Làm tốt công tác tuyển sinh và nâng cao trình độ lực lượng Công an Thủ đô
Chiều 7-3, Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sỹ Công an Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2015 và Triển khai công tác tuyển sinh Công an nhân dân năm 2013. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có Đại tá Nguyễn Đức Chung – Bí thư Đảng ủy – Giám đốc CATP HN.
Tại Hội nghị, Đại tá Đinh Văn Toản – Phó Giám đốc CATP đã trình bày Kế hoạch Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBCS CATP giai đoạn 2013 – 2015 với các nội dung như: mục tiêu đào tạo bồi dưỡng cán bộ chiến sỹ; nội dung, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng; giải pháp thực hiện và lộ trình triển khai công tác đào tạo; công tác thực hiện… Đồng thời phổ biến các nội dung tuyển sinh CAND năm 2013 trong đó có công tác tuyển sinh đào tạo sau đại học, tuyển sinh đào tạo đại học CAND các loại hình không chính quy, tuyển sinh đào tạo đại học, trung cấp CAND hệ chính quy.
Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Đức Chung – Giám đốc CATP chỉ đạo, công tác tuyển sinh, tuyển dụng vào học tập và công tác trong lực lượng CAND là rất quan trọng, do đó, các đơn vị Phòng nghiệp vụ, công an các quận, huyện, thị xã trực thuộc CATP cần nắm rõ các thông tin tuyển sinh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thân nhân và các em học sinh làm công tác sơ tuyển, xác minh lý lịch để dự thi vào các trường CAND theo nguyện vọng. Các đơn vị đảm nhiệm công tác sơ tuyển cần phải thực hiện nghiêm túc, chuẩn xác, tránh những sai xót xảy ra.
Đối với các đối tượng tuyển dụng phục vụ có thời hạn, đối tượng tuyển dụng từ các ngành ngoài vào công tác trong lực lượng Công an Thủ đô sẽ giao cho một đơn vị thuộc CATP tuyển dụng. Mọi công tác tuyển sinh, tuyển dụng của CATP HN sẽ được đăng tải thông tin trên Báo An ninh Thủ đô, Chương trình Truyền hình An ninh ATV, Truyền hình Vì An ninh Thủ đô để mọi công dân có nguyện vọng tuyển sinh, tuyển dụng vào học tập và công tác trong lực lượng CAND nắm rõ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Lật ngửa bài để tàng hình
Phạm Ngọc Thảo tất nhiên không thể giấu cái lý lịch kháng chiến ai cũng biết của ông, nhưng ông không "hồi chánh" để "trở về với chính nghĩa quốc gia" như một số người, vì làm như vậy là biến thành một "thây ma", là tự vô hiệu hóa vai trò của mình.
"Phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước" là làm nhiệm vụ cụ thể gì, không ai rõ chi tiết. Ông Mai Chí Thọ xác nhận việc ông Lê Duẩn giới thiệu Phạm Ngọc Thảo cho ông để bố trí ở lại miền Nam hoạt động, nhưng ông bảo ông chỉ nhận được chỉ thị về nhiệm vụ của ông đối với Phạm Ngọc Thảo thôi, còn ông Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo làm những việc gì thì ông không được thông báo.
Theo ông Mười Hương, nếu không thừa nhận anh em Ngô Đình Diệm là những người yêu nước theo cách của họ, nếu không thừa nhận họ là những người có tinh thần dân tộc, muốn xây dựng một chế độ quốc gia không cộng sản, thì Phạm Ngọc Thảo khó mà dám "ngửa bài"
Còn ông Võ Văn Kiệt, ban đầu không liên quan đến Phạm Ngọc Thảo, ông chỉ biết ông Lê Duẩn đã trọng dụng ông Thảo như thế nào mà thôi. Nhưng sau Hiệp định Genève, có một thời gian ông Lê Duẩn vào sống ngay trong thành phố Sài Gòn, ông Kiệt có nhiệm vụ tổ chức nơi ăn ở và bảo vệ an toàn, ông dần dần hiểu được những việc mà ông Lê Duẩn giao cho Phạm Ngọc Thảo. Khi làm Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định, ông Võ Văn Kiệt mới "liên quan" đến Phạm Ngọc Thảo. Ban đầu ông định cử ông Mười Nho, Trưởng ban Đặc tình Đặc khu ủy, liên lạc với Phạm Ngọc Thảo, nhưng xét thấy ông Mười Nho đã từng bị lộ tung tích, nên kế hoạch bị hủy bỏ. Ông Kiệt gặp ông Thảo nhiều lần, từ sau cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm đến sau cuộc đảo chính 19.2.1965.
Theo ông Võ Văn Kiệt, nhiệm vụ mà ông Lê Duẩn giao cho ông Thảo là tìm cách thâm nhập càng sâu càng tốt vào bộ máy chính quyền Sài Gòn và tùy cơ ứng biến; ông Thảo không phải là một điệp viên, không có trách nhiệm báo cáo bất cứ chuyện gì với bất kỳ ai, khi có việc cần thiết có thể trao đổi với người lãnh đạo nào mà ông Thảo thấy đủ tin tưởng, nếu không thấy cần thiết thì không trao đổi. Ông Thảo hoạt động độc lập, tự do hành động, không bị bất cứ một chế định nào. Việc ông Kiệt gặp ông Thảo là do chính ông Thảo chủ động cho người thân liên lạc để bàn bạc giải pháp, ông Kiệt không có "chỉ thị" ông Thảo phải gặp ông.
Sau khi thống nhất đường hướng, phương thức hoạt động với ông Mười Hương, Phạm Ngọc Thảo vào Sài Gòn, bắt đầu tàng hình bằng một "ván bài lật ngửa".
Theo ông Mười Hương, nếu không thừa nhận anh em Ngô Đình Diệm là những người yêu nước theo cách của họ, nếu không thừa nhận họ là những người có tinh thần dân tộc, muốn xây dựng một chế độ quốc gia không cộng sản, thì Phạm Ngọc Thảo khó mà dám "ngửa bài". Ông Mười Hương cho rằng, thực tế Ngô Đình Diệm luôn mơ ước có những trí thức yêu nước có tầm cỡ bên cạnh mình, như cụ Hồ có những người như ông Hoàng Minh Giám bên cạnh. Cần biết Ngô Đình Diệm nổi tiếng chống cộng, nhưng Ngô Đình Diệm trong thâm tâm bao giờ cũng nể phục cụ Hồ và chưa bao giờ dám xúc phạm đến cụ Hồ.
Phạm Ngọc Thảo tất nhiên không thể giấu cái lý lịch kháng chiến ai cũng biết của ông, nhưng ông không "hồi chánh" để "trở về với chính nghĩa quốc gia" như một số người, vì làm như vậy là biến thành một "thây ma", là tự vô hiệu hóa vai trò của mình. Ngược lại, ông không những chủ động công khai cái lý lịch kháng chiến đó mà còn công khai tự hào về quãng đường mình đã theo Việt Minh chống Pháp. Để tiếp cận với gia đình họ Ngô, nguồn gốc trí thức Công giáo đã đành là một lợi thế, nhưng chưa đủ. Ông đã khôn ngoan biến cái lý lịch kháng chiến thành một lợi thế thứ hai, lợi hại hơn.
Khi về Sài Gòn, sau khi thu xếp nơi ăn chốn ở cho gia đình, ông không vội tiếp cận với gia đình họ Ngô mà ung dung đi dạy học. Vợ ông cũng vậy. Nhưng Sài Gòn lúc đó rất rối ren. Chính quyền một mặt phải đối phó với lực lượng của các giáo phái và các lực lượng thân Pháp, một mặt ráo riết lùng bắt những cán bộ Việt Minh không đi tập kết nhưng không "hồi chánh" để trừ hậu họa. Phạm Ngọc Thảo không "hồi chánh" nên tất nhiên không có giấy tờ "hồi chánh", ông bị an ninh quân đội nhiều lần truy bắt, phải rất khôn ngoan ông mới trốn thoát.
Phạm Ngọc Thảo nói chuyện với các chức sắc Cao Đài - Ảnh: LIFE
Không thể ung dung ở Sài Gòn được nữa, ông về Vĩnh Long theo dự định ban đầu. Theo kế hoạch, việc đầu tiên ông làm là đến thăm Giám mục Ngô Đình Thục, anh ruột Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Đức cha Thục rất thân thiết với gia đình Phạm Ngọc Thảo, từng là người làm lễ rửa tội cho ông và coi ông như con nuôi. Trong kháng chiến chống Pháp, Phạm Ngọc Thảo từng mời Đức cha vào chiến khu để thông qua vị giám mục này mà tranh thủ đồng bào Công giáo ủng hộ kháng chiến. Lần này Phạm Ngọc Thảo đến thăm với sự lễ phép của một tín đồ ngoan đạo khiến vị giám mục vô cùng cảm động. Ngô Đình Thục đã bảo lãnh cho Phạm Ngọc Thảo vào dạy tại một trường trung học. Sau đó cũng từ sự giới thiệu của Đức cha Thục, Phạm Ngọc Thảo quay lại Sài Gòn làm việc tại Viện Hối đoái do ông Huỳnh Văn Lang, một học trò cũ của Đức cha Thục, làm Giám đốc. Trở lại Sài Gòn lần này ông hoàn toàn không bị an ninh quân đội làm khó dễ, vì ai mà dám động đến người của Đức cha!
Sau khi Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống, Giám mục Ngô Đình Thục liền tiến cử ông Thảo với Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, bảo đây là một nhân tài cần được trọng dụng. Gia đình họ Ngô anh nói em nghe, rất có khuôn phép, nên đương nhiên Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chấp nhận sự tiến cử này. Tuy nhiên, do chưa thấy ông Thảo có tài năng gì đặc biệt, nên họ cũng chỉ bố trí cho ông những chức vụ khiêm tốn: đại úy đồng hóa, Tỉnh đoàn trưởng Bảo an...
Mối quan hệ với Huỳnh Văn Lang tạo thêm cho Phạm Ngọc Thảo một lợi thế: viết báo để thể hiện mình. Năm 1957, ông Huỳnh Văn Lang khi ấy là Giám đốc Viện Hối đoái và là Bí thư liên kỳ Nam Bắc Việt Nam của Đảng Cần Lao, đã cho xuất bản Tạp chí Bách Khoa. Phạm Ngọc Thảo được mời làm một thành viên sáng lập và tham gia Ban Biên tập tạp chí. Tờ Bách Khoa qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn tồn tại cho đến năm 1975. Phạm Ngọc Thảo có mặt từ số báo đầu tiên và chỉ tính riêng trong năm 1957-1958, ông đã cho đăng liên tục và dồn dập hàng loạt bài trên tạp chí này, tập trung đề tài về quân sự: "Thế nào là một quân đội mạnh?" (BK số 1-1957); "Đánh giặc mà không giết người" (BK số 2); "Góp ý kiến về thiên Mưu công trong binh pháp Tôn Tử" (BK số 3); "Một số ý kiến về lãnh đạo tinh thần một đơn vị quân đội" (BK số 4); "Vấn đề kinh tế tự túc trong quân đội" (BK số 5-6)...; "Lực lượng quân sự cơ động và lực lượng địa phương" (BK số 13); "Quân đội và nhân dân" (BK số 14); "Quân đội bình định đem lại bình an hay oán hận" (BK số 16); "Quan niệm về quân sự hiện đại" (BK số 17)... Những bài báo đó thể hiện tác giả của chúng có kiến thức uyên bác của một nhà chiến lược quân sự và thực tiễn sinh động của một nhà cầm quân, nhưng lại gây sốc: công khai ca ngợi chiến công chống ngoại xâm và hành động vì dân vì nước của quân đội nhân dân VN trong kháng chiến chống Pháp, lên án những hành vi phi nghĩa của quân đội phản nhân dân. (Còn tiếp)
Theo TNO
Nguồn cơn chuyện đổ xô đi học thạc sĩ Bài "Đổ xô đi học thạc sĩ" của tác giả Yến Anh đã "xui khiến" người viết bài này nói thêm, để chúng ta cùng suy ngẫm...và hy vọng có thể cải thiện tình hình trước khi quá muộn. Ngày ấy Từ sau 1975 nhiều trường đại học Việt Nam đã bắt đầu đào tạo sau đại học (post-universitaire), tức là đại học...