Làm trái ý người yêu, tôi bị anh ấy đánh chửi
Tôi là người đa nhân cách và có cha mẹ không hạnh phúc. Gặp anh, tôi nghĩ mình được yêu nhưng sau 2 năm, anh coi tôi rẻ rúng, không đáng một xu.
Khi kể câu chuyện này tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu. Tôi sống trong một gia đình đầy sự phong kiến. Gia đình tôi không được hạnh phúc như mọi người, ba mẹ đánh nhau, cãi nhau suốt. Ba tôi còn có thói vũ phu, không dừng lại chỉ ở việc đánh vợ, ba đánh luôn con cái. Ba tôi không có lý lẽ, chỉ cần ba nói gì là cả nhà phải răm rắp nghe theo. Chỉ cần một ai đó có ý kiến thì sẽ bị ba chửi hoặc thậm chí thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Ba tôi rất mê cờ bạc, mẹ làm ra bao nhiêu tiền cũng không đủ trả nợ cho ba. Rồi một ngày kiệt sức, mất ngủ hàng tháng dài khiến mẹ trở thành một người khờ khạo. Mẹ nhập viện nằm ở khoa thần kinh. Bao nhiêu người vào viện rồi xuất viện, còn mẹ tôi vẫn vậy, không bớt tí nào.
Mẹ bệnh như thế nửa tỉnh, nửa mê mà ba tôi vẫn vào bệnh viện kêu mẹ bán đất trả nợ rồi mua xe. Mẹ dành dụm chắt chiu được vài miếng đất để dưỡng già nhưng ba tôi bán hết miếng này đến miếng khác. Ngược lại, lúc mẹ còn khỏe, mẹ ăn tiêu rất tiết kiệm, có 4 đứa con gái nhưng mẹ chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ cho chúng tôi gì cả. Mẹ chỉ biết có ba, bao nhiêu tiền của mẹ dành dụm điều để cho ba tiêu xài phung phí. Chị hai tôi ước ao có một cửa tiệm, tôi biết, với khả năng của mẹ có thể mở được cho chị 10 hay 20 cái cũng không là vấn đề. Chị hai bị chồng khinh rẻ. Tôi hận mẹ, hận ba. Nhưng con cái không có quyền chọn cha mẹ từ thuở khai thiên lập địa nên tôi chỉ biết buồn bã, chán nản.
Tôi mắc một chứng bệnh rất khủng khiếp – người nhiều nhân cách. Lúc đầu, tôi không kiểm soát được nhân cách của mình mặc dù tôi biết hết. Tôi thường nói chuyện với nhân cách còn lại của bản thân mình. Nó cho tôi sức mạnh, nghị lực vượt qua tất cả. Tôi thích sống âm thầm, lặng lẽ, ít tiếp xúc mọi người, tôi không có bạn. Bạn duy nhất tôi có là chính tôi. Tôi đi học xa nhà, ở phòng trọ một mình, tôi thích thế. Cũng vì đều đó, căn bệnh càng trầm trọng. Nhưng rồi do đưa đẩy, tôi thích một loại game, tôi say mê nó và cũng chính nõ đã đưa tôi đến mối tình đầu tiên. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự ấm áp, sự yêu thương mà tôi thiếu thốn từ lâu.
Anh ấy là người ít nói, không ngọt ngào, chẳng bao giờ khen tôi gì cả. Anh ấy luôn phanh phui những khuyết điểm của tôi ra để tôi sửa. Anh luôn để ý tôi thích gì và ghét đều gì. Cái anh ấy làm tôi cảm động là qua hành động anh làm cho tôi vui chứ lời ngọt ngào không bao giờ có. Mặc dù anh kém tôi 20 tháng tuổi nhưng tôi thấy anh chững chạc hơn tôi nhiều. Khoản thời gian đó như thiên đường trong tôi. Nhưng dần dần, tôi phát hiện anh rất ích kỷ, bắt đầu giận hờn tôi những chuyện vô lý. Khi giận là đòi chia tay. Tôi tự hỏi anh yêu kiểu gì mà một tháng đòi chia tay hơn 10 lần. Anh thật sự có yêu tôi hay không?
Cơn bệnh của tôi bắt đầu bộc phát nhân cách khác, giống như một thằng đàn ông. Tôi quyết định nhường chỗ lại cho nó, tôi núp sâu vào tận bên trong tâm trí. Anh ấy đã biết và đến bên tôi. Anh
ấy đã nói chuyện với nó. Tôi nghe rất rõ anh ấy kêu tên tôi, gọi tôi quay lại. Anh thề sẽ bên tôi suốt đời, không làm tôi buồn cho dù tôi không còn lý trí và có thể giết anh. Nước mắt ứa ra, tôi đấu tranh cho sự tồn tại của mình. Nhân cách còn lại tôn trọng quyết định của tôi. Tôi đã sống với chính mình.
Video đang HOT
Sau gần hai năm quen nhau, anh ấy lại trở nên thay đổi hoàn toàn. Anh bắt tôi phải vâng lời anh như một đứa trẻ. Anh chửi đánh tôi nếu tôi làm gì anh không thích. Anh thích nhậu, nhậu say khướt mỗi ngày. Trong mắt anh ấy, tôi không bằng một người bạn nhậu của anh. Anh ấy xem tôi rẻ rúng, không đáng một xu. Dần dần, anh ấy đánh chửi tôi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy xấu hổ. Tức nước vỡ bờ, hết chịu nổi rồi, tôi quyết định chia tay mặc dù tôi biết trong tim tôi vẫn còn yêu anh ấy. Căn bệnh của tôi vẫn còn âm ỉ nhưng tôi chấp nhận nếu một ngày không còn ai ở thế giới này cho tôi được niềm tin, sự yêu thương, chia sẻ, tôi có thể sống cùng hai con người trong một cơ thể.
Theo VNE
Cờ bạc được hợp pháp hóa thì thêm cảnh "tan cửa nát nhà"
Cờ bạc bị nghiêm cấm mà vẫn có người vợ phải tự tử vì chồng ham mê cơ bạc mà bỏ bê cả vợ con. Cờ bạc nghiêm cấm mà đã có không biết bao nhiêu gia đình tan nát vì những hệ lụy từ trò cờ bạc này...
Bởi bản chất trò cờ bạc, nếu không tham gia thì thôi, đã tham gia thì say không khác gì say thuốc phiện. Ấy thế mà hiện nay, không hiểu vì sao người ta lại đang đấu tranh cho việc được đánh bạc một cách hợp pháp, thông qua cách gọi sang trọng là "vào casino".
Sợ nhất là lấy phải chồng cờ bạc
Tục ngữ có câu: "Cờ bạc là bác thằng Bần. Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm". Cờ bạc từ xưa đến nay vẫn xem là một trong những thói hư tật xấu của con người và làm người thì phải nên tránh. Thế nhưng thói hư tật xấu này giờ đây lại được đưa ra bàn nghị sự để công nhận nó, xem nó như một vấn đề lớn về nhân quyền, thống thiết kêu gọi "không nên ngăn sông cấm chợ" cho người Việt vào casino?!
Là một người vợ trong gia đình, khi nghe tin này tôi thực sự sốc nặng. Hồi còn trẻ, nhìn gương các bà, các mẹ, các chị xung quanh tôi khổ vì chồng bài bạc đề đóm mà tôi sợ lắm. Thế nên đến khi đi lấy chồng, tôi chỉ ước sao chồng tôi không rượu chè, cờ bạc, gái gú, hút sách là tôi mừng rồi, ngoài ra không ao ước gì. Nhiều người thấy tôi xinh đẹp, học cao nên đã chúc tôi lấy "chồng quận công", chồng đại gia, tiến sĩ, nhưng tôi chỉ có một ước mơ đơn giản vậy thôi.
Bởi thực tế đã có không biết bao nhiêu người vợ phải lầm than khốn khổ vì chồng mắc phải tật cờ bạc. Vì mê cờ bạc mà họ bỏ bê vợ con, gia đình, bỏ cả công ăn việc, chui lủi ở các chiếu bạc suốt cả ngày dài lẫn đêm thâu. Thắng được ván bạc nào thì về mua sắm búa xua để thỏa cơn khát tiền, cơn khát hưởng thụ đời sống xa hoa. Ngược lại khi thua, hết chỗ vay mượn thì quay về nhà mang đồ đạc thì cầm cố, thậm chí bán cả nhà, gá cả vợ cho người đàn ông khác...
Không biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam khốn khổ, nhục nhã vì vớ phải ông chồng cờ bạc mà không thể bỏ được. Bỏ thì thương mà vương thì nặng, họ chỉ còn biết cách giấu đi thật kín số tiền mà mình vất vả "mò cua bắt ốc" kiếm được để mà lo cho con và gia đình. Trong gia đình mà người chồng mê cờ bạc thì coi như mọi gánh nặng dồn hết lên vai người phụ nữ. Phụ nữ bình thường đã khổ, thêm một người chồng nghiện cờ bạc thì cuộc đời họ coi như chìm trong tăm tối của sự nghèo túng, cô độc và thiếu tình yêu thương chia sẻ. Bởi cờ bạc là con đường dẫn người ta đến đường cùng, đến vực sâu. Đã có không ít gia đình trở nên tan nát vì thói nghiện cờ bạc của người chồng. Mới năm ngoái đây thôi, một người vợ ở thành phố Vinh (Nghệ An) vì quá bế tắc do chồng nghiện cờ bạc mà đã mang theo con nhỏ ra cầu Bến Thủy tự tử, may mà được cứu sống.
Cờ bạc bị nghiêm cấm mà vẫn có người vợ phải tự tử vì chồng ham mê cơ bạc mà bỏ bê cả vợ con. Cờ bạc nghiêm cấm mà đã có không biết bao nhiêu gia đình tan nát vì những hệ lụy từ trò cờ bạc này... Bởi bản chất trò cờ bạc, nếu không tham gia thì thôi, đã tham gia thì say không khác gì say thuốc phiện. Được cũng say mà thua lại càng say hơn. Nó được xem như một chất gây nghiện, và thực tế khoa học đã phải xắn tay vào tìm cách chữa bệnh nghiện cờ bạc này. Ấy thế mà hiện nay, không hiểu vì sao người ta lại đang đấu tranh cho việc được đánh bạc một cách hợp pháp, thông qua cách gọi sang trọng là "vào casino".
Hợp pháp việc cờ bạc là đầu độc người Việt
Theo tôi được biết, người nước ngoài văn hóa của họ khác mình, trình độ của họ cũng khác mình và điều kiện kinh tế cũng khác mình. Họ đã được lớn lên trong một môi trường mà pháp luật nghiêm ngặt, rõ ràng. Họ dám làm, dám chịu. Khác hẳn với các ông chồng Việt, nếu nhỡ mê cờ bạc là thể nào cũng sinh ra hàng loạt các thói hư tật xấu khác. Loại trừ hiện tượng một số quan chức rủ nhau vào xới bạc xuất hiện thời gian gần đây, còn lại đa số những người đánh bạc chủ yếu là dân trí thấp, kém về văn hóa, thiếu hiểu biết về pháp luật.
Ảnh minh họa. Nguồn: từ Internet
Hơn nữa, về góc độ gia đình ở Việt Nam hiện nay, đa số đàn ông ý thức rất kém về vai trò, trách nhiệm làm chồng, làm cha của mình. So với thời phong kiến thì ý thức của người đàn ông trong gia đình hiện nay thậm chí còn bị mờ nhạt đi. Cuộc đấu tranh giành bình quyền về việc làm cho phụ nữ một mặt mang lại cơ hội cho phụ nữ được ra xã hội làm việc nhưng mặt khác đã khiến cho không ít đàn ông "cố tình" quên trách nhiệm tài chính với gia đình.
Không ít ông chồng vì nghĩ vợ cũng kiếm được tiền nên họ không đưa tiền về cho vợ lo gia đình nữa. Mà đàn ông khi có tiền trong tay, nếu phông văn hóa kém thì đồng tiền lúc đó sẽ trở thành điều kiện để họ sa đà, hư hỏng. Bài bạc là một trong những thú tiêu khiển vô đạo đức mà người đàn ông vô trách nhiệm với gia đình hướng đến.
Đàn ông Việt Nam không ít người vốn chưa làm tròn vai trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong 10 ông chồng hiện nay có lẽ có đến 6 ông là chưa làm trọn trách nhiệm tài chính với gia đình. Đàn ông Việt Nam vốn đã thiếu trách nhiệm với gia đình, nay lại mở dịch vụ cho họ đánh bạc thì khác nào khuyến khích động viên họ tiếp tục con đường đó.
Ảnh minh họa. Nguồn: từ Internet
Theo tôi được biết ở nước ngoài, nếu người chồng không làm tròn trách nhiệm tài chính với gia đình sẽ bị pháp luật can thiệp. Ở những nước đó, trách nhiệm tài chính của người chồng đối với gia đình được pháp luật quy định và ràng buộc rất chặt chẽ nhưng ở Việt Nam thì không. Trong điều kiện pháp luật lỏng lẻo như vậy, nếu cho phép người Việt vào casino thì khác nào tăng thêm bi kịch cho mọi gia đình. Nghiêm cấm mà người ta còn không sợ. Đến khi công khai thì không biết bao nhiêu tai họa sẽ tìm đến. Việt Nam vẫn được coi là một nước có nền kinh tế yếu, trình độ dân trí thấp mà lại cho công khai đánh bạc thì không biết xã hội còn loạn đến chừng nào.
Cho phép người Việt vào casino bản chất là đang hợp pháp hóa trò đánh bạc. Một khi đã có chỗ chơi cờ bạc hợp pháp, các ông chồng sẽ không cần phải chui lủi, không phải giấu vợ giấu con ra nước ngoài nữa. Vợ không kiểm soát được chồng thì nguy cơ tan cửa nát nhà là lẽ đương nhiên. Nhà nước không nên vì một nguồn lợi kinh tế từ thu thuế mà đầu độc người dân và đẩy các gia đình vào thảm kịch như vậy. Nếu có casino thì cũng chỉ nên dành cho người nước ngoài mà thôi, coi như một cách tận dụng để không bỏ phí nguồn thu từ nhu cầu của các đối tượng này. Riêng người Việt Nam, theo tôi thì nên cấm.
TheoGia đình Xã hội
6 mẫu chồng khiến phụ nữ kém hạnh phúc Muốn biết người phụ nữ hạnh phúc hay không, hãy nhìn vào người đàn ông của họ. Phụ nữ không mong kiếm tìm một người đàn ông hoàn hảo, vì điều đó là không tưởng. Nhưng ít nhất, họ mong không lấy nhầm phải những ông chồng có tính cách như dưới đây: Chồng ham mê cờ bạc Cờ bạc là thói xấu...