Lầm tưởng khó đỡ về sách điện tử
Sách điện tử hiện được ưa dùng bởi các yếu tố như khả năng lưu trữ thông tin cao
Sách điện tử hiện được ưa dùng bởi các yếu tố như khả năng lưu trữ thông tin cao, tiện lợi khi di chuyển, đọc được ở mọi nơi mọi lúc…
Nhiều người cho rằng, với sự ra đời của công nghệ giấy điện tử (e-paper) hay mực điện tử (e-ink) khiến cho những thiết bị đọc thế hệ mới trông giống sách giấy đến kinh ngạc, có thể khắc phục nhược điểm của việc sử dụng điện thoại thông minh hay iPad làm thiết bị đọc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự khác biệt giữa hai dòng thiết bị đọc số này không đáng kể đối với tình trạng căng, mỏi mắt và càng không thể thay thế sách giấy.
Công nghệ tiên tiến
Theo KS Phạm Minh Đức, Công ty Cổ phần công nghệ An Phú, sách điện tử hiện được ưa dùng bởi các yếu tố như khả năng lưu trữ thông tin cao, tiện lợi khi di chuyển, đọc được ở mọi nơi mọi lúc… Thiết bị đọc chủ yếu sử dụng các loại máy hiện đại như iPad, điện thoại cảm ứng màn hình rộng, hoặc các thiết bị đọc chuyên dụng sử dụng công nghệ giấy điện tử hay mực điện tử. Giấy điện tử là một công nghệ cho phép thay đổi hình ảnh hiện thị hấp thụ trên một loại “giấy”, được sản xuất bởi công nghệ điện tử hữu cơ sử dụng chất dẻo dẫn điện, bên trong chứa các bi tích điện bé xíu có thể quay, hoặc chuyển động dưới điện trường tạo ra bởi các điện cực, làm thay đổi hiển thị trên giấy như các điểm ảnh trên màn hình máy tính.
Điều khác biệt là giấy điện tử không phát sáng mà chỉ hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự nhiên, giống như hiển thị trên sách báo, do vậy có thể làm người đọc cảm thấy gần như đang đọc sách giấy. Loại “giấy” này làm bằng chất dẻo, có thể uốn được, nhẹ, nhất là các điểm ảnh có thể giữ nguyên trạng thái mà không cần nguồn năng lượng… nên tiết kiệm năng lượng và không nhấp nháy tần số cao có thể ảnh hưởng đến thị giác.
Video đang HOT
Mắt cần nghỉ giãn cách sau 20 phút đọc
Nhiều người cho rằng, màn hình e-ink giúp giảm sự mỏi mắt hơn so với màn hình LCD hay AMOLED (màn hình phổ biến của điện thoại thông minh hoặc iPad), nhưng các nghiên cứu đã kết luận rằng, không có sự khác biệt giữa việc đọc trên hai loại màn hình này liên quan đến sự mệt mỏi và căng thẳng thị giác. Bởi thực tế các màn hình LCD hiện đại có độ phân giải cao gần như cũng không gây ảnh hưởng gì đến thị giác người xem.
TS Travis Meredith, chuyên gia khoa nhãn khoa tại Đại học North Carolina (Mỹ) khẳng định, đọc trên màn hình sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào đối với thị giác mà chính các trạng thái màn hình cùng với việc người dùng lười nhấp nháy mắt khi quá chú ý nhìn chằm chằm lúc đó mới là nguyên nhân gây mỏi mắt.
GS Alan Hedge, Giám đốc Phòng thí nghiệm An toàn môi trường và Các yếu tố con người, tại Đại học Cornell (Mỹ) cũng cho biết, việc giảm mỏi mắt thực tế không liên quan đến lựa chọn loại màn hình hiển thị mà chủ yếu là việc cần nghỉ ngắn trong khoảng thời gian nhìn vào màn hình. Khi chúng ta đọc, một loạt các cơ ở xung quanh mắt phải hoạt động và có thể gây ra căng thẳng, bất kể chúng ta đang tìm kiếm tại các điểm ảnh hoặc giấy. “Trong khi bạn đang đọc, đôi mắt của bạn thực hiện khoảng 10.000 cử động một giờ. Điều quan trọng là cứ mỗi 20 phút đọc thì nên để cho mắt nghỉ ngơi”, TS Hedge giải thích.
Đồng quan điểm, KS điện tử Nguyễn Huy Bạo, nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cũng cho hay, các thiết bị đọc số sử dụng công nghệ hiện đại, được thiết kế với màn hình phẳng tiên tiến, nên về mặt công nghệ kỹ thuật hầu như không gây tác hại gì đối với người xem. Ánh sáng từ màn hình phát ra cũng đã được nghiên cứu để tương thích trong điều kiện tốt nhất đối với mắt người, không quá mờ, nhưng cũng không gây chói, lóa mắt. Tuy nhiên, điểm yếu của các thiết bị này thường là co chữ rất nhỏ khiến người đọc nhanh mỏi mắt.
Hơn nữa, khi đọc sách điện tử thì khoảng cách từ mắt đến trang sách cũng gần hơn khi đọc sách giấy khiến mắt phải làm việc căng hơn. Do vậy, khi đọc sách điện tử nên chú ý thời gian cho mắt nghỉ giãn cách. Sách điện tử chỉ nên sử dụng vào mục đích giải trí như xem hình ảnh, đọc truyện ngắn… Không nên sử dụng để đọc tài liệu, nghiên cứu, bởi thiết bị này không bao quát được vấn đề do có sự hạn chế của khung hình, các trang không liền mạch…
Đọc – không chỉ là con chữ
Theo Tạp chí Scienctific American (Mỹ), những khía cạnh cảm nhận khi đọc sách giấy có ý nghĩa hơn chúng ta vẫn tưởng. Ví dụ như cảm giác khi cầm một quyển sách trên tay, cảm nhận độ dày, kích thước, mặt giấy, mùi mực, hay cả cái thú của việc ta có thể dùng tay mà là phẳng hay gấp lại một trang giấy và cả cái âm thanh không lẫn đâu được khi ta lật giở từng trang. Cho đến nay những văn bản số vẫn chưa thể tái dựng được đầy đủ những cảm giác đó.
Huy Khánh
Theo_Kiến Thức
Nàng dâu đảm hóa giải xích mích với mẹ chồng 'hám tiền'
Ngày chị ra mắt gia đình anh, chị cứ lầm tưởng mẹ chồng thích vẻ dịu dàng, hiền thục, đảm đang của chị. Nào ngờ, bà đã soi sẵn cơ ngơi bên nhà bố mẹ chị.
Anh Hòa, chị Tuyết kết hôn được bốn năm và có một bé trai kháu khỉnh. Cuộc sống của hai vợ chồng trẻ tưởng như không có gì có thể chia cắt được, bởi họ đến với hôn nhân từ tình yêu. Một tình yêu dệt bao mộng ước từ khi cả hai còn học chung cùng một trường đại học. Thế nhưng những mâu thuẫn nhỏ đã xảy ra và kết cục của nó là hai người quyết định gửi đơn li hôn khi mà vẫn còn rất yêu thương nhau. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là mẹ của anh Hòa, mẹ chồng chị Tuyết.
Sau hai lần hòa giải, vợ chồng anh lại quyết định không li hôn nữa để nhìn lại sự việc xảy ra. Lòng chị Tuyết đau như cắt khi bé Su (con của anh chị) cứ luôn miệng hỏi tại sao cậu bé ngoan thế mà bố lại không yêu. Rồi cậu bé buồn rười rượi, bỏ ăn và hay ốm hơn. Trong thời gian sống li thân, anh Hòa ra ngoài ở riêng, mỗi lần anh đến thăm, bé Su rất mừng nhưng thấy bố mẹ cãi nhau, cậu bé lại òa lên khóc. Khóc mãi cũng đến khi mặt cu cậu lì ra, không khóc, cũng không nói năng với ai hết.
Một năm trước, cuộc sống của anh Hòa và chị Tuyết bắt đầu rạn nứt. Anh, chị đều làm cho công ty tư nhân, nên số lương ít ỏi đó cộng lại cũng chỉ duy trì được cuộc sống bản thân và nuôi cậu con trai. Thế mà gánh nặng càng thêm nặng khi hàng tháng, họ phải thanh toán các khoản chi phí cho mẹ anh Hòa. Riêng khoản này đã tốn mất gần nửa số lương của anh chị. Chính vì nói rõ cho mẹ chồng biết về những khó khăn hai vợ chồng đang gặp phải, muốn giảm bớt tiền đóng góp để nuôi dạy bé Su mà mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Anh Hòa lại nhu nhược, không có chính kiến nên mâu thuẫn càng thêm nhiều. Vì thế mà sinh con chưa đầy ba tháng, Tuyết phải xin đi làm trở lại. Đã thế chị còn đi làm thêm để tăng thu nhập. Mẹ chồng không những không thông cảm, không hiểu cho, còn chửi mắng chị là đồ lăng loàn, đi sớm về khuya, không chịu chăm sóc bé Su. Không khí gia đình ngày càng thêm ngột ngạt. Chị cũng nhận ra chồng cũng trở nên lạnh nhạt với chị, anh thường xuyên đi sớm về khuya, không còn quan tâm, đếm xỉa gì đến chị.
Chị Tuyết từng mệt mỏi vì có mẹ chồng chỉ biết đến tiền (Hình minh họa)
Khi chị mệt mỏi, ốm đau, anh cũng không một lời hỏi thăm. Chị nằm một mình mà chẳng nhận được lời động viên đã ăn, uống, đỡ chưa. Dường như chị không tồn tại trong căn nhà này. Một ngày đi làm về, chị đã nghe thấy cuộc trò chuyện giữa mẹ chồng và chồng chị. "Mày bỏ quách nó đi mà kiếm lấy đứa tử tế còn phụng dưỡng bố mẹ. Tưởng rằng nhà nó khá giả, cho chút tiền làm vốn vậy mà...". Chị nghe thấy mà rụng rời chân tay. Hóa ra những gì bà đối xử với chị khi chị yêu anh Hòa chỉ là giả dối. Ngày chị ra mắt gia đình anh, chị cứ lầm tưởng mẹ chồng thích vẻ dịu dàng, hiền thục, đảm đang của chị. Nào ngờ, bà đã soi sẵn cơ ngơi bên nhà bố mẹ chị. Thảo nào mà ngay sau đám cưới, bà đã hỏi bố mẹ cho chị bao nhiêu tiền để làm của hồi môn, đưa bà giữ cho chắc. Sau khi chị nói không có nhiều thì bà sa sầm mặt mày, lạnh nhạt với chị. Chị cũng không thể nào sống tiếp trong ngôi nhà mà chị không nhận được bất kỳ một niềm an ủi nào.
Mọi chuyện có lẽ sẽ thực sự chấm dứt nếu như không có một ngày, chị nhận được tin mẹ chồng chị phải cấp cứu, nằm viện. Bác sĩ mời chị vào thông báo tình hình của mẹ chồng. Theo lời bác sĩ, mẹ chồng chị có dấu hiệu teo não, liệt nhẹ nửa người, cần dùng thuốc đặc trị cộng với tập luyện kiên trì để phục hồi. Bác sĩ còn nói, thời gian đầu, người bệnh phải ăn uống, vệ sinh tại chỗ, nếu không tận tâm khó mà chăm sóc được. Chị cứ đi đi, về về như con thoi từ nhà đến bệnh viện, rồi chạy đôn đáo ra chợ, tranh thủ gửi gắm con, rồi lại vào bệnh viện... Mệt phờ phạc, nhưng chị vẫn thấy rất vui, khi mỗi ngày được nhìn thấy dấu hiệu phục hồi của mẹ chồng. Những bệnh nhân cùng phòng mẹ chồng khen chị chu đáo, tận tình thương yêu mẹ chồng như mẹ đẻ. Có người còn chép miệng ước ao, giá mà họ cũng có được người con dâu hiếu thảo như chị... Với trách nhiệm còn lại của mình, chị đã chăm sóc mẹ chồng suốt hai tháng trời. Bà đã nhìn chị với ánh mắt khác sau khi hiểu được cô con dâu. Với bà, đồng tiền không còn là nhất nữa. Bà đã xin lỗi chị và hi vọng hai vợ chồng con trai sớm hàn gắn để cháu bà đỡ khổ.
Theo Ngoisao
Những phép thử của chồng Anh chồng vì lầm tưởng vợ không yêu mình nên đã áp dụng nhiều phép thử với cô vợ hiền lành. Cũng may, là kết cục có hậu... Vợ là người hiền lành, nói sao biết vậy, chưa một lần mảy may nghi ngờ ghen tuông vớ vẩn. Tiền lương của chồng, bao giờ vợ cũng chỉ lấy , còn lại để cho...