Làm trà đào đang thành trào lưu, khám phá công dụng của loại quả này càng khiến người ta phải thảng thốt
Nếu bạn cứ băn khoăn vì sao dân tình hiện nay đang đổ xô đi làm trà đào thì câu trả lời chính là mọi người đang muốn tận dụng giá trị của loại quả này. Tuy nhiên, công dụng của quả đào tuyệt vời đến đâu thì không phải ai cũng nắm hết được.
Gần đây, trà đào đang được các chị em vô cùng quan tâm. Khoảng 2 tuần trở lại, những gánh hàng đào được bày bán la liệt ngoài đường phố Hà Nội, trên những tài khoản bán hàng online cũng ngập tràn. Không chỉ dùng để ăn tráng miệng, đào ngon thơm giòn còn khiến chị em mê mẩn góc bếp để làm trà đào cho cả nhà nhâm nhi quanh năm.
Làm trà đào đang thành trào lưu, khám phá công dụng của loại quả này càng khiến người ta phải thảng thốt
Vậy, công dụng của quả đào như thế nào mà được nhiều người săn đón đến vậy?
Giá trị dinh dưỡng cực cao
Theo Healthline, công dụng của quả đào thực sự dồi dào vì mỗi trái đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giàu vitamin như vitamin C, A, E, K… khoáng chất như kali, niacin, đồng, mangan, sắt, magiê… Đào càng tươi thì càng dồi dào khả năng chống oxy hóa. Do đó, ngoài ăn đào tươi thì làm trà đào cũng là một cách bạn tận dụng, lưu trữ giá trị dinh dưỡng tuyệt vời có thể sử dụng quanh năm.
Là loại quả có khả năng chống nắng mạnh mẽ
Với nguồn vitamin C, A, K, beta caroten, kali, magie và selen, ăn đào là một trong những giải pháp chống nắng ngay từ bên trong, bảo vệ làn da tránh khỏi tác hại của tia cực tím. Ngoài ra, với những trường hợp bị cháy nắng thì việc dùng đào nghiền ra đắp lên vùng da bị cháy nắng sẽ giúp làm dịu nhanh chóng.
Với nguồn vitamin C, A, K, beta caroten, kali, magie và selen, ăn đào là một trong những giải pháp chống nắng ngay từ bên trong.
Là thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan trong đông y
Theo y học cổ truyền, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn, đi vào kinh can, trường vị. Có công năng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, liễm phế, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng sốt khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, bế kinh, chấn thương đụng giập, chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô mồm, khô lưỡi, cao huyết áp…
Video đang HOT
Với công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, tư bổ cương thân, ăn đào thường xuyên còn giúp chị em dưỡng nhan, làm đẹp da vô cùng hiệu quả. Đào giàu vitamin C, khi được ăn ở dạng tự nhiên hoặc bôi tại chỗ có thể làm giảm nếp nhăn, cải thiện kết cấu da tổng thể và giúp chống lại tổn thương da do ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen trong cơ thể bạn.
Với công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, tư bổ cương thân, ăn đào thường xuyên còn giúp chị em dưỡng nhan, làm đẹp da vô cùng hiệu quả.
Giảm cân và phòng bệnh liên quan đến béo phì cực tốt
Theo một nghiên cứu từ Texas A & M, đàođược chứng minh là có tác dụng xua đuổi các bệnh liên quan đến béo phì như tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, đào có các hợp chất hoạt tính sinh học và phenolic có đặc tính chống béo phì và chống viêm cũng có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL) liên quan đến bệnh tim mạch.
Cải thiện sức khỏe mắt
Trái đào là loại quả giàu beta-caroten – tiền chất của vitamin A và có trong những loại quả màu đỏ. Beta-caroten đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh về mặt như mù lòa. Chất lutein và zeaxanthin trong đào có tác dụng lớn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Trà đào thực chất được làm khá đơn giản. Sau khi chọn mua những trái đào thơm ngon, không chín quá để đảm bảo độ giòn tan, người ta sẽ rửa sạch, đem bổ thành 4 hoặc 6, bổ đến đâu đem ngâm vào nước muối ngay để tránh thâm miếng đào, sau đó mới gọt vỏ đào. Bạn thắng đường rồi đun nước sôi, cho đào vào nấu cho đến khi miếng đào trong thì vớt ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh để món ăn giòn hơn… Sau khi hoàn thành, bạn để nước đào vào trong tủ lạnh để uống và ăn dần. Mỗi lần uống bạn lấy ít đào cùng nước đường ngâm, pha với trà.
Những công dụng của quả đào tuyệt vời đến vậy, liệu đã đủ thuyết phục bạn tranh thủ ăn nhiều một chút hay làm ngay một lọ trà đào để nhâm nhi quanh năm chưa?
Theo helino.ttvn.vn
Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của nho khô
Nho khô được sản xuất bằng cách đặt nho trên khay giấy thủ công màu nâu giữa các hàng vườn nho và được để khô dưới ánh mặt trời khi thu hoạch.
Shutterstock
Trong quá trình này, quá trình ô xy hóa và caramel hóa đường tự nhiên tạo cho nho khô màu vàng sậm đến nâu sẫm hoặc đen.
Các phương pháp làm nho khô gồm có sấy khô tự nhiên, sấy khô nhân tạo...
Sau đây là những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nho khô, theo Boldsky.
1. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Nho khô là nguồn tuyệt vời của chất chống ô xy hóa và dưỡng chất thực, vật ngăn ngừa các bệnh mạn tính như bệnh tim và đột quỵ. Theo Đại học Tim mạch Mỹ, tiêu thụ nho khô hằng ngày làm giảm huyết áp.
2. Ngăn ngừa ung thư
Hàm lượng chất chống ô xy hóa cao trong nho khô ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư, đó là lý do tại sao ăn nho khô có thể tránh được ung thư.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nho khô được coi là một lựa chọn ăn vặt rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nho khô làm giảm nồng độ glucose sau bữa ăn 23% và giảm huyết áp tâm thu.
4. Ngăn ngừa thiếu máu
Nho khô là một nguồn giàu chất sắt, cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp mang ô xy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Ăn nho khô sẽ ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
5. Bảo vệ mắt
Nho khô chứa polyphenol, một loại chất chống ô xy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tổn thương gốc tự do. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
6. Cân bằng a xít dạ dày
Nho khô chứa một lượng đáng kể chất sắt, đồng, kali và magiê giúp cân bằng nồng độ a xít trong dạ dày. Nếu bạn bị a xít dạ dày, hãy ăn nho khô để giảm nồng độ a xít trong dạ dày.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Nho khô chứa chất xơ có tác dụng nhuận tràng ở dạ dày và làm giảm táo bón. Tiêu thụ nho khô hằng ngày giúp cho việc đại tiện đều đặn và hỗ trợ tiêu hóa.
8. Giảm hư răng
Nho khô có chứa chất hóa chất thực vật có liên quan đến sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy, hóa chất thực vật trong nho khô hỗ trợ răng và lợi khỏe mạnh bằng cách chống lại vi khuẩn trong miệng và làm giảm nguy cơ hư răng.
9. Ngăn ngừa loãng xương
Nho khô có một lượng lớn canxi, một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh. Phụ nữ sau mãn kinh nên tiêu thụ nhiều nho khô để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương.
10.Tăng cường sức khỏe làn da
Sự hiện diện của các chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng trong nho khô như kẽm và vitamin C giúp giữ cho các tế bào da trẻ và trì hoãn quá trình lão hóa. Nho khô chứa resveratrol, một chất giúp duy trì làn da khỏe mạnh.
Những trái cây khô này cũng bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, theo Boldsky.
Theo Thanh niên
Cành hoa nhài đâm rách giác mạc cậu bé Bệnh nhi 5 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng đau nhức, đỏ mắt, mờ mắt trái. Ảnh minh họa Ngày 9/6 bé bị cành hoa nhài đâm vào mắt, sau đó đau nhức, đỏ mắt và nhìn mờ bên mắt trái, cấp cứu tại Khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Bác sĩ xác...