Làm tốt phân loại chất thải tại nguồn
Để giảm thiểu chất thải trong các cơ sở y tế, vấn đề phân loại chất thải tại nguồn đóng vai trò rất quan trọng. Bởi nếu thực hiện tốt vấn đề này, những chất thải không nguy hại có thể được tái chế, đem lại một nguồn thu không nhỏ cho các cơ sở y tế.
Nhân viên y tế Bệnh viện đại học y dược Shingmark phân loại chất thải nhựa là những vật tư y tế được dùng trong công tác chăm sóc người bệnh trên xe tiêm sử dụng hằng ngày. Ảnh: A.YÊN
* 3 loại chất thải chính
Hiện nay, chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế thuộc khu vực TP.Biên Hòa bao gồm cả y tế công lập và ngoài công lập đều được thu gom, xử lý qua hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường Sonadezi.
Theo quy định của Bộ Y tế, chất thải y tế được phân thành 3 loại gồm: chất thải tái chế (các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố lây nhiễm; các chai nhựa, dây truyền, bơm tiêm không bao gồm đầu sắc nhọn; các chai, lọ thủy tinh thải bỏ đã chứa đựng các loại thuốc, hóa chất); chất thải lây nhiễm (gồm chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly; mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm); chất thải thông thường (gồm thức ăn, thức uống thừa, vỏ hộp, vỏ chai nước uống, thức ăn, chất thải sinh hoạt từ buồng bệnh không cách ly, chất thải sinh hoạt từ các phòng hành chính…).
Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đồng Nai Đinh Cao Minh cho biết, trước đây, nhân viên y tế của bệnh viện chưa thực hiện tốt việc phân loại chất thải tái chế. Từ nay, bệnh viện sẽ chấn chỉnh công tác này bằng cách trang bị các thùng rác có đề sẵn thùng nào là chất thải tái chế, chất thải thông thường, chất thải lây nhiễm để nhân viên, người nhà bệnh nhân được biết và thực hiện cho đúng. Bệnh viện cũng sẽ có một nguồn thu không nhỏ từ việc bán các loại chất thải có thể tái chế được.
Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho hay, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được bệnh viện thực hiện rất tốt từ trước đến nay. Toàn bộ chất thải rắn đều được bệnh viện hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường Sonadezi để xử lý. Thời gian tới, bệnh viện sẽ phát động tới toàn thể cán bộ, bác sĩ, nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hạn chế sử dụng những vật dụng không cần thiết để hạn chế chất thải trong bệnh viện, nhất là chất thải nhựa.
* Phân loại ngay từ đầu
Video đang HOT
Hưởng ứng phong trào giảm thiểu chất thải trong các cơ sở y tế, thời gian qua, Bệnh viện đại học y dược Shingmark đã thực hiện nghiêm việc phân loại chất thải tại nguồn.
Bà Phan Nguyễn Thùy Trang, điều dưỡng trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cho hay, từ các khoa, phòng trong bệnh viện, nhân viên vệ sinh sẽ thu gom chất thải về nhà chứa tập trung tại mỗi tầng. Khu này có hệ thống thang máy riêng để vận chuyển chất thải từ các tầng về nhà chứa rác phía sau bệnh viện. Nhà chứa chất thải này cũng được phân ra thành các ngăn cho từng loại chất thải. Bệnh viện cũng hợp đồng với 2 công ty bên ngoài để thu gom, xử lý chất thải. Ngoài ra, trên xe tiêm của bệnh viện cũng trang bị 3 thùng rác gồm chất thải lây nhiễm, chất thải tái chế gồm ny-lông, giấy và chất thải tái chế là chai dịch truyền và chai thủy tinh. Khi phân loại như vậy, bệnh viện sẽ bán chất thải tái chế là chai dịch truyền, chai thủy tinh được nhiều tiền hơn thay vì gom chung chai dịch truyền, chai thủy tinh với giấy và túi ny-lông.
Bên cạnh việc thu gom, phân loại chất thải tại nguồn, Bệnh viện đại học y dược Shingmark cũng tiến hành treo các băng rôn, hình ảnh, biểu ngữ nhằm phát động phong trào chống chất thải nhựa tại những sảnh chính của bệnh viện; chiếu các clip liên quan đến ô nhiễm rác thải nhựa trên các màn hình công cộng trong bệnh viện để giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thấy được tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, từ đó hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa trong sinh hoạt. Đồng thời, phát động toàn thể cán bộ, nhân viên của bệnh viện hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, chấm thi và trao giải thưởng cho các sản phẩm được tái sử dụng từ đồ nhựa bỏ đi.
An Yên
Theo baodongnai
2 việc nếu làm vào buổi sáng có thể gây hại cho gan không kém gì uống nhiều rượu bia
Ngoài những thói quen xấu như thức khuya, uống nhiều bia rượu, buổi sáng khi thức dậy mà làm 2 việc này thì cũng sẽ hại gan vô cùng.
Gan là một cơ quan quan trọng có nhiệm vụ giải độc trong cơ thể con người. Chất độc và chất thải vào cơ thể đều được bài tiết ra ngoài thông qua hoạt động của gan.
Khi gan bị tổn thương, chức năng giải độc cũng sẽ giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể cũng nhiều hơn, gây ra nhiều vấn đề khác nhau, thậm chí gây hại cho sức khỏe của các mạch máu và đe dọa chức năng của các cơ quan khác. Đặc biệt, chính gan cũng bị tổn thương trầm trọng hơn.
Có những người nhận thức được điều này và cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ gan bằng cách ăn uống lành mạnh. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người hàng ngày vẫn "chìm đắm" trong những thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, ăn tối nhiều và muộn, thức khuya... mà không mảy may nghĩ đến lá gan của mình. Trên thực tế, đây đều là những hành vi cần phải thay đổi càng sớm càng tốt vì nó có thể đe dọa sức khỏe gan của bạn.
Ngoài những thói quen trên, buổi sáng khi thức dậy mà làm 2 việc này thì cũng sẽ hại gan vô cùng.
Đầu tiên, thức dậy vào buổi sáng mà nhịn tiểu
Điều đầu tiên mà bạn nên làm vào buổi sáng sau khi thức dậy là đi tiểu. Tiến sĩ Daniel Palladi, một chuyên gia nghiên cứu về gan ở châu Âu, cho biết mọi người nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đây là cách tốt nhất để có thể bài tiết chất độc tích lũy sau một đêm ngủ dài một cách kịp thời nhất. Sau một đêm, chất thải và độc tố được bài tiết qua nước tiểu và cần được đưa ra ngoài cơ thể. Nếu không được đưa ra ngoài, chất độc sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và bị phân hủy qua gan lần thứ hai.
Sau một đêm ngủ, chức năng gan vừa mới hồi phục, nhưng những độc tố này nếu tiếp tục quay trở lại gan thì chúng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gan, khiến gan mệt mỏi và thậm chí ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho gan.
Bí tiểu kéo dài cũng có thể dẫn đến trào ngược nước tiểu, có thể gây nhiễm trùng vi khuẩn ở thận và tuyến tiền liệt.
Vì vậy, đừng nhịn tiểu mỗi sáng thức dậy, hãy đi tiểu kịp thời để luôn khỏe mạnh.
Thứ hai, không ăn sáng đầy đủ
Tiến sĩ Palladi cũng chỉ ra rằng, ăn quá nhiều có thể làm hỏng sức khỏe của đường tiêu hóa và gây ra sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến tổn thương chức năng gan nghiêm trọng.
Nhiều người không ăn sáng, và nó đã trở thành một thói quen đôi khi chính họ cũng không nhận ra. Thực tế, không ăn sáng là thói quen vô cùng có hại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc không ăn sáng, bao gồm từ việc không thể giảm cân đến giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính... Bên cạnh đó, không ăn sáng cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan của bạn.
Ăn sáng đầy đủ có thể làm giảm sự bài tiết axit dạ dày và nó có tác dụng bảo vệ gan. Nếu nhịn ăn sáng, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Thiếu năng lượng, gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc.
Để tránh tổn thương gan, ngoài việc cải thiện 2 thói quen buổi sáng nói trên, tránh các thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu xí, bạn cần chú ý cả những việc sau đây nữa:
- Vận động thường xuyên và dành thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya, cố gắng ngủ trước 11 giờ tối, điều này sẽ đảm bảo gan có thời gian phục hồi tốt nhất.
- Có một chế độ ăn uống cân bằng. Điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, đảm bảo rằng phân được thông suốt, để tạo điều kiện cho việc tiết và bài tiết mật.
- Không tự ý uống thuốc mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Theo Helino
Lợn bị nhiễm dịch tả Châu Phi nguy hiểm thế nào? Dịch tả lợn Châu Phi không có khả năng lây sang người, kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người. Ảnh minh họa: Internet Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever - ASF) khiến lợn bị bệnh nhanh và có tỷ...