một tháng thôi, người Liên Xô vừa lập được kỳ tích đưa phi hành gia Yuri Gagarin lần đầu tiên trong lịch sử bay ra ngoài không gian, thỏa mãn ước nguyện thoát khỏi lực hút ngàn đời của Trái Đất để sải cánh rộng lớn trong vũ trụ bao la của nhân loại.
Apollo 11 được nhớ mãi đơn giản vì đó là chiến công đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của nhân loại khi lần đầu tiên con người đặt chân lên một thiên thể ngoài Trái Đất.
Nếu không hiểu rõ về Chương trình Apollo, về hành trình chinh phục Mặt Trăng nước Mỹ, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng: Sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng của Mỹ chỉ bắt đầu sau lời hiệu triệu của Tổng thống J. F. Kennedy năm 1961.
Đúng là Tổng thống J. F. Kennedy đã khởi động Chương trình Apollo của NASA cũng như xây dựng bộ máy chính trị cần thiết cho sự thành công cuối cùng của Apollo Program (1961-1972), NHƯNG sự kiện Liên Xô chế tạo và phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới (là Sputnik 1) tháng 10/1957 mới là cú hích khiến giới quân đội Mỹ bừng tỉnh và nhen nhóm kế hoạch về một cuộc đổ bộ Mặt Trăng ‘vô tiền khoáng hậu’ trong lịch sử nhiều năm trước đó (trước năm 1961).
Apollo 11 được nhớ mãi đơn giản vì đó là chiến công đánh dấu bước chuyển mình vĩ đại của nhân loại khi lần đầu tiên con người đặt chân lên một thiên thể ngoài Trái Đất. Nguồn ảnh: Internet
Tháng 1/1958, 3 tháng sau khi Sputnik 1 được phóng lên quỹ đạo Trái Đất, Tướng Homer Boushey (phi công tiên phong Mỹ bay trên máy bay phản lực thập niên 1940) tuyên bố: Không quân Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự trên bề mặt Mặt Trăng.
Vào thời điểm đó, cả Quân đội và Không quân Mỹ đang tìm mọi cách để kiểm soát kho vũ khí tên lửa chiến lược, và việc cả Bộ Lục quân, Bộ Không quân và Bộ Hải quân Mỹ cùng phác thảo kế hoạch lên Mặt Trăng là động thái ‘nhất cử lưỡng tiện’, vừa củng cố kho vũ khí, vừa tạo đà phát triển chương trình vũ trụ còn non trẻ của quốc gia.
Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower (tại nhiệm 1953-1961) nhằm đối phó với mối đe dọa từ chương trình Sputnik của Liên Xô là tạo ra một cơ quan mới trong Bộ Quốc phòng để điều phối các chương trình công nghệ tiên tiến.
Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến – ARPA (tiền thân của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến – DARPA), thành lập ngày 7/2/1958, nhận sứ mệnh đảm bảo cho Mỹ tránh được sự bất ngờ về công nghệ trong tương lai.
Cuối tháng 2/1958, ARPA thông báo với giới lãnh đạo Không quân Mỹ chi tiết những kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng, gồm:
Video đang HOT
Một tháng sau quyết định của ARPA, Tướng Không quân Bernard Schriever trực tiếp chỉ đạo kế hoạch đưa phi hành gia quân sự Mỹ đổ bộ Mặt Trăng năm 1964 mang tên Project LUMAN.
Bản thảo đầu tiên của Không quân Mỹ được chính tay Đại tá Harry Lee Evans (người sỡ hữu trong tay biệt đội 60 người gồm những sĩ quan, bác sĩ và kỹ sư quân sự lão luyện) xem xét và trình lên giới lãnh đạo ngày 25/4/1958.
Đại tá David Carter, một chuyên gia hoạch định kỹ thuật thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến đấu thuộc Không quân Mỹ, được giao phụ trách Project LUMAN. Nguồn: Không quân Mỹ (USAF)
Theo đó, kế hoạch đưa phi hành gia quân sự đổ bộ Mặt Trăng được chia thành 2 giai đoạn nhằm phục vụ cho sứ mệnh cao nhất là “Đưa tàu có người lái đổ bộ Mặt Trăng và trở về an toàn” hay còn gọi là Project LUMAN. Theo kế hoạch, Đại tá David Carter, một chuyên gia hoạch định kỹ thuật thuộc Bộ tư lệnh không quân chiến đấu thuộc Không quân Mỹ, được giao phụ trách Project LUMAN.
Giai đoạn đầu tiên bắt đầu với sứ mệnh “Đưa người vào không gian sớm nhất” (Man in Space Soonest – MISS), đảm nhận nhiệm vụ phát triển một phương tiện phóng tầm quỹ đạo Trái Đất
Giai đoạn thứ hai có tên MISSOPH (Kế hoạch đưa người vào không gian phức tạp hơn). MISSOPH gồm 3 giai đoạn và 28 chuyến bay trinh sát Mặt Trăng.
MISSOPH 1 sẽ phóng đi mô-đun có người lái MISS cải tiến (MISS capsule). Tên lửa đẩy chịu trách nhiệm phóng MISS capsule là Super-Titan-Fluorine với lực đẩy là 200 tấn.
MISSOPH 2 sẽ tiếp tục nâng cấp MISSOPH 1, trong khi đó MISSOPH 3 sẽ chuyển sang phát triển tàu con thoi quân sự Dyna-Soar đầu tiên. Dyna-Soar sẽ phục vụ cho sứ mệnh LUREC (Trinh sát Mặt Trăng) tại khu vực quỹ đạo Mặt Trăng.
Kết hợp MISS và MISSOPH, Không quân Mỹ sẽ tiến hành sứ mệnh cao nhất Project LUMAN nhằm đưa người đổ bộ Mặt Trăng và trở về năm 1964. Theo kế hoạch, “Big B” – mật danh tên lửa sở hữu lực đẩy 1000 tấn – sẽ chịu trách nhiệm phóng tàu đưa người đổ bộ Mặt Trăng năm 1964.
Phác thảo hệ thống tàu đổ bộ 1 người lái của Project LUMAN. Nguồn: Robert Godwin/Air Space Magazine
Ba tuần sau khi báo cáo về Project LUMAN được đệ trình, Đại tá Harry Lee Evans nhận được phản hồi rằng: Kế hoạch này quá tham vọng để trở thành hiện thực; và được yêu cầu sửa đổi kế hoạch liên quan đến Mặt Trăng.
Khi nhóm của Đại tá Harry Lee Evans đang điều chỉnh lại bản kế hoạch thì Tổng thống Dwight D. Eisenhower quyết định thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 29/7/1958.
Sau nhiều tháng nổ ra tranh luận, cuối cùng, phía Không quân Mỹ phải từ bỏ chương trình đổ bộ Mặt Trăng của mình, trong khi đó NASA bắt đầu với Project Mercury (1958-1963) và sau đó là Apollo Program (1961-1972) nổi tiếng của mình.
Khi Thế chiến II kết thúc năm 1945, Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành Chiến dịch Paperclip, bí mật chiêu mộ hàng nghìn tài năng khoa học Đức Quốc xã về làm việc cho Mỹ.
Kết quả, CIA thu nạp được hơn 1.600 nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên người Đức, trong đó có Tiến sĩ Wernher Von Braun – người về sau được mệnh danh là “Cha đẻ chương trình vũ trụ Mỹ” khi đội của ông chế tạo được hệ thống tên lửa đẩy Saturn V mạnh nhất trong lịch sử, đưa Apollo 11 về sau đổ bộ thành công Mặt Trăng.
Trong bối cảnh NASA vừa thành lập năm 1958, đồng thời Project LUMAN bị hủy bỏ, số tiền quỹ dự định đổ cho Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (ARPA) để cơ quan này phát triển chương trình liên quan đến Mặt Trăng, được chuyển sang cho nhóm nghiến cứu của Tiến sĩ Wernher Von Braun (lúc này đang làm việc cho Cơ quan tên lửa đạn đạo quân đội – ABMA).
Tiến sĩ Wernher Von Braun và một đồng sự người Đức tên là Hermann Koelle (cũng làm việc cho ABMA ở Huntsville, Alabama, Mỹ) đã dùng khoản tiền trị giá 10 triệu USD chuyển từ một phần quỹ của ARPA sang, để hoàn thành thiết kế hệ thống tên lửa đa tầng Juno V có sức đẩy 750 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10/1958.
Khi nhóm của Tiến sĩ Wernher Von Braun sắp hoàn thành kế hoạch tên lửa Juno V, ARPA đột ngột dừng cấp quỹ, kế hoạch về Juno V bị dang dở.
Tiến sĩ Wernher von Braun (trái) và Hermann Koelle về sau chuyển công tác từ quân đội sang NASA làm việc. Tại đây họ đã tạo ra hệ thống tên lửa vũ trụ Saturn V mạnh nhất trong lịch sử, đưa Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng thành công ngày 20/7/1969. Nguồn: NASA
Không nản chí, vào ngày 8/6/1959, ABMA tiếp tục đưa ra kế hoạch chinh phục Mặt Trăng mang tên Project Horizon.
Project Horizon là một nghiên cứu nhằm xác định tính khả thi của việc xây dựng tiền đồn khoa học/quân sự trên Mặt Trăng, trong bối cảnh Bộ Lục quân, Bộ Không quân và Bộ Hải quân Mỹ khi đó chịu trách nhiệm hoàn toàn cho chương trình không gian Mỹ.
Theo Project Horizon, nhóm của Tiến sĩ Wernher Von Braun sẽ sử dụng khoảng 15 tên lửa đẩy Juno V để phóng các tàu vũ trụ hạ cánh xuống Mặt Trăng, xây dựng tiền đồn trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất.
Thiết kế của tên lửa đa tầng Juno V. Nguồn: USAF
Project Horizon nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền đồn quân sự Mặt Trăng cho an ninh quốc gia và được các nhà khoa học tên lửa khẩn thiết xây dựng “càng sớm càng tốt”. Dự kiến, Project Horizon tiêu tốn khoảng 6 tỷ USD và đến tháng 12/1966 sẽ đưa phi hành gia quân sự đổ bộ Mặt Trăng.
Tiếc rằng, khi đến tay Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Project Horizon bị từ chối thẳng thừng khi ông cho rằng đội của Tiến sĩ Wernher Von Braun nên chuyển công tác từ quân đội sang làm việc cho NASA.
Project Horizon kết thúc trước khi nó kịp bắt đầu.
Còn nữa…
Chuyển dịch từ nguồn: Air Space Magazine
Theo Helino
Bạn trai bỗng "ăn chay" sau chuyến công tác, tôi khóc nghẹn nghe lời anh nói giữa đêm
Chán nản trong công cuộc tìm kiếm tình yêu tôi và Tú mới đến với nhau, tôi cứ nghĩ chỉ cần tôi nghiêm túc thì mọi chuyện sẽ ổn, nào ngờ...
Tôi và Tú là bạn từ nhỏ tới lớn, Tú đối với tôi mà nói như người thân chứ không còn là tình cảm trai gái thông thường. Chúng tôi làm bạn hơn 20 năm, có gần 3 năm yêu nhau, cũng xác định cưới nên 2 bên gia đình cũng đã sang nói chuyện, xin ngày...
Vì xuất phát điểm từ tình bạn, trải qua nhiều sóng gió, đổ vỡ rồi mới tìm đến nhau nên tôi và Tú yêu nhau khá đơn giản. Tú trước giờ không phải mẫu con trai của tôi, tôi cũng không phải mẫu của Tú, tôi gần như chẳng có cảm giác gì khi ở bên Tú, tôi đoán chắc Tú cũng vậy nhưng để nói tìm người phù hợp cưới làm vợ/làm chồng thì không còn ai phù hợp hơn.
Nhiều lần nói chuyện với bạn bè tôi vẫn tự hào tôi với Tú chưa từng cãi nhau bao giờ, chưa từng nghi ngờ đối phương vì đã hiểu rõ nhau từng chân tơ kẽ tóc rồi. Sau này nghĩ lại tôi mới thấy không cãi nhau chưa chắc đã là chuyện tốt. Người ta nói rồi không đánh nhau sao làm bạn được, việc tôi và Tú ít cãi nhau chỉ chứng tỏ 1 điều là 2 đứa chưa sẵn sàng cởi lòng mình với đối phương. Tôi vẫn chỉ xem Tú như 1 cậu bạn thân, còn Tú trong lòng hẳn còn nhiều khúc mắc với tôi.
Tôi gần như chẳng có cảm giác gì khi ở bên Tú, tôi đoán chắc Tú cũng vậy. Ảnh minh họa.
3 tháng trước Tú có chuyến công tác gần 10 ngày ở Nha Trang, sau khi chuẩn bị đồ cho Tú đi, tôi còn cẩn thận bỏ thêm bao cao su vào trong túi cho Tú. Tôi học theo chị em trên hội tâm sự, muốn trở thành 1 bà vợ tâm lý với chồng, tôi muốn Tú "vui chơi" 1 cách an toàn và hơn hết tôi cũng muốn biết phản ứng của anh thế nào khi thấy thứ tôi chuẩn bị.
Nhưng là tôi nghĩ nhiều rồi, anh chẳng có phản ứng gì, thậm chí còn không biết tôi có cất bao cao su cho anh. Suốt 10 ngày anh không đụng tới nó, tôi cũng chẳng hỏi anh gì thêm, lòng tin cứ thế tự nhiên tăng thêm 1 bậc.
Sau chuyến công tác, anh nói công ty chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, anh rất bận, không có thời gian dành cho tôi. Ngày xưa, dù có đi ăn về muộn thì cũng 8-9h Tú có mặt ở nhà, còn giờ có khi 12h tôi còn chưa thấy anh đâu. Ban đầu tôi còn ngồi chờ anh, lâu dần thành quen tôi cũng biết tự đi ngủ không còn chờ đợi nữa.
Tôi có tật, một khi đã ngủ thì ngủ rất say, trừ khi quá lạnh hoặc trời sấm chớp ở 1 mình tôi mới sợ mà bật dậy tắt. Đầu tuẩn trước, điều hòa của tôi bị hỏng, không biết nó có vấn đề gì mà nếu tắt bằng điều khiển nó vẫn sẽ phả gió, chỉ có dậy tắt ở aptomat thì mới hết, thành ra cứ đêm đêm đang ngủ nếu lạnh quá thì lại phải ngồi dậy đi tắt.
Buổi tối Tú về muộn, tôi nói rất nhiều lần rồi nhưng lần nào anh cũng bảo để mai anh xem. Đêm hôm trước, trước khi đi ngủ trời bỗng mưa to, điều hòa trong phòng vẫn mở nên thấy lạnh tôi định bụng dậy đi tắt thì nghe thấy tiếng Tú vọng vào từ ban công khe khẽ.
Không biết anh về lúc nào lại không vào ngủ mà đứng ở bên ngoài, tôi lặng lẽ nghe xem anh đang nói chuyện với ai, vừa nghe tim tôi vừa thắt lại, nước mắt cứ thế trào ra, ôm ngực mà tiếng nấc vẫn ngày 1 lớn.
Vừa nghe tim tôi vừa thắt lại, nước mắt cứ thế trào ra, ôm ngực mà tiếng nấc vẫn ngày 1 lớn. Ảnh minh họa.
- Anh không biết nữa, anh yêu em, nhưng giờ anh cũng không bỏ Thúy được. Nhà anh với nhà Thúy là chỗ quen biết, anh cũng bạn với Thúy lâu lắm rồi, giờ anh hủy hôn chắc chắn Thúy không chịu đựng được mà bố mẹ cũng sẽ từ mặt anh.
- Em nghĩ đi, anh dành cho em hẳn 10 ngày, 10 ngày đó anh tưởng em nghĩ thông suốt rồi chứ. Em cứ chịu khó 1 mình thêm vài năm nữa, anh sẽ tìm cớ ly hôn với Thúy.
- Chẳng phải anh hứa với em rồi à, cả mấy tháng nay từ lúc xa em anh có đụng tới Thúy đâu, thậm chí nằm cạnh anh còn chẳng thèm. Giờ anh chỉ "thèm" em thôi. Em cứ so với Thúy làm gì, cô ấy làm sao mà bằng em được.
- Em nghĩ anh lấy Thúy anh được gì, Thúy đâu làm anh thỏa mãn như em, cùng lắm cũng chỉ là giải quyết nhu cầu thôi mà...
Mỗi lời Tú nói ra như dao đâm vào ngực tôi - đau điếng. Tôi biết người con gái mà Tú đang nói chuyện là ai, tôi cũng biết lý do anh nói tới là gì, bình thường khi "ân ái" cũng không ít lần anh nói bóng nói gió rồi. Tôi đúng là không thể so với cô thư kí của anh thật, tôi cũng không làm anh thỏa mãn thật, anh lúc nào cũng kêu tôi "khô không khốc", chẳng bù cho người yêu cũ của anh, chẳng bù cho người này, người kia... chung quy cũng là anh chán rồi...
Tôi im lặng, sáng hôm sau âm thầm dọn ra khỏi nhà cũng gọi về báo hủy hôn, không phải tôi hèn kém không dám đấu tranh chỉ là trong 1 phút chốc tôi nhận ra nếu tôi còn cố chấp người khổ nhất chỉ có 1 mình tôi. Đàn ông có thể 5 thê 7 thiếp, có thể ra ngoài chăng hoa nhưng có chấp nhận để đàn ông quay về hay không là quyền của phụ nữ. Là tôi, tôi không cấm anh nhưng tôi cũng không chấp nhận anh, buông tay là cách hợp lý nhất.
Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn
Nam thanh niên mời cả công ty lên phố đi bộ Hồ Gươm để tỏ tình nhưng bị người yêu từ chối Nam thanh niên nhờ sự trợ giúp của cả công ty đang làm việc để tỏ tình với bạn gái, thậm chí nữ giám đốc xinh đẹp của anh cũng có mặt để 'mai mối' cho đôi uyên ương. Thế nhưng màn tỏ tình đầy sức nặng này chẳng thể lay động được trái tim cô gái. Những năm gần đây, giới trẻ...